Câu hỏi Trắc nghiệm (32 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 28255
Trong các đặc điểm bay hơi nêu sau đây, đặc điểm nào của sự sôi:
- A.Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.
- B.Chỉ xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
- C.Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
- D.Vừa xảy ra trong lòng chất lỏng, vừa xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng đó.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 28256
Chọn câu đúng trong các câu sau, khi nói về sự sôi:
- A.Sự sôi là sự bay hơi trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
- B.Sự sôi là sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.
- C.Sự sôi là sự bay hơi cả ở trong lòng chất lỏng lẫn cả trên bề mặt thoáng của nó.
- D.Cả 3 câu A, B, C đều sai.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 28257
Khi nói về sự sôi, câu nào sau đây sai?
- A.Khi đã xảy ra sự sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng sẽ tăng.
- B.Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định nào đó đối với mỗi chất lỏng.
- C.Khi đã xảy ra sự sôi, nếu ta cứ tiếp tục đun nhiệt độ không thay đổi.
- D.Ở nơi có áp suất cao thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 28258
Khi học xong bài sự sôi, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Ta có thể đun sôi một cục sắt.
Lan: Sắt là chất rắn làm sao mà đun sôi được.
Chi: Sao lại không? Nhiệt độ nóng chảy của sắt là 1300 0C còn nhiệt độ sôi của sắt là 30500C, sắt nóng chảy ra thành chất lỏng rồi sôi, điều đó tất nhiên thôi!
- A.Chỉ có Bình đúng.
- B.Chỉ có Lan đúng.
- C.Chỉ có Chi đúng.
- D.Bình và Chi cùng đúng.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 28259
Ta không dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước sôi mà dùng nhiệt kế thủy ngân vì:
- A.Nhiệt kế thủy ngân thông dụng hơn.
- B.Nhiệt kế thủy ngân có độ đo chính xác hơn.
- C.Nhiệt độ sôi của thủy ngân là 327oC; của rượu là 80oC; còn của nước là 100oC; nếu sử dụng nhiệt kế rượu để đo thì nhiệt rượu sẽ bị hư.
- D.Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 28260
Ba bạn Bình, Lan, Chi cùng thảo luận:
Bình: Với áp suất bình thường trên mặt đất, ta không thể đun nước nóng đến 12oC.
Lan: Ai bảo thế, nước đun sôi rồi ta tiếp tục nổi lửa đun nữa thì nhiệt độ sẽ tăng lên đến 12oC thôi, có gì đâu!
Chi: Theo mình, ở áp suất bình thường (trên mặt đất) ta chỉ có thể đun sôi nước đến 120oC ở trong nồi áp suất mà thôi.
- A.Chỉ có Bình đúng.
- B.Chỉ có Lan đúng.
- C.Chỉ có Chi đúng.
- D.Bình và Chi cùng đúng.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 28261
Thông thường nước sôi ở 100oC, muốn nước sôi ở 80oC thì:
- A.Đun nước dưới áp suất cao.
- B.Đun nước dưới áp suất thấp.
- C.Đun nước với ngọn lửa nhỏ, liu riu.
- D.Tất cả cùng sai.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 28262
Đun một ấm nước bằng bếp gas, nếu...
- A.Để số lớn (mức lửa lớn) nhiệt độ sôi của nước sẽ tăng lên.
- B.Để số nhỏ (mức lửa nhỏ) nhiệt độ sôi của nước sẽ giảm đi.
- C.Để số lớn, ấm nước sẽ mau sôi hơn.
- D.Tất cả cùng sai.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 28263
Chọn câu đúng trong các câu sau về sự sôi các chất:
- A.Nước chỉ có thể sôi ở 100oC.
- B.Nước có thể sôi ở mọi nhiệt độ khác nhau. Không nhất thiết phải là 100oC.
- C.Không thể nào đun sôi được kim loại.
- D.Băng phiến nóng chảy ở 80oC và không tăng nhiệt độ trong suốt quá trình nóng chảy. Như vậy nhiệt độ sôi của băng phiến cũng là 80oC.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 28264
Câu nào sau đây không đúng về sự sôi các chất:
- A.Mọi kim loại đều có thể đun sôi được.
- B.Kim loại có nhiệt độ nóng chảy nên không có nhiệt độ sôi.
- C.Đun sôi nước cũng là quá trình bay hơi của nước.
