Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 105467
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\). Công thức diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\), trục hoành và hai đường thẳng \(x = a,\) \(x = b\) là:
- A.\(S = \left| {\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} } \right|\)
- B.\(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} \)
- C.\(S = \pi \int\limits_a^b {{f^2}\left( x \right)dx} \)
- D.\(S = \int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} \)
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 105468
Nghiệm phức có phần ảo dương của phương trình \({z^2} - 2z + 5 = 0\) là:
- A.- 1 + 2i
- B.1 - 2i
- C.- 1 - 2i
- D.1 + 2i
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 105469
Cho hình phẳng \(\left( H \right)\) được giới hạn bởi các đường \(x = 0,\) \(x = \pi ,\) \(y = 0\) và \(y = - \cos x\). Thể tích V của khối tròn xoay tạo thành khi quay \(\left( H \right)\) xung quanh trục Ox được tính theo công thức:
- A.\(V = \int\limits_0^\pi {{{\cos }^2}xdx} \)
- B.\(V = \pi \int\limits_0^\pi {\left| {\cos x} \right|dx} \)
- C.\(V = \pi \left| {\int\limits_0^\pi {\left( { - \cos x} \right)dx} } \right|\)
- D.\(V = \pi \int\limits_0^\pi {{{\cos }^2}xdx} \)
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 105470
Trong không gian Oxyz, cho điểm \(A\left( {1; - 4; - 3} \right)\) và \(\overrightarrow n = \left( { - 2;5;2} \right)\). Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua điểm A và nhận \(\overrightarrow n \) làm vecto pháp tuyến là
- A.- 2x + 5y + 2z - 28 = 0
- B.x - 4y - 3z + 28 = 0
- C.x - 4y - 3z - 28 = 0
- D.- 2x + 5y + 2z + 28 = 0
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 105471
Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 3{x^2} - 2x + 3\) là:
- A.\(3{x^3} - 2{x^2} + 3x + C.\)
- B.\({x^3} - {x^2} + C.\)
- C.\({x^3} - {x^2} + 3x + C.\)
- D.\(6x - 2 + C.\)
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 105472
Cho hai hàm số \(y = f\left( x \right),\) \(y = g\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\). Công thức tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị hàm số trên và các đường thẳng \(x = a,\) \(x = b\) là:
- A.\(\int\limits_a^b {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]dx} .\)
- B.\(\int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right|dx} .\)
- C.\(\left| {\int\limits_a^b {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]dx} .} \right|\)
- D.\(\int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx - \int\limits_a^b {\left| {g\left( x \right)} \right|dx} .} .\)
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 105473
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên \(\left[ {1;9} \right]\), thỏa mãn \(\int\limits_1^9 {f\left( x \right)dx = 7} \) và \(\int\limits_4^5 {f\left( x \right)dx = 3} \). Tính giá trị biểu thức \(P = \int\limits_1^4 {f\left( x \right)dx + } \int\limits_5^9 {f\left( x \right)dx.} \)
- A.P = 4
- B.P = 3
- C.P = 10
- D.P = 2
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 105474
Trong không gian Oxyz, cho điểm \(A\left( {2;3;5} \right)\). Tìm tọa độ điểm A’ là hình chiếu vuông góc của A lên trục Oy.
- A.\(A'\left( {2;0;5} \right)\)
- B.\(A'\left( {0;3;5} \right)\)
- C.\(A'\left( {0;3;0} \right)\)
- D.\(A'\left( {2;0;0} \right)\)
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 105475
Trong không gian Oxyz, viết phương trình đường thẳng đi qua điểm \(A\left( {1;2;3} \right)\) và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow u = \left( {2; - 1; - 2} \right).\)
- A.\(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y - 2}}{{ - 1}} = \frac{{z - 3}}{{ - 2}}\)
- B.\(\frac{{x + 2}}{1} = \frac{{y - 1}}{2} = \frac{{z - 2}}{3}.\)
- C.\(\frac{{x - 2}}{1} = \frac{{y + 1}}{2} = \frac{{z + 2}}{3}.\)
- D.\(\frac{{x + 1}}{2} = \frac{{y + 2}}{{ - 1}} = \frac{{z + 3}}{{ - 2}}\)
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 105476
Gọi \({z_1};\,\,{z_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(2{z^2} + 10z + 13 = 0\), trong đó \({z_1}\) có phần ảo dương. Số phức \(2{z_1} + 4{z_2}\) bằng
- A.1 - 15i
- B.- 15 + i
- C.- 15 - i
- D.- 1 - 15i
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 105477
Số phức \(z = \frac{{5 + 15i}}{{3 + 4i}}\) có phần thực là
- A.3
- B.1
- C.-3
- D.-1
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 105478
Trong không gian Oxyz, một vecto pháp tuyến của mặt phẳng \(\frac{x}{{ - 5}} + \frac{y}{1} + \frac{z}{{ - 2}} = 1\) là:
- A.\(\overrightarrow n = \left( { - 5;1; - 2} \right)\)
- B.\(\overrightarrow n = \left( { - \frac{1}{5}; - 1; - \frac{1}{2}} \right)\)
- C.\(\overrightarrow n = \left( {2; - 10;5} \right)\)
- D.\(\overrightarrow n = \left( { - 2; - 10;20} \right)\)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 105479
Phần thực của số phức \(\left( {2 - i} \right)\left( {1 + 2i} \right)\) là:
- A.4
- B.5
- C.3
- D.0
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 105480
Cho các số phức \({z_1} = 3 + 4i,\) \({z_2} = 5 - 2i\). Tìm số phức liên hơp \(\overline z \) của số phức \(z = 2{z_1} + 3{z_2}\).
