Đề thi HK2 môn Toán lớp 11 Trường THPT Phan Châu Trinh - Đak Lak năm 2018

Câu hỏi Trắc nghiệm (28 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 83431

    Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị (C) và điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in \left( C \right)\). Khi đó tiếp tuyến của (C) tại điểm M có hệ số góc là:

    • A.\(f'\left( {{x_0}} \right).\)
    • B.\(f'\left( x \right).\)
    • C.\(f'\left( {x - {x_0}} \right).\)
    • D.\(f'\left( {x + {x_0}} \right).\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 83432

    Đạo hàm của hàm số \(y = \sqrt x \) là:

    • A.\(y' = \frac{2}{{\sqrt x }}.\)
    • B.\(y' = \frac{1}{{\sqrt x }}.\)
    • C.\(y' = \frac{1}{{2\sqrt x }}.\)
    • D.\(y' = 2\sqrt x .\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 83433

    Cho cấp số nhân lùi vô hạn \((u_n)\) có công bội q. Khi đó tổng của cấp số nhân lùi vô hạn đó được tính bởi công thức nào sau đây:

    • A.\(S = \frac{1}{{1 - q}}.\)
    • B.\(S = \frac{{{u_1}}}{{1 - q}}.\)
    • C.\(S = \frac{{{u_1}}}{{1 + {q^n}}}.\)
    • D.\(S = \frac{{{u_1}}}{{1 - {q^n}}}.\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 83434

    Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {A'D} '\).

    • A.\(a^2\)
    • B.\(a\sqrt 2 \)
    • C.\(0\)
    • D.\(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 83435

    Khẳng định nào sau đây sai ?

    • A.Nếu \(d \bot \left( \alpha  \right)\) và đường thẳng \(a//\left( \alpha  \right)\) thì \(d\bot a\)
    • B.Nếu đường thẳng \(d \bot \left( \alpha  \right)\) thì d vuông góc với hai đường thẳng trong \(\left( \alpha  \right).\)
    • C.Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) thì d vuông góc với bất kì đường thẳng nào nằm trong \(\left( \alpha  \right).\)
    • D.Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) thì \(d \bot \left( \alpha  \right)\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 83436

    Trong không gian cho đường thẳng \(\Delta \) và điểm O. Qua O có bao nhiêu đường thẳng vuông góc với \(\Delta \) ?

    • A.2
    • B.Vô số 
    • C.1
    • D.3
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 83437

    Đạo hàm của hàm số \(y=cos x\) là:

    • A.\(y' = \sin x.\)
    • B.\(y' = \tan x.\)
    • C.\(y' = \frac{1}{{{{\tan }^2}x}}.\)
    • D.\(y'=sin x\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 83438

    Tính giới hạn \(I = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {{x^2} + x + 1} \right).\)

    • A.\(I=3\)
    • B.\(I=1\)
    • C.\(I =  + \infty .\)
    • D.\(I=2\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 83439

    Tính giới hạn \(H = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {x^3}.\)

    • A.\(H=0\)
    • B.\(H =  - \infty .\)
    • C.\(H=3\)
    • D.\(H =  + \infty .\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 83440

    Cho hàm số \(f(x)\) thỏa mãn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{2018}^ + }} f\left( x \right) =  - 2018\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{2018}^ - }} f\left( x \right) = 2018.\)Khi đó khẳng định nào sau đây đúng:

    • A.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2018} f\left( x \right) = 0.\)
    • B.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2018} f\left( x \right) = 2018.\)
    • C.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2018} f\left( x \right) =  - 2018.\)
    • D.Không tồn tại \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2018} f\left( x \right).\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 83441

    Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của hình lăng trụ đứng?

    • A.Các mặt bên của hình lăng trụ đứng vuông góc với nhau.
    • B.Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là những hình chữ nhật.
    • C.Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng bằng nhau và song song với nhau.
    • D.Hai đáy của hình lăng trụ đứng có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 83442

    Đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {3{x^2} - 1} \right)^2}\) tại x = 1 là:

    • A.\(f'\left( 1 \right) =  - 4.\)
    • B.\(f'\left( 1 \right) =   4.\)
    • C.\(f'\left( 1 \right) =  24.\)
    • D.\(f'\left( 1 \right) =  8.\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 83443

    Tính giới hạn \(\lim \frac{{2n + 1}}{{n - 1}}\).

    • A.\( + \infty .\)
    • B.\( - \infty .\)
    • C.2
    • D.- 1
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 83444

    Vi phân của hàm số \(f\left( x \right) = \sin 2x\) tại điểm \(x = \frac{\pi }{3}\) ứng với \(\Delta x = 0,01\) là:

    • A.0,1
    • B.- 0,01
    • C.- 1,1
    • D.10
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 83445

    Cho hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} + 1\) có đồ thị (C). Phương trình tiếp tuyến của (C) taị điểm \(M\left( { - 1;3} \right)\) là:

    • A.y = - 3x
    • B.y = -x+3
    • C.y = - 9x+6
    • D.y = -9x-6
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 83446

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông và \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\). Gọi \(\alpha \) là góc giữa SC và mp (ABCD). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau ?

