Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Phạm Văn Chiêu

Câu hỏi Trắc nghiệm (32 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 51625

    Chọn phát biểu đúng về đặc điểm hình dạng của nguyên tử, phân tử?

    • A.Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.
    • B.Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.
    • C.Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.
    • D.Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 51628

     Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

    • A.Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.
    • B.Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.
    • C.Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.
    • D.Tất cả các ý đều sai.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 51631

    Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của bình chứa?

    • A.Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.
    • B.Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.
    • C.Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.
    • D.Tất cả các ý đều sai.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 51634

    Vì sao khi nếm thấy nước biển có vị mặn?

    • A.Do các phân tử nước biển có vị mặn.
    • B.Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
    • C.Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
    • D.Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 51637

    Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

    • A.Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.
    • B.Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
    • C.Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
    • D.Một cách giải thích khác.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 51640

    Chọn câu đúng về đặc điểm cấu tạo các chất.

    • A.Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
    • B.Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.
    • C.Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
    • D.Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 51643

    Chọn câu sai về đặc điểm cấu tạo chất:

    • A.Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
    • B.Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.
    • C.Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.
    • D.Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 51645

    Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng trên là bao nhiêu?

    • A.81,33 %
    • B.83,33 %
    • C.71,43 %
    • D.77,33%
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 51648

    Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5 m. Dốc dài 40 m, biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20 N và cả người cùng xe có khối lượng 37,5 kg. Công tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu?

    • A.3800 J
    • B.4200 J
    • C.4000 J
    • D.2675 J
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 51651

    Động cơ nhiệt là:

    • A.Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng.
    • B.Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng.
    • C.Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng.
    • D.Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 51654

    Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt?

    • A.Động cơ của máy bay phản lực.
    • B.Động cơ xe máy.
    • C.Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện.
    • D.Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 51657

    Một ô tô chạy 100 km với lực kéo không đổi là 700 N thì tiêu thụ hết 6 lít xăng. Hiệu suất của động cơ ô tô đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3.

    • A.86% 
    • B.52% 
    • C.40%
    • D.36,23%
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 51660

    Các kì của động cơ nổ 4 kì diễn ra theo thứ tự:

    • A.Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí.
    • B.Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu.
    • C.Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu.
    • D.Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 51663

    Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?

    • A.Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.
    • B.Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.
    • C.Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ.
    • D.Hiệu suất cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 51665

    Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

    • A.Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng.
    • B.Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
    • C.Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn.
    • D.Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 51668

    Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

    • A.Động năng chuyển hóa thành thế năng.
    • B.Thế năng chuyển hóa thành động năng.
    • C.Không có sự chuyển hóa nào.
    • D.Động năng giảm còn thế năng tăng.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 51671

    Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.

    • A.Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
    • B.Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.
    • C.Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
    • D.Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 51674

    Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

    • A.Động năng tăng, thế năng giảm.
    • B.Động năng và thế năng đều tăng.
    • C.Động năng và thế năng đều giảm.
    • D.Động năng giảm, thế năng tăng.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 51677

    Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

    • A.Mũi tên được bắn đi từ cung.
    • B.Nước trên đập cao chảy xuống.
    • C.Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
    • D.Cả ba trường hợp trên.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 51680

    Tính chất nào không là của nguyên tử, phân tử?

    • A.chuyển động không ngừng.
    • B.có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
    • C.giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
    • D.chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 51683

    Chọn câu đúng. Hiện tượng khuếch tán là:

    • A.Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.
    • B.Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.
    • C.Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.
    • D.Hiện tượng cầu vồng.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 51686

    Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

    • A.450 cm3 
    • B.> 450 cm3  
    • C.425 cm3 
    • D.< 450 cm3
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 51689

    Hiện tượng nào không là hiện tượng khuếch tán?

    • A.Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.
    • B.Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.
    • C.Cát được trộn lẫn với ngô.
    • D.Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 51692

    Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

    • A.xảy ra nhanh hơn
    • B. xảy ra chậm hơn
    • C.không thay đổi
    • D.có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 51694

    Nhiệt năng của một vật được định nghĩa là

    • A.Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
    • B.Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
    • C.Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
    • D.Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 51696

    Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:

    • A.Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
    • B.Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
    • C.Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
    • D.Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 51698

    Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

    • A.Hướng từ dưới lên.
    • B.Hướng từ trên xuống.
    • C.Hướng sang ngang.
    • D.Theo mọi hướng.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 51700

    Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?

    • A.Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.
    • B.Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
    • C.Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
    • D.Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 51702

    Có mấy cách để làm thay đổi nhiệt năng của vật?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 51703

    Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Công và công suất của người kéo là bao nhiêu?

    • A.38W
    • B.40W
    • C.44W
    • D.48W
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 51704

    Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 1 giờ 30 phút người đó bước đi 750 bước, mỗi bước cần 1 công 45 J?

    • A.3,25W
    • B.4,25W
    • C.5,25W
    • D.6,25W
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 51705

    Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

    • A.Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
    • B.Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
    • C.Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.
    • D.Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?