Đề thi HK2 môn Toán 7 Trường THCS Hưng Đạo năm học 2018 - 2019

Câu hỏi Trắc nghiệm (14 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 37227

    Đơn thức nào sau đây đồng dạng với đơn thức \( - 3x{y^2}\)

    • A.\( - 3{x^2}y\)
    • B.\(( - 3xy)y\)
    • C.\( - 3{(xy)^2}\)
    • D.\(-3xy\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 37228

    Đơn thức \( - \frac{1}{3}{y^2}{z^4}9{x^3}y\) có bậc là :

    • A.6
    • B.8
    • C.10
    • D.12
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 37229

    Bậc của đa thức \(Q = {x^3} - 7{x^4}y + x{y^3} - 11\) là :

    • A.7
    • B.6
    • C.5
    • D.4
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 37230

    Giá trị x = 2 là nghiệm của đa thức :

    • A.\(f\left( x \right) = 2 + x\)
    • B.\(f\left( x \right) = {x^2} - 2\)
    • C.\(f\left( x \right) = {x^2} + 4\)
    • D.\(f\left( x \right) = x\left( {x - 2} \right)\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 37231

    Giá trị biểu thức 3x2y + 3y2x tại x = 2 và y = 1 là:

    • A.12
    • B.- 9
    • C.18
    • D.- 18
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 37232

    Thu gọn đơn thức P = x3y – 5xy3 + 2 x3y + 5 xy3 bằng :

    • A.3 x3y            
    • B. x3y                        
    • C.x3y + 10 xy3            
    • D.3 x3y - 10xy3                  
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 37234

    Cho tam giác ABC, AB > AC > BC. Ta có

    • A.\(\widehat C > \widehat B > \widehat A\)
    • B.\(\widehat B > \widehat C > \widehat A\)
    • C.\(\widehat A > \widehat B > \widehat C\)
    • D.\(\widehat A > \widehat C > \widehat B\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 37236

    Cho tam giác ABC có \(\widehat A = {80^0}\), các đường phân giác BD, CE cắt nhau tại I. Góc BIC có số đo là: 

    • A.\(80^0\)
    • B.\(100^0\)
    • C.\(120^0\)
    • D.\(130^0\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 37238

    Trong các bộ ba đoạn thẳng có độ dài như sau, trường hợp nào không là độ dài ba cạnh của một tam giác?

    • A.9m, 4m, 6m
    • B.7m, 7m, 3m
    • C.4m, 5m, 1m
    • D.6m, 6m, 6m.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 37240

    Nếu AM là đường trung tuyến và G là trọng tâm của tam giác ABC thì :

    • A.\(AM=AB\)
    • B.\(AG = \frac{2}{3}AM\)
    • C.\(AG = \frac{3}{4}AB\)
    • D.\(AM=AG\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 37242

    Điểm thi đua trong các tháng của 1 năm học của lớp 7A được liệt kê trong bảng sau:

    Tháng

    9

    10

    11

    12

    1

    2

    3

    4

    5

    Điểm

    80

    90

    70

    80

    80

    90

    80

    70

    80

    a) Dấu hiệu là gì?

    b) Lập bảng tần số. Tìm mốt của dấu hiệu.

    c) Tính điểm trung bình thi đua của lớp 7A.

  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 37244

    Cho hai đa thức:   R(x) = x4 + 5x4 – 2x3 + x2 - 6x4 + 3x3 – x + 15

                                  H(x) = 2x4 + 5x3–  x2 –  2x4 - 4x3  - 2x3 + 3x – 7

    ​a) Thu gọn rồi sắp xếp các đa thức trên theo luỹ thừa giảm dần của biến.

    b) Tính  K(x) = R(x) + H(x) và tìm nghiệm của K(x)    

  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 37246

    Cho \(\Delta ABC\) cân tại A (góc A  nhọn). Tia phân giác góc của A cắt BC tại I.

    a. Chứng minh \(AI\bot BC\).

    b. Gọi M là trung điểm của AB, G là giao điểm của CM với AI. Chứng minh rằng BG là đường trung tuyến của tam giác ABC.

    c. Biết AB = AC = 15cm; BC = 18 cm. Tính GI.

  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 37248

    Cho đoạn thẳng AB. Gọi d là đường trung trực của AB. Trên đường thẳng d lấy điểm M bất kì. Trong mặt phẳng lấy đểm C sao cho BC < CA.

    a) So sánh MB + MC với CA.

    b) Tìm vị trí của M trên d sao cho MB + MC nhỏ nhất.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?