Đề thi HK2 môn Toán lớp 11 Sở GD & ĐT Bắc Giang năm 2018

Câu hỏi Trắc nghiệm (22 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 83602

    Trong các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng ?

    • A.Hai đường thẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song.
    • B.Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song.
    • C.Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song
    • D.Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 83603

    Hệ số góc \(k\) của tiếp tuyến với đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\) tại giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung là

    • A.\(k=2\)
    • B.\(k=-2\)
    • C.\(k=1\)
    • D.\(k=-1\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 83604

    Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có tất cả các cạnh đều bằng \(2a\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng BC và AA' bằng

    • A.\(\frac{{2a\sqrt 5 }}{3}.\)
    • B.\(a\sqrt 3 .\)
    • C.\(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\)
    • D.\(\frac{{2a}}{{\sqrt 5 }}.\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 83605

    Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng \(a\). Góc giữa hai đường thẳng CD' và A'C' bằng 

    • A.\(45^0\)
    • B.\(30^0\)
    • C.\(60^0\)
    • D.\(90^0\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 83606

    Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, \(AB = a,\,BC = a\sqrt 2 \), đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng đáy và góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng đáy bằng \(30^0\). Gọi h là khoảng cách từ điểm S đến mặt phẳng (ABC). Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?

    • A.\(h = \frac{a}{2}\,.\)
    • B.\(h = a\sqrt 3 .\)
    • C.\(h = 3a\,.\)
    • D.\(h=a\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 83607

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 1, hai mặt phẳng (SAB) và (SAC) cùng vuông góc với mặt phẳng đáy, SA = 1. Gọi M là trung điểm của cạnh SD.. Khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (SBC) bằng

    • A.\(\frac{{\sqrt 2 }}{4}.\)
    • B.\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}.\)
    • C.\(1\)
    • D.\(\frac{1}{2}.\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 83608

    Trong các giới hạn dưới đây, giới hạn nào là \( + \infty \)?

    • A.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ - }} \frac{{2x - 1}}{{4 - x}}.\)
    • B.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( { - {x^3} + 2x + 3} \right).\)
    • C.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{{x^2} + x + 1}}{{x - 1}}.\)
    • D.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ + }} \frac{{2x - 1}}{{4 - x}}.\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 83609

    Số các ước nguyên dương của 540 là

    • A.24
    • B.23
    • C.12
    • D.36
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 83610

    \(\lim \frac{{2n + 1}}{{n + 1}}\) bằng?

    • A.\( + \infty .\)
    • B.1
    • C.- 2
    • D.2
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 83611

    Giá trị của tổng \(7 + 77 + 777 + ... + 77...7\) (tổng đó có 2018 số hạng) bằng

    • A.\(\frac{{70}}{9}\left( {{{10}^{2018}} - 1} \right) + 2018\)
    • B.\(\frac{7}{9}\left( {\frac{{{{10}^{2018}} - 10}}{9} - 2018} \right)\)
    • C.\(\frac{7}{9}\left( {\frac{{{{10}^{2019}} - 10}}{9} - 2018} \right)\)
    • D.\(\frac{7}{9}\left( {{{10}^{2018}} - 1} \right)\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 83612

    Một chuyển động có phương trình \(s(t) = {t^2} - 2t + 3\) (trong đó s tính bằng mét, t tính bằng giây). Vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm \(t=2s\) là

    • A.6 (m/s)
    • B.4 (m/s)
    • C.8 (m/s)
    • D.2 (m/s)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 83613

    Một bình đựng 8 viên bi xanh và 4 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi trong bình. Xác suất để có được ít nhất hai viên bi xanh là

    • A.\(\frac{{41}}{{55}}.\)
    • B.\(\frac{{28}}{{55}}.\)
    • C.\(\frac{{42}}{{55}}.\)
    • D.\(\frac{{14}}{{55}}.\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 83614

    Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của \(x\) để ba số \(1\,;\,\,x\,;\,\,x + 2\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số nhân?

    • A.2
    • B.3
    • C.1
    • D.0
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 83615

    Cho hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}}\,\,\,khi\,x \ne 1\\
    m - 2\,\,\,\,khi\,x = 1
    \end{array} \right.\). Tìm \(m\) để hàm số \(f(x)\) liên tục trên R.

    • A.m = 4
    • B.m = -4
    • C.m = 1
    • D.m =  2
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 83616

    Cho \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^3} - 1}}{{{x^2} - 1}} = \frac{a}{b}\) với \(a, b\) là các số nguyên dương và \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Tính tổng \(S = a + b\).

    • A.10
    • B.5
    • C.3
    • D.4
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 83617

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng \(2a\), \(SA = SB = SC = SD = 2a\). Gọi \(\varphi \) là góc giữa mặt phẳng (SCD) và (ABCD). Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?

    • A.\(\tan \varphi  = \frac{{\sqrt 2 }}{2}.\)
    • B.\(\tan \varphi  = \sqrt 3 .\)
    • C.\(\tan \varphi  = 2.\)
    • D.\(\tan \varphi  = \sqrt 2 .\)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 83618

    Đạo hàm của hàm số \(y = \cos 2x + 1\) là

    • A.\(y' =  - \sin 2x.\)
    • B.\(y' = 2\sin 2x.\)
    • C.\(y' =  - 2\sin 2x + 1.\)
    • D.\(y' =  - 2\sin 2x.\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 83619

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} + 2018} }}{{x + 1}}\) bằng?

    • A.- 1
    • B.1
    • C.\( - \infty .\)
    • D.- 2018
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 83620

    Cho hàm số \(f(x) = \sqrt {{x^2} + 3} \). Tính giá trị của biểu thức \(S = f(1) + 4f'(1).\)

    • A.S = 2
    • B.S = 4
    • C.S = 6
    • D.S = 8
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 83621

    Cho hàm số \(f(x) =  - {x^3} + 3m{x^2} - 12x + 3\) với m là tham số thực. Số giá trị nguyên của m để \(f'(x) \le 0\) với \(\forall x \in R\) là

    • A.1
    • B.5
    • C.4
    • D.3
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 83622

    1) Tính các giới hạn:

    a) \(\lim \frac{{3{n^2} + 1}}{{{n^2} - 2}}.\)

    b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{\sqrt {{x^2} + 5}  - 3}}{{2 - x}}.\)

    2) Tìm m để hàm số  \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - x - 2}}{{x + 1}}\,\,\,khi\,x >  - 1\\
    mx - 2{m^2}\,\,\,\,khi\,x \le  - 1
    \end{array} \right.\) liên tục tại điểm x = - 1.

  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 83623

    Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau.

    1) Chứng minh đường thẳng OA vuông góc với đường thẳng BC.

    2) Gọi \(\alpha ,\,\beta ,\,\gamma \) lần lượt là góc giữa các đường thẳng OA, OB, OC với mặt phẳng (ABC). Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \cos \alpha  + cos\beta  + cos\gamma \).

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?