Đề thi HK2 môn Toán 10 năm 2018 - 2019 Trường THPT Đoàn Thượng

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 1857

    Cho \(a, b\) là các số thực. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?

    • A.\(a > b \Leftrightarrow ac > bc\)
    • B.\(\frac{1}{a} < 0 < \frac{1}{b} \Leftrightarrow a > b\)
    • C.\(\left\{ \begin{array}{l}
      a < b < 0\\
      c < d < 0
      \end{array} \right. \Rightarrow ac > bc\)
    • D.\(\left\{ \begin{array}{l}
      a > b\\
      c > d
      \end{array} \right. \Leftrightarrow a + c > b + d\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 1859

    Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho đường thẳng d đi qua điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = \left( {A;\,B} \right),\left( {\overrightarrow n  \ne \overrightarrow 0 } \right)\). Phương trình tổng quát của đường thẳng d là

    • A.\(A\left( {x - {x_0}} \right) - B\left( {y - {y_0}} \right) = 0.\)
    • B.\(B\left( {x - {x_0}} \right) + A\left( {y - {y_0}} \right) = 0.\)
    • C.\(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) = 0.\)
    • D.\({x_0}\left( {x - A} \right) + {y_0}\left( {y - B} \right) = 0.\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 1861

    Trong các công thức sau, công thức nào đúng?

    • A.\(\sin 2a = 2\sin a\)
    • B.\(\sin 2a = 2\sin a\cos a\)
    • C.\(\sin 2a = \sin a + \cos a\)
    • D.\(\sin 2a = {\cos ^2}a - {\sin ^2}a\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 1863

    Phương trình tham số của đường thẳng qua \(M\left( {--2\,;\,3} \right)\) và song song với đường thẳng \(\frac{{x - 7}}{{ - 1}} = \frac{{y + 5}}{5}\) là

    • A.\(\left\{ \begin{array}{l}
      x = 3 + 5t\\
      y =  - 2 - t
      \end{array} \right.\)
    • B.\(\left\{ \begin{array}{l}
      x = 5 - 2t\\
      y =  - 1 + 3t
      \end{array} \right.\)
    • C.\(\left\{ \begin{array}{l}
      x =  - t\\
      y = 5t
      \end{array} \right.\)
    • D.\(\left\{ \begin{array}{l}
      x =  - 2 - t\\
      y = 3 + 5t
      \end{array} \right.\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 1865

    Cho 3 đường thẳng \({d_1}:2x + y + 1 = 0,{d_2}:x + 2y + 2 = 0,{d_3}:3x - 6y - 5 = 0\). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau

    • A.\({d_1} \bot {d_2}\)
    • B.\({d_3} \bot {d_2}\)
    • C.\({d_1} \bot {d_3}\)
    • D.\({d_1}//{d_2}\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 1867

    Điểm nào sau đây thuộc miền nghiệm của bất phương trình \(2x + y - 3 > 0\)?

    • A.\(Q\left( { - 1; - 3} \right)\)
    • B.\(M\left( {1;\frac{3}{2}} \right)\)
    • C.\(N\left( {1;1} \right)\)
    • D.\(P\left( { - 1;\frac{3}{2}} \right)\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 1869

    Cho \(a = \frac{1}{2}\) và \(\left( {a + 1} \right)\left( {b + 1} \right) = 2\); đặt \(\tan x = a\) và \(\tan y = b\) với \(x,y \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\). Tính \(x+y\).

    • A.\(\frac{\pi }{3}\)
    • B.\(\frac{\pi }{4}\)
    • C.\(\frac{\pi }{6}\)
    • D.\(\frac{\pi }{2}\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 1871

    Với mọi góc \(a\) và số nguyên \(k\), chọn đẳng thức sai?

    • A.\(\sin \left( {a + k2\pi } \right) = \sin a\)
    • B.\(\cos \left( {a + k\pi } \right) = \cos a\)
    • C.\(\tan \left( {a + k\pi } \right) = \tan a\)
    • D.\(\cot \left( {a - k\pi } \right) = \cot a\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 1874

    Đẳng thức \(\overrightarrow {MA} .\overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {MB} .\overrightarrow {BC} \) đúng với mọi điểm M. Khi đó tứ giác ABCD là hình gì?

