Đề thi HK2 môn Toán 8 Trường THCS Nguyễn Du năm 2017 - 2018

Câu hỏi Trắc nghiệm (25 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 48723

    Trong các phương trình sau, phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình nào? Chọn phương trình đúng.

    • A.x2 + x – 10 = 0
    • B.\(\frac{1}{{2x}}\) – 3 = 0.
    • C.(x – 20)(x + 18) = 0
    • D.\(\frac{{3 + 5x}}{7} = 0\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 48724

    Phương trình \(\left( {x + \frac{2}{3}} \right)\left( {x - \frac{1}{2}} \right) = 0\) có 2 nghiệm phân biệt x1x2 với x1 > x2. Khi đó, giá trị của biểu thức:   5x1 + 8x2 bằng:

    • A.\( - \frac{{17}}{6}\)
    • B.\(\frac{2}{3}\)
    • C.\(\frac{17}{6}\)
    • D.\( - \frac{{2}}{3}\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 48725

    Cho x > y. Đẳng thức nào sau đây là đúng?

    • A.x – 5 < y – 5.
    • B.–3x < –3y.
    • C.5x – 2 < 5y – 2.
    • D.y + 7 < x – 7.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 48726

    Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

    • A.Số a là số âm nếu 4a > 5a.
    • B.Số a là số dương nếu 4a > 5a.
    • C.Số a là số dương nếu 4a < –5a.
    • D.Số a là số âm nếu –4a > 5a.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 48727

    Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng tập nghiệm của bất phương trình 2x – 3 ≤ –1.

    • A.
    • B.
    • C.
    • D.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 48728

    Điều kiện xác định của phương trình \(\frac{x}{{2x + 1}} + \frac{{x + 1}}{{3 + x}} = 0\) là:

    • A.\(x \ne  - \frac{1}{2}\) hoặc \(x \ne  - 3\)
    • B.\(x \ne  - \frac{1}{2}\)
    • C.\(x \ne  - \frac{1}{2}\) và \(x \ne  - 3\)
    • D.\(x \ne  - 3\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 48729

    Cho phương trình |2x| – 2 = 0 và tập hợp S = {x1, x2, x3, …, xn} với x1, x2, x3, …, xn là các nghiệm của phương trình đã cho. Giá trị x1 + x2 + x3 + … + xn bằng:

    • A.0
    • B.-1
    • C.-2
    • D.-3
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 48730

    Cho phương trình (3x + 2k – 5)(2x – 1) = 0. Giả sử x1, x2 là các nghiệm của phương trình trên và                   |x1x2| = 0,5. Vậy giá trị k2 bằng:

    • A.2
    • B.1
    • C.4
    • D.Đáp án khác.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 48731

    Biết x + \(\frac{1}{x}\)= 3. Giá trị của biểu thức x4 + \(\frac{1}{{{x^4}}}\) bằng:

    • A.123
    • B.47
    • C.18
    • D.7
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 48732

    Cho biểu thức C = \(\frac{{2{x^3} - 7{x^2} - 12x + 45}}{{3{x^3} - 19{x^2} + 33x - 9}}\). Để C > 0 thì:

    • A.\(x > \frac{1}{3}\) hoặc \(x < \frac{{ - 5}}{2}\)
    • B.\(\frac{1}{3} > x > \frac{{ - 5}}{2}\)
    • C.\(x > \frac{1}{4}\) hoặc \(x < \frac{{ -3}}{2}\)
    • D.\(\frac{-3}{2} < x < \frac{{ 1}}{4}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 48733

    Cho AB = 39dm, CD = 130cm. Tỉ số hai đoạn thẳng ABCD là:

    • A.39/130
    • B.130/39
    • C.1/3
    • D.3
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 48735

    Cho hình lăng trụ đứng có đáy là một tam giác có kích thước 3 cạnh của tam giác là 3cm, 4cm và 0,5dm. Đồng thời, hình lăng trụ có chiều cao là 6cm. Thể tích của hình lăng trụ có kích thước như trên là:

    • A.36cm3.
    • B.60cm3.
    • C.360cm3.
    • D.600cm3.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 48737

    Nếu ∆ABC đồng dạng với ∆MNP theo tỉ số đồng dạng là  1/3 và ∆MNP đồng dạng với ∆XYZ theo tỉ số đồng dạng là 2/5  thì ∆ABC đồng dạng với ∆XYZ theo tỉ số đồng dạng là:

    • A.8/15
    • B.2/15
    • C.5/6
    • D.3/8
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 48739

    Cho hình vẽ sau, biết chu vi hình bình hành ABCD bằng 16cm, chu vi tam giác ABD bằng 14cm. Độ dài cạnh BD bằng:

    • A.1 cm
    • B.2 cm
    • C.6 cm
    • D.9 cm
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 48741

    Người ta chồng 20 quyển sách như nhau thì được một khối hình hộp chữ nhật, biết rằng mỗi quyển sách đều có chiều dài là 25cm, chiều rộng là 15cm và bề dày là 1,5cm. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật được xếp từ 20 quyển sách đó là bao nhiêu? Chọn đáp án đúng.