- A.\(\overline z = 8 - 2i.\)
- B.\(\overline z = 21 - 2i.\)
- C.\(\overline z = 21 + 2i.\)
- D.\(\overline z = 8 + 2i.\)
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 105481
Trong không gian Oxyz, các vecto đơn vị trên các trục Ox,Oy,Oz lần lượt là \(\overrightarrow i ,\,\,\overrightarrow j ,\,\,\overrightarrow k \) cho điểm \(M\left( {3; - 4;12} \right)\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A.\(\overrightarrow {OM} = - 3\overrightarrow i - 4\overrightarrow j + 12\overrightarrow k \)
- B.\(\overrightarrow {OM} = - 3\overrightarrow i + 4\overrightarrow j - 12\overrightarrow k \)
- C.\(\overrightarrow {OM} = 3\overrightarrow i + 4\overrightarrow j + 12\overrightarrow k \)
- D.\(\overrightarrow {OM} = 3\overrightarrow i - 4\overrightarrow j + 12\overrightarrow k \)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 105482
Trong không gian Oxyz, đường thẳng đi qua điểm \(A\left( {3;1;2} \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(x + y + 3z + 5 = 0\) có phương trình là
- A.\(\frac{{x + 1}}{3} = \frac{{y + 1}}{1} = \frac{{z + 3}}{2}\)
- B.\(\frac{{x - 3}}{1} = \frac{{y - 1}}{1} = \frac{{z - 2}}{3}\)
- C.\(\frac{{x + 3}}{1} = \frac{{y + 1}}{1} = \frac{{z + 2}}{3}\)
- D.\(\frac{{x - 1}}{3} = \frac{{y - 1}}{1} = \frac{{z - 3}}{2}\)
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 105483
\(\int {{e^{ - 2x + 1}}dx} \) bằng
- A.\(\frac{1}{2}{e^{ - 2x + 1}} + C.\)
- B.\( - \frac{1}{2}{e^{ - 2x + 1}} + C.\)
- C.\({e^{ - 2x + 1}} + C.\)
- D.\( - 2{e^{ - 2x + 1}} + C.\)
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 105484
Tính môđun \(\left| z \right|\) của số phức \(z = \left( {2 + i} \right){\left( {1 + i} \right)^2} + 1\).
- A.\(\left| z \right| = 17.\)
- B.\(\left| z \right| = \sqrt {15} .\)
- C.\(\left| z \right| = 3.\)
- D.\(\left| z \right| = \sqrt {17} .\)
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 105485
Cho \({z_1};\,\,{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 2z + 5 = 0\), biết \({z_1} - {z_2}\) có phần ảo là số thực âm. Tìm phần ảo của số phức \({\rm{w}} = 2z_1^2 - z_2^2\).