    • A.Hình thang vuông.
    • B.Hình chữ nhật.
    • C.Hình thoi.
    • D.Tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 1876

    Gọi S là tập nghiệm của bất phương trình \({x^2} - 8x + 7 \ge 0\). Trong các tập hợp sau, tập nào không là tập con của S?

    • A.\(\left[ {8; + \infty } \right)\)
    • B.\(\left( { - \infty ; - 1} \right]\)
    • C.\(\left( { - \infty ;0} \right]\)
    • D.\(\left[ {6; + \infty } \right)\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 1878

    Cho hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    6x + \frac{5}{7} > 4x + 7\\
    \frac{{8x + 3}}{2} < 2x + 25
    \end{array} \right.\) (1). Số nghiệm nguyên của (1) là

    • A.Vô số 
    • B.4
    • C.8
    • D.0
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 1880

    Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là AB = 2, BC = 3, CA = 4. Tính độ dài đường trung tuyến MA, với M là trung điểm của BC.

    • A.\(\sqrt {\frac{5}{2}} \)
    • B.\(\frac{{\sqrt {31} }}{2}\)
    • C.\(\sqrt {\frac{{23}}{2}} \)
    • D.\(\frac{{\sqrt {31} }}{4}\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 1882

    Cho tam giác ABC thỏa mãn: \({b^2} + {c^2} - {a^2} = \sqrt 3 bc\). Khi đó:

    • A.\(\widehat {A\,} = 45^\circ \)
    • B.\(\widehat {A\,} = 30^\circ \)
    • C.\(\widehat {A\,} = 60^\circ \)
    • D.\(\widehat {A\,} = 75^\circ \)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 1883

    Hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    {x^2} - 4 < 0\\
    \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 5x + 4} \right) \ge 0
    \end{array} \right.\) có số nghiệm nguyên là

    • A.2
    • B.1
    • C.Vô số.
    • D.3
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 1885

    Trong hệ tọa độ Oxy, cho hình thang vuông ABCD vuông tại A và B , đáy lớn AD. Biết chu vi hình thang là \(16 + 4\sqrt 2 \), diện tích hình thang là 24. Biết \(A(1;2)\,,\,B(1;6)\). Tìm tọa độ đỉnh D biết hoành độ điểm Đ lớn hơn 2.

    • A.\(D( - 9;2)\)
    • B.\(D( 5;2)\)
    • C.\(D(  9;2)\)
    • D.\(D( 7;2)\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 1887

    Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {2{x^2} - 5x + 2} \).

    • A.\(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right]\)
    • B.\(\left[ {\frac{1}{2};2} \right]\)
    • C.\(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\)
    • D.\(\left[ {2; + \infty } \right)\)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 1889

    Biểu thức \(f\left( x \right) = \left( {m - 1} \right){x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + m + 3 \ge 0,\forall x \in R\) khi và chỉ khi

    • A.\(m \in \left[ {1; + \infty } \right)\)
    • B.\(m \in \left( {2; + \infty } \right)\)
    • C.\(m \in \left( {1; + \infty } \right)\)
    • D.\(m \in \left( { - 2;7} \right)\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 1891

    Cung có số đo \(250^0\) thì có số đo theo đơn vị là radian là

    • A.\(\frac{{25\pi }}{{12}}\)
    • B.\(\frac{{25\pi }}{{18}}\)
    • C.\(\frac{{25\pi }}{{9}}\)
    • D.\(\frac{{35\pi }}{{18}}\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 1893

    Cho \(\cos \alpha  =  - \frac{4}{5}\) với \(\frac{\pi }{2} < \alpha  < \pi \). Tính giá trị của biểu thức \(M = 10\sin \alpha  + 5\cos \alpha \).

    • A.- 10
    • B.2
    • C.1
    • D.\(\frac{1}{4}\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 1895

    Cho tam giác ABC không là tam giác vuông. Hãy chọn kết quả sai trong các kết quả sau đây.