    • A.\(\alpha  = \widehat {ASC}.\)
    • B.\(\alpha  = \widehat {SCA}.\)
    • C.\(\alpha  = \widehat {SAC}.\)
    • D.\(\alpha  = \widehat {SBA}.\)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 83447

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm \(O,\,\,SA\, \bot (ABCD).\) Các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

    • A.\(SA \bot BD\)
    • B.\(SC \bot BD\)
    • C.\(SO \bot BD\)
    • D.\(AD \bot SC\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 83448

    Cho hình lập phương \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\). Gọi O là tâm của hình lập phương. Chọn đẳng thức đúng?

    • A.\(\overrightarrow {AO}  = \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {A{A_1}} } \right).\)
    • B.\(\overrightarrow {AO}  = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {A{A_1}} } \right).\)
    • C.\(\overrightarrow {AO}  = \frac{1}{4}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {A{A_1}} } \right).\)
    • D.\(\overrightarrow {AO}  = \frac{2}{3}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {A{A_1}} } \right).\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 83449

    Dãy nào sao đây có giới hạn bằng 0.

    • A.\({u_n} = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^n}.\)
    • B.\({u_n} = {\left( {\frac{3}{2}} \right)^n}.\)
    • C.\({u_n} = {2^n}.\)
    • D.\({u_n} = {2018^n}.\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 83450

    Hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị dưới đây gián đoạn tại điểm có hoành độ bằng bao nhiêu?

    • A.0
    • B.1
    • C.3
    • D.2
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 83451

    Cho hàm số \(y = \frac{{{{\sin }^3}x + {{\cos }^3}x}}{{1 - \sin x\cos x}}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.\(y'' - y = 0.\)
    • B.\(2y'' - 3y = 0.\)
    • C.\(2y'' + y = 0.\)
    • D.\(y'' + y = 0.\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 83452

    Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} - 8}}{{x - 2}}\,\,\,\,\,khi\,\,\,x \ne 2\\
    mx + 1\,\,\,\,\,khi\,\,\,x = 2
    \end{array} \right.\). Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để hàm số liên tục tại x = 2

    • A.\(m = \frac{{17}}{2}.\)
    • B.\(m = \frac{{11}}{2}.\)
    • C.\(m = \frac{{15}}{2}.\)
    • D.\(m = \frac{{13}}{2}.\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 83453

    Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng \(a\) (tham khảo hình vẽ). Khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và A'C' bằng:

    • A.\(\frac{{\sqrt 3 a}}{2}\)
    • B.\(\sqrt 2 a\)
    • C.\(a\)
    • D.\(\sqrt 3 a\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 83454

    Cho hàm số \(y = \frac{{ - x + 2}}{{x - 1}}\) có đồ thị (C) và điểm A(a;1). Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của a để có đúng một tiếp tuyến từ (C) đi qua A. Tổng tất cả giá trị của phần tử S bằng:

    • A.1
    • B.\(\frac{3}{2}\)
    • C.\(\frac{5}{2}\)
    • D.\(\frac{1}{2}\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 83455

    Cho hàm số \(f\left( x \right) = x + \sqrt {{x^2} + 1} \). Tập các giá trị của x để \(2x.f'\left( x \right) - f\left( x \right) \ge 0\) là:

    • A.\(\left( {\frac{1}{{\sqrt 3 }}; + \infty } \right).\)
    • B.\(\left( { - \infty ;\frac{1}{{\sqrt 3 }}} \right)\)
    • C.\(\left[ {\frac{2}{{\sqrt 3 }}; + \infty } \right).\)
    • D.\(\left[ {\frac{1}{{\sqrt 3 }}; + \infty } \right).\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 83456

    Tìm giới hạn:

    a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{x - 1}}{{2x + 1}}\)                                               b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} ({x^3} - {x^2} + 2018)\)                          c) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ - }} \frac{{{x^2} + x + 1}}{{x - 3}}\) 

  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 83457

    1) Tính đạo hàm của các hàm số sau:

    a) \(y = \tan x - 2{x^3}\)                             b) \(y = x.\sin x + \sqrt {1 + {{\cos }^2}2x} \) 

    2) Cho hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2} - 3x\) có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm có hoành độ \({x_0} =  - 2\) 

    3) Cho đa thức P(x) bậc 3 và có 3 nghiệm phân biệt \(x_1, x_2, x_3\). Chứng minh rằng: \(\frac{1}{{P'({x_1})}} + \frac{1}{{P'({x_2})}} + \frac{1}{{P'({x_3})}} = 0\).

  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 83458

    Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh \(a,{\rm{ }}SA \bot \left( {ABC} \right),\) góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (ABC) bằng \(60^0\). Gọi M là trung điểm BC.

    a) Chứng minh \(SA \bot AM,\,\,\left( {SAM} \right) \bot \left( {SBC} \right)\).

    b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SB.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?