    • A.4530 cm2.
    • B.6780 cm2.
    • C.3150 cm2.
    • D.2640 cm2.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 48743

    Chọn đáp án đúng. Cho ∆ABC đều có cạnh bằng a. Tính S­BCDE biết A là trung điểm của DEBCDE là hình chữ nhật.

    • A.SBCDE = \(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)
    • B.SBCDE = \(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)
    • C.SBCDE = \({a^2}\sqrt 3 \)
    • D.SBCDE =\(\frac{{3{a^2}}}{4}\)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 48745

    Cho hình vẽ sau, biết D, E, G lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, ACBC. Chọn khẳng định đúng.

    • A.\(\frac{{AD}}{{AB}} = \frac{{AG}}{{AF}} = \frac{{AC}}{{AE}}\)
    • B.\(\frac{{AD}}{{AB}} = \frac{{AF}}{{AG}} = \frac{{AE}}{{EC}}\)
    • C.\(\frac{{AD}}{{AB}} = \frac{{AF}}{{FG}} = \frac{{AE}}{{EC}}\)
    • D.\(\frac{{AD}}{{AB}} = \frac{{AF}}{{AG}} = \frac{{AE}}{{AC}}\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 48748

    Cho ∆DEF và ∆ABC đồng dạng với nhau và có tỉ số đồng dạng k = 0,5. Khi đó \(\frac{{{S_{DEF}}}}{{{S_{ABC}}}}\) bằng bao nhiêu? Biết ∆DEF vuông tại E và ∆ABC vuông tại B. Chọn tỉ lệ đúng.

    • A.1/2
    • B.1/4
    • C.2
    • D.4
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 48751

    Cho hình sau đây. Chọn kết luận chưa đúng.

    • A.PQR ~  ∆HPR.
    • B.MNR ~ ∆PHR.
    • C.RQP ~ ∆RNM.
    • D.QPR ~ ∆PRH
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 48755

    Một hình lập phương có:

    • A.6 mặt, 6 đỉnh, 12 cạnh.            
    • B.6 mặt, 8 cạnh, 12 đỉnh
    • C.6 đỉnh, 6 mặt, 12 cạnh.            
    • D.6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 48759

    Trong hình lập phương EGHKE’G’H’K’, có bao nhiêu mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng EGG’E’? Chọn đáp án đúng.

    • A.4 mặt phẳng.
    • B.3 mặt phẳng.
    • C.2 mặt phẳng.
    • D.5 mặt phẳng.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 48762

    Cho hình bên, số đo độ dài cạnh MN bằng bao nhiêu?

    • A.5cm
    • B.6cm
    • C.6,25cm
    • D.7,5cm
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 48765

    Cho biểu thức A = \(\frac{{{x^4} - 5{x^2} + 4}}{{{x^2} - 10{x^2} + 9}}\) . Khi |2x – 1| = 7 thì giá trị của A như thế nào? Chọn khẳng định đúng.

    • A.\(A > \frac{{12}}{7}\)
    • B.\(A < \frac{{12}}{7}\)
    • C.\(A \ge \frac{{15}}{7}\)
    • D.\(A \le \frac{{15}}{7}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 48767

    Chọn câu sai:

    • A.\(\frac{{{x^3} + {x^2} + x}}{x} = {x^2} + x + 1\)
    • B.\(\frac{{4{x^2} - 4{y^2}}}{{(x + y)(x - y)}} = 4\)
    • C.\(\frac{{2x}}{5} + \frac{x}{3} - \frac{x}{2} = \frac{{7x}}{{30}}\)
    • D.\(\frac{{(m - n)}}{{m + n}}:(m + n) = m - n\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 48768

    Giá trị nhỏ nhất của biểu thức y = x2 + 2x + 3 là a, khi đó x = b. Giá trị biểu thức: |a.b – 3a + 1b

    • A.-9
    • B.-3
    • C.9
    • D.3

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?