    • A.\(\sin A + \sin B + \sin C > 0\)
    • B.\(\cos \,\frac{A}{2}.\cos \,\frac{B}{2}.\cos \,\frac{C}{2} > 0\)
    • C.\(\tan \,\frac{A}{2} + \tan \,\frac{B}{2} + \tan \,\frac{C}{2} > 0\)
    • D.\(\sin A.\sin B.\sin C < 0\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 1897

    Biểu thức rút gọn của biểu thức \(P = \left( {\frac{1}{{\cos 2x}} + 1} \right).\tan x\), (với điều kiện các biểu thức đều có nghĩa) là

    • A.\(P = \tan 2x\)
    • B.\(P = \cot 2x\)
    • C.\(P = \cos 2x\)
    • D.\(P = \sin x\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 1899

    Cho hai véc tơ \(\overrightarrow a  = \left( { - 1; 1} \right)\); \(\overrightarrow b  = \left( {2; 0} \right)\). Góc giữa hai véc tơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) là

    • A.\(45^0\)
    • B.\(60^0\)
    • C.\(90^0\)
    • D.\(135^0\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 1901

    Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho A(2;3), B(- 2;1). Điểm C thuộc tia Ox sao cho tam giác ABC vuông tại C có tọa độ là

    • A.C(3;0)
    • B.C(- 3;0)
    • C.C(1;0)
    • D.C(2;0)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 1903

    Với x thuộc tập nào dưới đây thì biểu thức \(f\left( x \right) = \frac{{2 - x}}{{2x + 1}}\) không âm?

    • A.\(S = \left( { - \frac{1}{2};\,2} \right)\)
    • B.\(S = \left( { - \frac{1}{2};\,2} \right]\)
    • C.\(S = \left( { - \infty ;\, - \frac{1}{2}} \right) \cup \left( {2;\, + \infty } \right)\)
    • D.\(S = \left( { - \infty ;\, - \frac{1}{2}} \right) \cup \left[ {2;\, + \infty } \right)\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 1905

    Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình vẽ. Đặt \(\Delta  = {b^2} - 4ac\), tìm dấu của \(a\) và \(\Delta\).

    • A.\(a>0, \Delta >0\)
    • B.\(a<0, \Delta >0\)
    • C.\(a>0, \Delta =0\)
    • D.\(a<0, \Delta =0\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 1907

    Cho hình thang vuông ABCD, đường cao AD = h, cạnh đáy AB = a, CD = b. Tìm hệ thức giữa a, b, h để BD vuông góc trung tuyến AM của tam giác ABC.

    • A.\(2{h^2} = a\left( {a + b} \right)\)
    • B.\({h^2} = a\left( {b - a} \right)\)
    • C.\(h\left( {h + b} \right) = a\left( {a + b + h} \right)\)
    • D.\({h^2} = a\left( {a + b} \right)\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 1909

    Cho \(a,b,c \in R\), trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai ?

    • A.\({a^2} - ab + {b^2} \ge 0\)
    • B.\({a^2} + {b^2} + {c^2} \ge ab + bc + ca\)
    • C.\(\frac{{a + b}}{2} \ge \sqrt {ab} \)
    • D.\(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{2} \le \left( {{a^2} + {b^2}} \right)\)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 1911

    Cho tam giác ABC vuông tại B, \(BC = a\sqrt 3 \). Tính \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {CB} \)

    • A.\(3a^2\)
    • B.\( - \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)
    • C.\(  \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)
    • D.\(-3a^2\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 1912

    Cho góc \(\alpha \) thỏa mãn \(2\pi  < \alpha  < \frac{{5\pi }}{2}\). Khẳng định nào sau đây sai?

    • A.\(\sin \alpha  > 0\)
    • B.\(\cot \alpha  > 0\)
    • C.\(\tan \alpha  < 0\)
    • D.\(\cos \alpha  > 0\)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 1913

    Tam giác ABC vuông tại A có AC  = 6cm, BC = 10cm. Đường tròn nội tiếp tam giác đó có bán kính r là

    • A.1 cm
    • B.\(\sqrt 2 {\rm{ cm}}\)
    • C.2 cm
    • D.3 cm
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 1914

    Biểu thức \(P = \frac{a}{{b + c}} + \frac{b}{{c + a}} + \frac{c}{{a + b}}\), với mọi giá trị của \(a, b, c >0\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

    • A.\(0 < P \le \frac{3}{2}\)
    • B.\(P > \frac{3}{2}\)
    • C.\(P \ge 2\)
    • D.\(P \ge \frac{3}{2}\)
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 1915

    Từ một miếng tôn có hình dạng là nửa đường tròn bán kính 2 m, người ta cắt ra một hình chữ nhật. Hỏi có thể cắt được miếng tôn hình chữ nhật có diện tích lớn nhất là bao nhiêu?