- A.3
- B.-12
- C.-3
- D.12
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 105486
Cho tích phân \(I = \int\limits_1^e {\frac{{2\ln x + 3}}{x}dx} \). Nếu đặt \(t = \ln x\) thì:
- A.\(I = \int\limits_1^e {\left( {2t + 3} \right)dt} .\)
- B.\(I = \int\limits_0^1 {\left( {2t} \right)dt} .\)
- C.\(I = \int\limits_0^1 {\left( {2t + 3} \right)dt} .\)
- D.\(I = \int\limits_0^1 {\left( {2\ln t + 3} \right)dt} .\)
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 105487
Biết \(\int\limits_1^3 {\frac{{2x - 3}}{{x + 1}}dx} = a\ln 2 + b\) với \(a,\,\,b\) là các số hữu tỉ. Khi đó \({b^2} - 2a\) bằng
- A.33
- B.26
- C.17
- D.6
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 105488
Cho hai số phức \({z_1} = - 1 + 2i;\) \({z_2} = 1 + 2i\). Tinh \(T = {\left| {{z_1}} \right|^2} + {\left| {{z_2}} \right|^2}\)
- A.\(T = 2\sqrt 5 \)
- B.T = 4
- C.T = 10
- D.T = 7
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 105489
Biết \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\left( {{{\tan }^2}x + 2{{\tan }^8}x} \right)dx = - \frac{a}{b} + \frac{\pi }{c}} \) với \(a,\,\,b,\,\,c \in \mathbb{N}\), phân số \(\frac{a}{b}\) tối giản. Tính \(T = a + b + c.\)
- A.T = 156
- B.T = 62
- C.T = 159
- D.T = 167
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 105490
Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm \(I\left( {1;2;1} \right)\) và cắt mặt phẳng \(\left( P \right):2x - y + 2z + 7 = 0\) theo một đường tròn có đường kính bằng 8. Phương trình mặt cầu \(\left( S \right)\) là:
- A.\({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 81\)
- B.\({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 25\)
- C.\({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 5\)
- D.\({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 9\)
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 105491
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(I\left( {3;4; - 5} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình \(2x + 6y - 3z + 4 = 0\). Phương trình mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm \(I\) và tiếp xúc với \(\left( P \right)\) là:
- A.\({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 5} \right)^2} = \frac{{361}}{{49}}\)
- B.\({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 5} \right)^2} = 49\)
- C.\({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} + {\left( {z - 5} \right)^2} = 49\)
- D.\({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} + {\left( {z - 5} \right)^2} = \frac{{361}}{{49}}\)
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 105492
Trong không gian Oxyz, biết \(\overrightarrow n = \left( {a;b;c} \right)\) là vecto pháp tuyến của mặt phẳng qua \(A\left( {2;1;5} \right)\) và chứa trục Ox. Tính \(k = \frac{b}{c}.\)
- A.k = - 5.
- B.\(k = \frac{1}{5}\)
- C.k = 5.
- D.\(k = - \frac{1}{5}\)
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 105493
Tính diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = {x^3} - x\) và đồ thị hàm số \(y = x - {x^2}\).
- A.\(S = \frac{{81}}{{12}}\)
- B.S = 13
- C.\(S = \frac{9}{4}\)
- D.\(S = \frac{{37}}{{12}}\)
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 105494
Diện tích của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = {x^2} - 4\) và các đường thẳng \(y = 0,\) \(x = - 1,\) \(x = 5\) bằng:
- A.\(\frac{{49}}{3}\)
- B.18
- C.\(\frac{{65}}{3}\)
- D.36
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 105495
Trong không gian Oxyz, cho bốn điểm \(A\left( {0;1; - 1} \right),\) \(B\left( {1;1;2} \right),\) \(C\left( {1; - 1;0} \right)\) và \(D\left( {0;0;1} \right)\). Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( {BCD} \right)\) và chia khối tứ diện ABCD thành hai khối đa diện sao cho tỉ số thể tích của khối đa diện có chứa điểm A và khối tứ diện ABCD bằng \(\frac{1}{{27}}\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\).
- A.- y + z - 4 = 0
- B.y - z - 1 = 0
- C.y + z - 4 = 0
- D.3x - 3z - 4 = 0
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 105496
Trong không gian Oxyz, cho ba điểm \(A\left( {0;0;1} \right),\) \(B\left( {0;2;0} \right),\) \(C\left( {3;0;0} \right)\). Gọi \(H\left( {x;y;z} \right)\) là trực tâm của tam giác ABC. Tính \(k = x + 2y + z.\)
