Đề thi HK2 môn Vật lý 7 năm 2020 trường THCS Đình Xuyên

Câu hỏi Trắc nghiệm (14 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 40236

    Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện? 

    • A.Đưa thước nhựa vào cực dương của nguồn điện. 
    • B.Cọ xát thước nhựa vào vải khô.                  
    • C.Hơ nóng thước nhựa 
    • D.Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 40245

    Phát biểu nào dưới đây là sai? 

    • A.Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện. 
    • B.Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.
    • C.Hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện. 
    • D.Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 40251

    Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ? 

    • A.Mảnh nilon được cọ xát mạnh. 
    • B.Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.
    • C.Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. 
    • D.Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 40255

    Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo hiệu điện thế ? 

    • A.Vôn kế                
    • B.Đồng hồ   
    • C.Ampe kế                   
    • D.Lực kế
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 40262

    Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí? 

    • A.Đèn pin                                           
    • B.Đèn dây tóc đui xoáy
    • C.Đèn dây tóc đui cài                 
    • D.Đèn bút thử điện.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 40268

    Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt ? 

    • A.Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
    • B.Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
    • C.Vì dòng điện có khả năng làm nóng dây dẫn điện. 
    • D.Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 40273

    Vật liệu nào sau đây thường được dùng để làm vật dẫn điện? 

    • A.Bạc, đồng, nước nguyên chất.      
    • B.Nhựa, cao su, vàng.
    • C.Bạc, đồng, vàng                            
    • D.Thủy tinh, gỗ khổ, gỗ ẩm.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 40281

    Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? 

    • A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau.      
    • B.Hai thanh nhựa này hút nhau.
    • C.Hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau. 
    • D.Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy, sau đó hút nhau.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 40288

    Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

    • A.Liên hệ giữa vôn với miliamvôn là : 1V = 1000mV. 
    • B.Liên hệ giữa vôn và kilovon là : 1V = 0,01 kV.
    • C.Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. 
    • D.Dụng cụ để đo hiệu điện thế là vôn kế.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 40295

     Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào sau đây, khi chúng hoạt động bình thường? 

    • A.Công tắc       
    • B.Đèn báo của tivi
    • C.Máy bơm nước chạy điện           
    • D.Dây dẫn điện ở gia đình.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 40305

    Điền đúng sai trong các câu sau:

    Câu

    Đúng

    Sai

    1) Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

     

     

    2) Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

     

     

    3) Dòng điện có tác dụng hóa học khi mạ đồng một chiếc đồng hồ.

     

     

    4) Tác dụng nhiệt có lợi đối với bóng đèn dây tóc đang sáng.

     

     

    5) Cơ thể người là một vật dẫn điện.

     

     

  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 40316

    Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh:

    Cột A

    Cột B

    1. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật
    1. đẩy một thanh nhựa nhiễm điện âm
    1. Vật nhiễm điện có khả năng
    1. hút một thanh nhựa nhiễm điện âm
    1. Thanh nhựa nhiễm điện âm
    1. bằng cách cọ xát
    1. Thanh thủy tinh nhựa nhiễm điện dương
    1. hút các vật khác

     

     

  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 40324

    Thế nào là chất cách điện, vật liệu cách điện ? Nêu ví dụ ?      

  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 40330

    Cho mạch điện gồm 1 nguồn điện (2pin) ; 2 bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp; 1ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong  mạch; 1 khóa K; dây dẫn. Biết số chỉ ampe kế là 1,5A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là UĐ1= 2,4V và hiệu điện thế giữa hai đầu cả 2 đèn là U= 4,9V.

    Tính : Cường độ dòng điện qua mỗi đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 (UĐ2).     

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?