- D.Ở điều kiện bình thường đun nước ở mức lửa to hay nhỏ, thì nhiệt độ sôi của nước vẫn là 100oC.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 28265
Mây được tạo thành từ
- A.nước bay hơi
- B.khói
- C.nước đông đặc
- D.hơi nước ngưng tụ
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 28266
Câu nào sau đây sai khi nói về sự ngưng tụ:
- A.Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi.
- B.Hơi nước gặp lạnh thì ngừng tụ thành nước.
- C.Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng.
- D.Sự ngưng tụ phụ thuộc vào gió, vào diện tích mặt thoáng.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 28267
Những hiện tượng nào sau đây thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước:
- A.Sương đọng trên lá cây
- B.Hơi nước
- C.Mây
- D.Cả 3 hiện tượng trên đều thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 28268
Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu như sau:
Bình: Mưa là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
Lan: Không phải như vậy, mây mới là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
Chi: Theo mình thì cả 2 đều không phải là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
- A.Bình đúng.
- B.Lan đúng.
- C.Chi đúng,
- D.Cả 3 bạn Bình, Lan, Chi cùng sai.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 28269
Câu nào sau đây không đúng về sự ngưng tụ:
- A.Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường.
- B.Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi.
- C.Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành nước.
- D.Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 28270
Vừa mua một hộp cốc thủy tinh ở siêu thị về, Bình lấy ba cốc bỏ đá và rót nước ngọt mời hai bạn Lan, Chi cùng uống. Một lúc sau, dưới đáy mỗi cốc đều xuất hiện một vũng nước trên mặt bàn
Bình: Thôi rồi mình mua phải cốc bể rồi.
Lan: Không phải, hồi nãy mình thấy Bình bỏ đá vào cốc rồi lại đổ nước gần đầy đến miệng mỗi cốc. Do vậy, khi đá tan ra nước tràn miệng ly đấy thôi.
Chi: Không phải như vậy đâu, hai bạn vừa mới học vật lý hôm qua xong mà đã quên. Hơi nước ở xung quanh cốc gặp lạnh đã ngưng, tụ thành nước đấy thôi không có chuyện bể cốc hay nước tràn miệng cốc đâu.
- A.Chỉ có Bình đúng.
- B.Chỉ có Lan đúng.
- C.Chỉ có Chi đúng.
- D.Bình và Lan cùng đúng.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 28271
• Xét hiện tượng: Quan sát nước đang được đun sôi trên bếp (đang sôi), cách xa miệng vòi một khoảng mới thấy rõ được hơi nước bay lên.
• Giải thích: Nước bay hơi ở điều kiện bình thường, thì mắt ta không thể quan sát được, nhưng ở dây do nước bay hơi ở nhiệt độ sôi nên ta quan sát được rõ ràng ở gần miệng vòi.
- A.Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
- B.Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.
- C.Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng nhưng chưa rõ ràng.
- D.Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 28272
• Xét hiện tượng: Quan sát nước đang được đun sôi trên bếp (đang sôi), cách xa miệng vòi một khoảng mới thấy rõ được hơi nước bay lên.
• Giải thích: Do hơi nước bốc lên (nóng) gặp không khí (lạnh) ở ngoài, nên ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti mà nhiều người cho rằng đó là hơi nước, ở gần miệng vòi, ta không thấy được.
- A.Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
- B.Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.
- C.Hiện tượng sai - Lờì giải thích đúng.
- D.Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 28273
Chọn câu đúng trong các câu sau về sự ngưng tụ:
- A.Sự ngưng tụ hơi nước chỉ xuất hiện vào những ngày thời tiết lạnh.
- B.Vào những ngày thời tiết lạnh hơi nước trong không khí ngưng tụ lại tạo thành sương mù.
- C.Mây là sự ngưng tụ hơi nước.
- D.B và C đúng.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 28274
Câu nào sau đây không đúng về sự ngưng tụ:
- A.Mưa là sự ngưng tụ hơi nước.
- B.Hơi nước gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước.
- C.Sự lặp đi lặp lại của sự bay hơi, sự ngưng tụ tạo thành sự tuần hoàn của nước.
- D.Hơi nước bay lên gặp ánh nắng mặt trời (nhiệt độ tăng) ngưng tụ lại thành nước.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 28275
Vào những ngày thời tiết lạnh, khi ta nói hay thở thường “ra khói”, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Nhiệt độ trong cơ thể ta cao hơn nhiệt độ bên ngoài, nên ta nói ra khói.
Lan: Khi ta nói hay thở thường phát ra hơi nước. Khi gặp thời tiết lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành giọt nước nhỏ li ti bay theo lực thở hay nói, khiến ta lầm tưởng là khói.