- A.\(k = \frac{{66}}{{49}}\)
- B.\(k = \frac{{36}}{{29}}\)
- C.\(k = \frac{{74}}{{49}}\)
- D.\(k = \frac{{12}}{7}\)
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 105497
Diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = {e^{2x}},\) \(y = 0,\) \(x = 0,\) \(x = 2\) được biểu diễn bởi \(\frac{{{e^a} - b}}{c}\) với \(a,\,\,b,\,\,c \in \mathbb{Z}\). Tính \(P = a + 3b - c.\)
- A.P = 5
- B.P = -1
- C.P = 6
- D.P = 3
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 105498
Tìm nguyên hàm \(F\left( x \right)\) của hàm số \(f\left( x \right) = {\tan ^2}x\) biết phương trình \(F\left( x \right) = 0\) có một nghiệm bằng \(\frac{\pi }{4}.\)
- A.\(F\left( x \right) = \tan x - 1\)
- B.\(F\left( x \right) = \tan x - x + \frac{\pi }{4} - 1\)
- C.\(F\left( x \right) = \tan x + x + \frac{\pi }{4} - 1\)
- D.\(F\left( x \right) = 2\frac{{\tan x}}{{{{\cos }^2}x}} - 4\)
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 105499
Trong không gian Oxyz, viết phương trình đường thẳng \(\Delta \) đi qua hai điểm \(A\left( {1;4;4} \right)\) và \(B\left( { - 1;0;2} \right).\)
- A.\(\frac{x}{1} = \frac{{y - 2}}{2} = \frac{{z - 3}}{1}\)
- B.\(\frac{{x + 1}}{2} = \frac{y}{4} = \frac{{z + 2}}{{ - 2}}\)
- C.\(\frac{{x + 1}}{{ - 2}} = \frac{y}{{ - 4}} = \frac{{z + 2}}{{ - 2}}\)
- D.\(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y - 4}}{2} = \frac{{z - 4}}{2}\)
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 105500
Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{{ - 1}} = \frac{{y + 1}}{2} = \frac{{z + 1}}{{ - 1}}\). Đường thẳng đi qua điểm \(M\left( {2;1; - 1} \right)\) và song song với đường thẳng d có phương trình là:
- A.\(\frac{{x + 2}}{{ - 1}} = \frac{{y + 1}}{2} = \frac{{z - 1}}{{ - 1}}\)
- B.\(\frac{x}{1} = \frac{{y - 5}}{{ - 2}} = \frac{{z + 3}}{1}\)
- C.\(\frac{{x - 2}}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 1}} = \frac{{z + 1}}{2}\)
- D.\(\frac{{x + 1}}{2} = \frac{{y - 2}}{1} = \frac{{z + 1}}{{ - 1}}\)
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 105501
Trong không gian Oxyz, tính diện tích S của tam giác ABC, biết \(A\left( {2;0;0} \right),\) \(B\left( {0;3;0} \right)\) và \(C\left( {0;0;4} \right)\)
- A.\(S = 2\sqrt {61} \)
- B.\(S = \frac{{\sqrt {61} }}{2}\)
- C.\(S = \frac{{\sqrt {61} }}{3}\)
- D.\(S = \sqrt {61} \)
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 105502
Cho hình phẳng (H) giới hạn bởi đồ thị các hàm số \(y = \sqrt x \cos \frac{x}{2},\,\,y = 0,\,\,x = \frac{\pi }{2},\,\,x = \pi \). Tính thể tích \(V\) của khối tròn xoay sinh ra khi cho hình phẳng \(\left( H \right)\) quay xung quanh trục Ox.
- A.\(V = \frac{\pi }{6}\left( {3{\pi ^2} + 4\pi - 8} \right)\)
- B.\(V = \frac{\pi }{{16}}\left( {3{\pi ^2} - 4\pi - 8} \right)\)
- C.\(V = \frac{\pi }{8}\left( {3{\pi ^2} + 4\pi - 8} \right)\)
- D.\(V = \frac{1}{{16}}\left( {3{\pi ^2} - 4\pi - 8} \right)\)
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 105503
Số phức liên hợp \(\overline z \) của số phức \(z = \frac{{4 + 6i}}{{1 - i}}\) là:
- A.\(\overline z = - 2 - 10i\)
- B.\(\overline z = - 1 + 5i\)
- C.\(\overline z = - 2 + 10i\)
- D.\(\overline z = - 1 - 5i\)
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 105504
Tính tích phân \(I = \int\limits_2^7 {\sqrt {x + 2} dx} .\)
- A.I = 19
- B.I = 38
- C.\(I = \frac{{670}}{3}\)
- D.\(I = \frac{{38}}{3}\)
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 105505
Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng \(\frac{{x - 2}}{1} = \frac{{y - 4}}{1} = \frac{z}{{ - 2}}\) và \(\frac{{x - 3}}{2} = \frac{{y + 1}}{{ - 1}} = \frac{{z + 2}}{{ - 1}}\). Gọi M là trung điểm đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng trên. Tính độ dài đoạn thẳng OM.
- A.\(OM = \sqrt {35} \)
- B.\(OM = 2\sqrt {35} \)
- C.\(OM = \frac{{\sqrt {14} }}{2}\)
- D.\(OM = \sqrt 5 \)
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 105506
Gọi S là diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = - {3^x},\) \(y = 0,\) \(x = 0,\) \(x = 4\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A.\(S = \pi \int\limits_0^4 {{3^{2x}}dx} \)
- B.\(S = \int\limits_0^4 {\left( { - {3^x}} \right)dx} \)
- C.\(S = \int\limits_0^4 {{3^x}dx} \)
- D.\(S = \pi \int\limits_0^4 {{3^x}dx} \)