Đề thi HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 trường THPT Đoàn Kết

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 28931

    Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? 

    • A.Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà. 
    • B.Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
    • C.Đứng lên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng lên cao. 
    • D.Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 28933

    Hiện tượng nào dưới đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn? 

    • A.Khối lượng của vật tăng.      
    • B.Khối lượng của vật giảm.
    • C.Khối lượng riêng của vật tăng.    
    • D.Khối lượng riêng của vật giảm.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 28935

    Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? 

    • A.Rắn, lỏng, khí.     
    • B.Rắn, khí, lỏng.
    • C.Khí, lỏng, rắn.      
    • D.Khí, rắn, lỏng.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 28937

    Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người? 

    • A.Nhiệt kế rượu.          
    • B.Nhiệt kế y tế.
    • C.Nhiệt kế thủy ngân.      
    • D.Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 28939

    Trường hợp nào sau đây, không xảy ra sự nóng chảy? 

    • A.Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.     
    • B.Đốt một ngọn nến.
    • C. Đốt một ngọn đèn dầu.             
    • D.Đúc một cái chuông đồng.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 28940

    Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng? 

    • A.Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. 
    • B.Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
    • C.Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc. 
    • D.Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 28941

    Sự bay hơi 

    • A.Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. 
    • B.Chỉ xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
    • C.Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ. 
    • D.Chỉ xảy ra đối với một số chất lỏng.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 28942

    Chỗ thắt ( chỗ uốn cong) của nhiệt kế y tế có công dụng: 

    • A.Để làm đẹp. 
    • B.Giữ cho mực thủy ngân không bị tụt xuống khi rút ra khỏi cơ thể người.
    • C.Hạn chế thủy ngân từ bầu tràn lên ống. 
    • D.Để tiết kiệm thủy tinh.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 28943

    Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: 

    • A.Nước trong cốc càng nhiều.            
    • B.Nước trong cốc càng ít.
    • C.Nước trong cốc càng nóng.       
    • D.Nước trong cốc càng lạnh.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 28944

    Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là: 

    • A.Sự ngưng tụ.      
    • B.Sự bay hơi .   
    • C.Sự đông đặc.      
    • D.Sự nóng chảy.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 28946

    Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là 

    • A.rắn, lỏng, khí.   
    • B.khí, lỏng, rắn.      
    • C.lỏng, khí, rắn      
    • D.lỏng, rắn, khí.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 28948

    Ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt có một khe hở là vì 

    • A.chiều dài của thanh ray không đủ.    
    • B.để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
    • C.khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. 
    • D.không thể hàn hai thanh ray được.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 28950

    Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là : 

    • A.100o C         
    • B.42o C              
    • C.37o C            
    • D.20o C
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 28952

    Khi làm nước đá, các quá trình chuyển thể xảy ra là 

    • A.rắn -  lỏng.          
    • B.lỏng - rắn - lỏng.      
    • C. lỏng - rắn.           
    • D.rắn - lỏng -  rắn.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 28954

    Sự ngưng tụ là sự chuyển một chất từ: 

    • A.Thể lỏng sang thể hơi.             
    • B.Thể lỏng sang thể rắn.
    • C.Thể rắn sang thể lỏng           
    • D.Thể hơi sang thể lỏng.                
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 28956

    Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? 

    • A.Tăng dần lên                
    • B.Không thay đổi    
    • C.Giảm dần đi          
    • D.Có lúc tăng, có lúc giảm
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 28958

    Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng :

     

    • A. đổi hướng của lực kéo. 
    • B.giảm độ lớn của lực kéo.
    • C.thay đổi trọng lượng của vật. 
    • D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 28960

    Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là 

    • A.Nhiệt kế thủy ngân 
    • B.Nhiệt kế y tế
    • C.Nhiệt kế rượu 
    • D.Nhiệt kế dầu
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 28962

    Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc? 

    • A.Ngọn nến vừa tắt. 
    • B.Ngọn nến đang cháy.
    • C.Cục nước đá để ngoài nắng. 
    • D.Ngọn đèn dầu đang cháy.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 28964

    Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì 

    • A.khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi.   
    • B.khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm.     
    • C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên.           
    • D.khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 28966

    Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để 

    • A.dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.          
    • B.hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.     
    • C.giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn. 
    • D.đỡ tốn diện tích đất trồng.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 28968

    Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi? 

    • A.Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình. 
    • B.Các bọt khí nổi lên.
    • C.Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra. 
    • D.Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 28970

    Máy cơ đơn giản nào sau đây  không thể  làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ? 

    • A. Ròng rọc động.        
    • B.Ròng rọc cố định.  
    • C.Mặt phẳng nghiêng.      
    • D.Đòn bẩy.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 28972

    Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách sắp xếp nào sau đây là đúng ? 

    • A.Rắn, lỏng, khí.     
    • B.Rắn, khí, lỏng.   
    • C.Khí, lỏng, rắn.      
    • D.Khí, rắn, lỏng.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 28974

    Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? 

    • A.Khối lượng của chất lỏng tăng.              
    • B.Trọng lượng của chất lỏng tăng.
    • C.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.       
    • D.Thể tích chất lỏng tăng.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 28976

    Đơn vị đo nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-út có kí hiệu là: 

    • A.oC.            
    • B.oF .       
    • C.K.           
    • D.T.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 28979

    Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy ? 

    • A.Bỏ một cục nước đá vào nước.      
    • B.Đốt một ngọn đèn dầu.
    • C.Đúc một cái chuông đồng.            
    • D.Đốt một ngọn nến.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 28981

    Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? 

    • A.Nhiệt độ.    
    • B.Gió.       
    • C.Thể tích chất lỏng.     
    • D.Diện tích mặt thoáng .        
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 28983

    Ròng rọc cố định có tác dụng làm: 

    • A.Thay đổi hướng của lực.       
    • B.Thay đổi độ lớn của lực.
    • C.Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.    
    • D.Không thay đổi cả hướng và độ lớn của lực
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 28985

    Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn: 

    • A.Khối lượng của vật tăng.           
    • B.Khối lượng của vật giảm.
    • C.Khối lượng riêng của vật tăng 
    • D.Khối lượng riêng của vật giảm.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?