Đề thi HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 trường THCS Thành Thái

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 29055

    Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? 

    • A.Tăng dần lên          
    • B.Không thay đổi     
    • C.Giảm dần đi                    
    • D.Có lúc tăng, có lúc giảm
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 29056

    Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là : 

    • A.100o C            
    • B.42o C    
    • C. 37o C          
    • D.20o C
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 29057

    Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi? 

    • A.Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình. 
    • B.Các bọt khí nổi lên.
    • C.Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra. 
    • D.Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 29058

    Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng :

     

    • A.đổi hướng của lực kéo. 
    • B.giảm độ lớn của lực kéo.
    • C.thay đổi trọng lượng của vật. 
    • D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 29059

    Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy ? 

    • A.Bỏ một cục nước đá vào nước.         
    • B.Đốt một ngọn đèn dầu.
    • C.Đúc một cái chuông đồng.             
    • D.Đốt một ngọn nến.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 29060

    Máy cơ đơn giản nào sau đây  không thể  làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ? 

    • A.Ròng rọc động.   
    • B.Ròng rọc cố định.   
    • C.Mặt phẳng nghiêng.    
    • D.Đòn bẩy.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 29061

    Khi nóng lên thì cả thuỷ ngân lẫn thuỷ tinh làm nhiệt kế đều nở ra. Tai sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế? 

    • A.Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh.      
    • B.Chỉ có thuỷ ngân nở vì nhiệt.
    • C.Do thuỷ ngân nở ra, thuỷ tinh co lại.        
    • D.Do thuỷ tinh co lại. 
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 29062

    Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi: 

    • A.Nhiệt kế rượu.                
    • B.Nhiệt kế y tế.
    • C.Nhiệt kế thủy ngân.             
    • D.Cả 3 loại đều không dùng được.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 29063

    Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng ? 

    • A.Sự nóng chảy và sự đông đặc.       
    • B.Sự nóng chảy và sự bay hơi.
    • C.Sự bay hơi và sự ngưng tụ.            
    • D.Sự bay hơi và sự đông đặc.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 29064

    Tại sao chỗ nối tiếp của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở ? 

    • A.Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.        
    • B.Vì để vậy sẽ lắp được các thanh ray dễ dàng hơn.
    • C.Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở.          
    • D.Vì chiều dài thanh ray không đủ.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 29065

    Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? 

    • A.Trọng lượng của chất lỏng tăng.         
    • B.Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng.
    • C.Thể tích của chất lỏng tăng.                
    • D.Khối lượng của chất lỏng tăng.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 29066

    Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào? 

    • A.Luôn tăng                 
    • B.Luôn giảm
    • C.Không đổi                     
    • D.Lúc đầu tăng sau đó giảm.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 29067

    Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng: 

    • A.Các chất rắn nở ra khi nóng lên.                      
    • B.Các chất rắn co lại khi lạnh đi.
    • C.Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau. 
    • D.Các chất rắn nở vì nhiệt ít.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 29068

    Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy? 

    • A.Đun nhựa đường để rải đường;          
    • B.Bó củi đang cháy;       
    • C.Hàn thiếc; 
    • D.Ngọn nến đang cháy.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 29069

    Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng:

     

    • A.Đổi hướng của lực kéo. 
    • B.Giảm độ lớn của lực kéo.
    • C.Thay đổi trọng lượng của vật. 
    • D.Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 29070

    Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? 

    • A.Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.        
    • B.Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
    • C.Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng lên cao. 
    • D.Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 29071

    Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: 

    • A.Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên.     
    • B.Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra.
    • C.Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.                  
    • D.Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 29072

    Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước là vì: 

    • A.Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.       
    • B.Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành nước.
    • C.Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.       
    • D.Nước trong không khí tụ trên thành cốc.      
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 29073

    Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây?  

    • A.Hơ nóng cổ chai   
    • B.Hơ nóng cả nắp và cổ chai 
    • C.Hơ nóng đáy chai     
    • D.Hơ nóng nắp chai
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 29074

    Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? 

    • A.Tăng lên hoặc giảm xuống       
    • B.Tăng lên    
    • C.Giảm xuống        
    • D.Không thay đổi
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 29075

    Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?  

    • A.Để tôn không bị thủng nhiều lỗ       
    • B.Để tiết kiệm định
    • C.Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt                   
    • D.Cả A- B và C đều đúng
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 29076

    Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng?  

    • A.Để dễ thoát nước                   
    • B.Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt 
    • C.Cả A và B đều đúng         
    • D.Cả A và B đều sai
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 29077

    Chọn phát biểu sai:  

    • A.Chất lỏng nở ra khi nóng lên      
    • B.Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
    • C.Chất lỏng co lại khi lạnh đi      
    • D.Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 29078

    Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? 

    • A. Làm bếp bị đè nặng     
    • B.Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài 
    • C.Tốn chất đốt       
    • D.Lâu sôi
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 29079

    Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?  

    • A.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng      
    • B.Khối lượng của chất lỏng giảm
    • C.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm           
    • D.Khối lượng của chất lỏng tăng
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 29080

    Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?  

    • A.Thể tích của chất lỏng giảm          
    • B.Khối lượng của chất lỏng không đổi 
    • C.Thể tích của chất lỏng tăng       
    • D.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 29081

    Chọn câu trả lời đúng: Tại 40C nước có: 

    • A.Trọng lượng riêng lớn nhất         
    • B.Thể tích lớn nhất
    • C.Trọng lượng riêng nhỏ nhất         
    • D.Khối lượng lớn nhất
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 29082

    Chọn câu trả lời chưa chính xác

    • A.Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra      
    • B.Nước co dãn vì nhiệt
    • C.Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại  
    • D. Ở 00C nước sẽ đóng băng
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 29083

    Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất?  

    • A.Rắn  
    • B. Lỏng      
    • C.Khí             
    • D.Dãn nở như nhau
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 29084

    Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?

    • A.Thể rắn   
    • B.Thể lỏng
    • C. Thể hơi    
    • D.Khối lượng riêng ở cả 3 thể giống nhau

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?