Chi: Trời lạnh, bụng ta có nhiều hơi nên khi nói hơi thoát ra ngoài.
- A.Bình đúng.
- B.Lan đúng.
- C.Chi đúng.
- D.Cả Bình, Lan, Chi cùng sai.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 28276
Pit-tông và xi lanh là hai thiết bị hút và nén khí vào buồng đốt để tạo lực dẩy cho động cơ (động cơ đốt trong), như vậy cả pit-tông và xi lanh phải được làm bằng:
- A.Cùng một chất liệu (kim loại đặc biệt) để cả hai có độ giãn nở như nhau.
- B.Kim loại làm xilanh có độ giãn nở nhiều hơn kim loại làm pit-tông.
- C.Kim loại làm xilanh có độ giãn nở ít hơn kim loại làm pit-tông.
- D.Không cần thiết vì đã có bộ phận giải nhiệt
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 28277
• Hiện tượng: xem xét cấu tạo chiếc bán ủi (như hình vẽ), khi nhiệt độ tăng lên quá cao (quá nóng), băng kép sẽ bị cong lên phía trên, đẩy chốt A lên cao, tiếp điểm hở, mạch điện bị ngắt - Đây là công tắc tự dộng trong bàn ủi.
• Giải thích: Băng kép nói trên được cấu tạo bởi 2 lá kim loại mỏng thép và đồng được dán chặt vào nhau. Lá đồng ở mặt trên, lá thép ở mặt dưới. Khi nhiệt độ tăng cao, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép, nên băng kép bị cong lên trên và đẩy chốt A lên cao.
- A.Hiện tượng đúng, lời giải thích đúng.
- B.Hiện tượng đúng, lời giải thích sai.
- C.Hiện tượng sai, lời giải thích đúng.
- D.Hiện tượng sai, lời giải thích sai.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 28278
Trong một dịp về miền quê chơi, ba bạn Bình, Lan, Chi quan sát một chiếc cầu bằng thép bắc ngang qua sông, thì thấy một đầu cầu được đặt cố định, đầu cầu còn lại được gối trên những con lăn như hình vẽ, 3 bạn phát biểu:
Bình: Làm như vậy để hạn chế độ rung của cầu khi có xe chạy qua.
Lan: Làm như vậy để tăng trọng tải cho cầu.
Chi: Làm như vậy để khi nhiệt độ môi trường thay đổi, cầu có bị dãn vì nhiệt (nở vì nhiệt), cầu không bị co giãn hay bị xoắn vặn.
- A.Chỉ có Bình đúng.
- B.Chỉ có Lan đúng.
- C.Bình và Lan cùng đúng.
- D.Chỉ có Chi đúng.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 28279
Vận tốc bay hơi của chất lỏng tăng theo:
- A.Vận tốc của gió (gió mạnh hay gió nhẹ).
- B.Nhiệt dộ.
- C.Diện tích mặt thoáng.
- D.Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 28280
Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của chất lỏng:
- A.Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng.
- B.Xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
- C.Xảy ra ở một nhiệt độ nhất định của chất lỏng.
- D.Không thể nhìn thấy được.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 28281
Tốc độ bay hơi của chất lỏng tăng khi:
- A.Giảm nhiệt độ chất lỏng.
- B.Tăng diện tích mặt thoáng.
- C.Tăng thể tích chất lỏng.
- D.Giảm thể tích mặt thoáng.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 28282
Với cùng một lượng nước chúng sẽ bay hơi càng nhanh nếu:
- A.Nước được đựng trong cốc.
- B.Nước được đựng trong một đĩa to.
- C.Nước càng nóng.
- D.B và C đúng.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 28283
Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc của một chất.
- A.Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
- B.Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
- C.Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bằng nhau.
- D.Cao hơn hay thấp hơn là tùy theo mỗi tinh chất.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 28284
Khi đun băng phiến, ta nhận thấy trong lúc băng phiến đang nóng chảy thì...
- A.Nhiệt độ tiếp tục tăng dần.
- B.Nhiệt độ không thay đổi.
- C.Nhiệt độ giảm dần.
- D.Cả 3 câu trên đều sai.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 28285
Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ...
- A.Trạng tháỉ lỏng sang trạng thái rắn.
- B.Trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
- C.Trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
- D.Trạng thái khí sang trạng thái lỏng.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 28286
Đo nhiệt độ cơ thể người khi bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?
- A.37oF
- B.66,6oF
- C.310oF
- D.98,6oF