Đề thi HK2 môn Vật lý 8 năm 2020 trường THCS Cao Thắng

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 51075

    Một vật có khối lượng 50kg, rơi từ độ cao 2m xuống đất. Khi đó trọng lực đã thực hiện công là: 

    • A.10 000 J      
    • B.1 000 J   
    • C.1 J   
    • D.10 J
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 51077

    Một mặt phẳng nghiêng l1 dài  4m, cao 1m và một mặt phẳng nghiêng l2 dài 5m, cao 1m, hỏi mặt phẳng nghiêng nào được lợi về  lực? 

    • A.Không có mặt phẳng nào cho lợi về lực     
    • B.Mặt phẳng thứ nhất.
    • C.Mặt phẳng thứ hai.     
    • D.Trường hợp khác.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 51080

    Khi có một lực tác dụng vào một vật làm vật chuyển dời thì: 

    • A.Vật đó đã sinh công cơ học 
    • B.Lực đó không thực hiện được công.           
    • C.Lực đó đã thực hiện được một công cơ học.  
    • D.Vật đó đã bị biến dạng.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 51082

    Trường hợp nào sau đây không có cơ năng ? 

    • A.Tảng đá trên mặt đất.    
    • B.Quả bóng đá đang bay .
    • C.Lò xo bị kéo giãn.        
    • D.Bóng điện treo trên cao
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 51084

    Một xe máy chuyển động đều trên đoạn đường 20km, lực cản trung bình là 50N. Công thực hiện của lực kéo là: 

    • A.1 000 kJ     
    • B.10 J 
    • C.1 000J        
    • D.100J. 
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 51086

    Đơn vị đo công là: 

    • A.Jun    
    • B.Pa    
    • C.N          
    • D.Jun hoặc N.m
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 51088

    Các máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn vì: 

    • A.Luôn lợi về công                 
    • B.Luôn lợi về lực       
    • C.Luôn lợi về đường đi 
    • D.Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 51090

    Đơn vị đo áp suất là: 

    • A.N/m2 hoặc Pa.      
    • B.J. 
    • C.N.     
    • D.m3.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 51092

    Một chiếc quạt trần đang hoạt động có năng lượng ở dạng nào ? 

    • A.Thế năng.         
    • B.Cả thế năng và động năng.
    • C.Động năng     
    • D.Điện năng.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 51094

    Một chiếc xà lan dài 8m, rộng 4m cao 0,8 m đang ngập sâu 0,5m trong nước hồ.

    Biết dnước  hồ =9000N/m3. Trọng lượng xà lan là: 

    • A.160.000N.  
    • B.144.000N.   
    • C.160.000kg.    
    • D.160kg.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 51096

    Đơn vị đo công suất là : 

    • A. J/s          
    • B.W  
    • C.N          
    • D.W hoặc J/s
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 51098

    Một trái dừa có khối lượng 2kg được thả rơi từ độ cao 9m.  Công thực hiện  là: 

    • A.19N   
    • B.180N       
    • C.1,8N.          
    • D.1800N.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 51100

    Nước ngăn trên đập cao có năng lượng ở dạng nào? 

    • A.Động năng.     
    • B.Quang năng.
    • C.Thế năng.         
    • D.Hóa năng.     
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 51102

    Nếu gọi A1 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 1000kg lên cao 2m; A2 là công tối thiểu cần thiết để đưa vật 2000kg lên cao 1m thì 

    • A.A1 = A     
    • B.A= 2 A1      
    • C.A1 = 2 A2  
    • D.A1  =4 A2.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 51104

    Công thức nào sau đây là công thức tính công suất? 

    • A.P=v.t          
    • B.P=A/t   
    • C.P=A.t      
    • D.P=s/t
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 51106

    Thế năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật? 

    • A. Độ cao, khối lượng.                 
    • B.Độ cao, thể tích.
    • C.Độ cao, khối lượng riêng.              
    • D. Độ cao, vận tốc.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 51108

    Một người sử dụng công 1200J để kéo một gầu nước lên trong 20s. Công suất của người đó là: 

    • A.600W      
    • B.18,75W        
    • C.160W        
    • D.60W       
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 51110

    Tại sao quả bóng bay được bơm căng, dù dược buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? 

    • A.Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách, nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. 
    • B.Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
    • C.Vì cao su là chất đàn hồi, nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.  
    • D.Vì không khí nhẹ, nên nó có thể chui qua chổ buộc ra ngoài.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 51112

    Ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào? 

    • A.Càng nhanh.       
    • B.Càng chậm.      
    • C. Lúc nhanh, lúc chậm.               
    • D.Không thay đổi.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 51114

    Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau: 

    • A.Khối lượng của vật          
    • B.Cả nhiệt độ và khối lượng của vật 
    • C.Nhiệt độ của vật          
    • D.Hình dạng bề mặt của vật
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 51116

    Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học? 

    • A.Một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển.     
    • B.Máy xúc đất đang làm việc.                 
    • C.Một khán giả đang ngồi xem phim trong rạp.        
    • D.Một học sinh đang ngồi học bài.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 51118

    Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất? 

    • A.Miếng đồng ở 5000C.           
    • B.Cục nước đá ở 00C.
    • C.Nước đang sôi (1000C).           
    • D.Than chì ở 320C.       
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 51120

    Một người kéo một vật nặng 5kg từ một nơi thấp lên cao khoảng cách 10m thì công của cơ là: 

    • A. 1000J            
    • B.50J   
    • C.100J       
    • D.500J
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 51122

    Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây: 

    • A.Chuyển động không ngừng.       
    • B.Không có khoảng cách giữa chúng.
    • C.Chuyển động càng nhanh khi tăng nhiệt độ.     
    • D.Giữa chúng có khoảng cách.   
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 51124

    Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng? 

    • A.Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi. 
    • B.Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.
    • C.Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.
    • D.Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 51126

    Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn? 

    • A.Khi nhiệt độ tăng.          
    • B.Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.
    • C.Khi thể tích của các chất lỏng lớn.      
    • D.Khi nhiệt độ giảm. 
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 51129

    Tại sao trong nước có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?

    • A.Vì trong nước có cá.
    • B.Vì không khí bị chìm vào nước.
    • C.Vì các phân tử không khí có thể xen vào giữa khoảng cách các phân tử nước.
    • D.Vì trong sông biển có sóng.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 51132

    Thả đồng xu bằng kim loại vào cốc nước nóng thì: 

    • A.Nhiệt năng của đồng xu tăng.       
    • B.Nhiệt năng của đồng xu giảm.
    • C.Nhiệt năng của đồng xu không thay đổi.          
    • D.Nhiệt độ của đồng xu giảm.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 51136

    Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích: 

    • A.Bằng 100 cm3.      
    • B.Lớn hơn 100 cm3.
    • C.Nhỏ hơn 100 cm3.        
    • D.Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm3.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 51139

    Hiện tượng nào sau đây là không phải là hiện tượng khuếch tán?

    • A.Hiện tượng đường tan trong nước.               
    • B.Giọt mực hòa lẫn vào ly nước.
    • C.Mùi thơm của lọ nước hoa bay đi khắp phòng dù không có gió.
    • D.Trộn muối và tiêu ta được hỗn hợp muối tiêu.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?