Đề thi HK2 môn Toán 6 năm 2019 Trường THCS Ngô Gia Tự

Câu hỏi Trắc nghiệm (20 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 25780

    Khi bỏ dấu ngoặc của biểu thức (59 - 4) - (12 + 3) ta được:

    • A.59 – 4 + 12 + 3
    • B.59 – 4 – 12 - 3
    • C.59 – 4 + 12 - 3
    • D.59 - 4 - 12 + 3
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 25781

    Khẳng định nào sau đây là không đúng?

    • A.Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
    • B.Tích của hai số nguyên trái dấu là một số nguyên âm.
    • C.Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
    • D.Tích của hai số nguyên bằng 0 khi và chỉ khi ít nhất một trong hai số nguyên đó bằng 0
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 25782

    Kết quả của phép tính \({\left( { - 2} \right)^2}.{\left( { - 3} \right)^2}\) bằng:

    • A.36
    • B.-36
    • C.6
    • D.-6
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 25783

    Trong tập hợp Z các ước của -6 là:

    • A.{1; 2; 3; 6}
    • B.{0; 1; 2; 3; 6}
    • C.{-1; -2; -3; -6}      
    • D.{-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6}
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 25784

    Trong các cách viết sau đây, cách viết nào không cho ta phân số ?

    • A.\(\frac{{0,5}}{{ - 4}}\)
    • B.\(\frac{{3}}{{ 13}}\)
    • C.\(\frac{{0}}{{ 8}}\)
    • D.\(\frac{{1}}{{ - 9}}\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 25785

    Trong các cặp phân số sau, cặp phân số bằng nhau là:

    • A.3/4 và -27/36
    • B.-4/5 và 8/-9
    • C.6/15 và -8/20
    • D.3/4 và 27/36
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 25786

    Khi rút gọn phân \(\frac{{16}}{{40}}\) ta được phân số tối giản là:

    • A.\(\frac{{-2}}{{5}}\)
    • B.\(\frac{{4}}{{10}}\)
    • C.\(\frac{{2}}{{5}}\)
    • D.\(\frac{{-4}}{{10}}\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 25787

    Kết quả so sánh hai phân số 3/4 và 4/ 5là:

    • A.\(\frac{3}{4} < \frac{4}{5}\)
    • B.\(\frac{3}{4} > \frac{4}{5}\)
    • C.\(\frac{3}{4} = \frac{4}{5}\)
    • D.\(\frac{3}{4} \le \frac{4}{5}\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 25788

    Mẫu chung của các phân số:\(\frac{3}{{12}};\frac{{ - 8}}{{20}};\frac{2}{{ - 5}}\) là?

    • A.60
    • B.30
    • C.20
    • D.10
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 25789

    Kết quả của phép tính\(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{{ - 4}}{7}\)  là:   

    • A.-1
    • B.1
    • C.-1/7
    • D.1/7
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 25790

    Kết quả của phép tính \(\frac{1}{2}.\frac{{ - 2}}{3}\)  là: 

    • A.-2/5
    • B.2/5
    • C.-1/3
    • D.1/2
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 25791

    Tính ( -8). |-5| = ?

    • A.-40
    • B.40
    • C.13
    • D.-13
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 25792

    Nếu \(\widehat A = {135^0},\widehat B = {45^0}\) thì ta nói:

    • A.\(\widehat A;\widehat B\) là hai góc bù nhau
    • B.\(\widehat A;\widehat B\) là hai góc kề nhau
    • C.\(\widehat A;\widehat B\) là hai góc kề bù
    • D.\(\widehat A;\widehat B\) là hai góc phụ nhau
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 25793

    Cho hình vẽ sau, biết  \(\widehat {yOt} = {30^0}\) . Khi đó \(\widehat {zOt}\) = ?

    • A.700
    • B.1500
    • C.900
    • D.600
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 25794

    Điều kiện nào khẳng định tia Ot là tia phân giác của góc xOy ?

    • A.\(\widehat {xOt} = \widehat {yOt}\)
    • B.\(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \frac{{\widehat {xOy}}}{2}\)
    • C.\(\widehat {xOt} + \widehat {yOt} = \widehat {xOy}\)
    • D.Tất cả các câu trên đều sai
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 25795

    Số 8,5 được viết dưới dạng % là:

    • A.0,85%
    • B.78,5%
    • C.75%
    • D.850%
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 25796

    Thực hiện phép tính:

    a) –423 –258 + 323 +558

    b) \(\frac{{ - 13}}{4} + \frac{{19}}{{12}} + \frac{5}{6}\)

    c) \(\frac{{ - 3}}{7} \cdot \frac{5}{{13}} + \frac{{ - 3}}{7} \cdot \frac{8}{{13}} + \frac{7}{3}\)

  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 25797

    Tìm x 

    a) 3x  – 6 = 24

    b) \(\frac{x}{4} + \frac{9}{8} = \frac{7}{{12}}\)

    c) \(|2{\rm{x}} - 1| = \frac{9}{4}\)

  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 25798

    Khối 6 một trường học có 280 học sinh. Số học sinh có học lực trung bình chiếm 3/7 tổng số học sinh khối 6, số học sinh khá chiếm 35% tổng số học sinh khối 6,còn lại là học sinh giỏi. Tính số học sinh giỏi của học sinh khối 6.

  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 25799

    Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và  Oz sao cho: góc xOy =40o ; góc xOz =120o.

    a) Tính số đo góc yOz.

    b) Vẽ tia Om là tia phân giác của góc xOz. Gọi Ox’là tia đối của tia Ox. Chứng tỏ tia Oz là tia phân giác của x’Om.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?