Đề thi HK2 môn Toán lớp 11 Trường THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc năm 2018

Câu hỏi Trắc nghiệm (12 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 83402

    Trong các giới hạn sau đây, giới hạn nào là 0?

    • A.\(\lim 3^x\)
    • B.\(\lim \frac{{2{n^2} - 3n + 1}}{{{n^3} + 4{n^2} - 3}}\)
    • C.\(\lim {n^k}\left( {k \in {N^*}} \right)\)
    • D.\(\lim \frac{{{n^3}}}{{{n^2} + 3}}\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 83404

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} \frac{{x + 1}}{{2x - 6}}\) là:

     

    • A.\(\frac{1}{2}\)
    • B.\(\frac{1}{6}\)
    • C.\( - \infty \)
    • D.\( + \infty \)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 83406

    Đạo hàm của hàm số \(y = \frac{{4x - 7}}{{1 - x}}\) là:

    • A.\(y' = \frac{{ - 3}}{{{{( - x + 1)}^2}}}\)
    • B.\(y' = \frac{3}{{{{( - x + 1)}^2}}}\)
    • C.\(y' = \frac{{11}}{{{{(1 - x)}^2}}}\)
    • D.\(y' = \frac{{ - 11}}{{{{(1 - x)}^2}}}\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 83408

    Hàm số \(f\left( x \right) = \sin 2x + 5\cos x + 8\) có đạo hàm là:

    • A.\(f'(x) = 2c{\rm{os2}}x + 5\sin x\)
    • B.\(f'(x) = 2\cos 2x - 5\sin x\)
    • C.\(f'(x) = \cos 2x + 5\sin x\)
    • D.\(f'(x) =  - 2\cos 2x - 5\sin x\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 83410

    Một chất điểm chuyển động có phương trình \(S(t) = {t^3} - 3{t^2} + 5t + 2\). Trong đó t > 0, t tính bằng giây (s) và S tính bằng mét (m). Gia tốc của chuyển động tại thời điểm t = 3 là:

    • A.\(24m/{s^2}\)
    • B.\(17m/{s^2}\)
    • C.\(14m/{s^2}\)
    • D.\(12m/{s^2}\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 83412

    Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(f(x) = 2{x^4} - 4x + 1\) tại điểm M(1;  -1) có hệ số góc bằng:

    • A.4
    • B.- 12
    • C.1
    • D.0
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 83414

    Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’, có \(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow a \,,\overrightarrow {AD}  = \overrightarrow b \,,\overrightarrow {AA'}  = \overrightarrow c .\) Gọi I là trung điểm của BC’. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:    

    • A.\(\overrightarrow {AI}  = \frac{1}{2}\overrightarrow a  + \overrightarrow b  + \frac{1}{2}\overrightarrow c \)
    • B.\(\overrightarrow {AC'}  =  - \overrightarrow a  + \overrightarrow b  + \overrightarrow c \)
    • C.\(\overrightarrow {AI}  = \overrightarrow a  + \frac{1}{2}\overrightarrow b  + \frac{1}{2}\overrightarrow c \)
    • D.\(\overrightarrow {AC'}  = 2(\overrightarrow a  + \overrightarrow b  + \overrightarrow c )\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 83416

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

    • A.Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với các mặt đáy.
    • B.Hình lăng trụ đứng có đáy là hình chữ nhật được gọi là hình hộp chữ nhật.
    • C.Hình hộp có các cạnh bằng nhau gọi là hình lập phương.
    • D.Hình lăng trụ đứng có đáy là một đa giác đều được gọi là hình lăng trụ đều.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 83418

    a) Tìm cácgiới hạn sau 

    i) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } ( - 3{x^5} + 5{x^3} + x - 2)\)

    ii) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{\sqrt {4{x^2} - 2x + 1}  - x}}{{2 - 3x}}\)

    b) Tính đạo hàm của hàm số \(y = {\left( {m + \frac{n}{{{x^2}}}} \right)^4}\) ,( với m,n là tham số) tại điểm x = 1

  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 83420

    Tìm a để hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x - 2}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\,\,\;x < 2\\
    ax + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\quad \,\,\,x \ge 2
    \end{array} \right.\,\,\,\,\,\) liên tục tại x = 2

  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 83422

    a. Cho hàm số \(y = {x^3} - 5{x^2} + 2\) có đồ thị là (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến đó song song với đường thẳng \(y =  - 3x - 7\)

    b. Cho hàm số \(y = \frac{{x + m}}{{x + 1}}\;\) có đồ thị là \(({C_m})\). Gọi \(k_1\) là hệ số góc của tiếp tuyến tại giao

    điểm của đồ thị \(({C_m})\) với trục hoành. Gọi \(k_2\) là hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị \(({C_m})\) tại điểm có hoành độ x = 1 . Tìm tất cả giá trị của tham số m sao cho \(\left| {{k_1} + {k_2}} \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất

  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 83424

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, tâm O.Biết \(SA \bot \left( {ABCD} \right),SA = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\).

    a. Chứng minh \(BC \bot SB\)

    b. Gọi M là trung điểm của SC. Chứng minh \(\left( {BDM} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\)

    c. Tính góc giữa đường thẳng SB và mp (SAC)  .

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?