    • A.1 m2
    • B.2 m2
    • C.8 m2
    • D.4 m2
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 1916

    Khoảng cách từ điểm M(2;-1) đến đường thẳng \(\Delta: 3x-4y-12=0\)

    • A.\(\frac{2}{5}.\)
    • B.\(-\frac{2}{5}.\)
    • C.\(\frac{2}{{\sqrt 5 }}.\)
    • D.2
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 1917

    Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.\({\sin ^4}a - {\cos ^4}a = \cos 2a\)
    • B.\(2\left( {{{\sin }^4}a + {{\cos }^4}a} \right) = 2 - {\sin ^2}2a\)
    • C.\({\left( {\sin a - \cos a} \right)^2} = 1 - 2\sin 2a\)
    • D.\({\left( {{{\sin }^2}a + {{\cos }^2}a} \right)^3} = 1 + 2{\sin ^4}a.{\cos ^4}a\)
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 1918

    Cho tam giác ABC với A(2;4); B(2;1); C(5;0). Trung tuyến CM đi qua điểm nào dưới đây?

    • A.\(\left( {14;\,\frac{9}{2}} \right)\)
    • B.\(\left( {10;\, - \frac{5}{2}} \right)\)
    • C.(- 7;- 6)
    • D.(- 1;5)
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 1919

    Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?

    • A.\(\cos 90^\circ 30' > \cos 100^\circ \)
    • B.\(\sin 90^\circ  < \sin 150^\circ \)
    • C.\(\sin 90^\circ 15' < \sin 90^\circ 30'\)
    • D.\(\sin 90^\circ 15' \le \sin 90^\circ 30'\)
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 1920

    Cho hai số thực dương \(x, y\) thỏa mãn \(x + y \ge 6\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức : \(P = 3x + 2y + \frac{6}{x} + \frac{8}{y}\).

    • A.\({P_{\min }} = \frac{{59}}{3}\)
    • B.\({P_{\min }} = 13\)
    • C.\({P_{\min }} = 19\)
    • D.\({P_{\min }} = 38\)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 1921

    Khi biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác, khẳng định nào dưới đây sai?

    • A.Điểm biểu diễn cung \(\alpha \) và cung \(\pi-\alpha \) đối xứng nhau qua trục tung.
    • B.Điểm biểu diễn cung \(\alpha \) và cung \(-\alpha \) đối xứng nhau qua gốc tọa độ.
    • C.Mỗi cung lượng giác được biểu diễn bởi một điểm duy nhất.
    • D.Cung \(\alpha \) và cung \(\alpha  + k2\pi \) \(\left( {k \in Z} \right)\) có cùng điểm biểu diễn.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 1922

    Tính tổng các nghiệm nguyên thuộc [- 5;5] của bất phương trình: \(\sqrt {{x^2} - 9} \left( {\frac{{3x - 1}}{{x + 5}}} \right) \le x\sqrt {{x^2} - 9} \).

    • A.5
    • B.0
    • C.2
    • D.12
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 1923

    Một xưởng cơ khí có hai công nhân là Chiến và Bình. Xưởng sản xuất loại sản phẩm I và II. Mỗi sản phẩm I bán lãi 500 nghìn đồng, mỗi sản phẩm II bán lãi 400 nghìn đồng. Để sản xuất được một sản phẩm I thì Chiến phải làm việc trong 3 giờ, Bình phải làm việc trong 1 giờ. Để sản xuất được một sản phẩm II thì Chiến phải làm việc trong 2 giờ, Bình phải làm việc trong 6 giờ. Một người không thể làm được đồng thời hai sản phẩm. Biết rằng trong một tháng Chiến không thể làm việc quá 180 giờ và Bình không thể làm việc quá 220 giờ. Số tiền lãi lớn nhất trong một tháng của xưởng là.

    • A.32 triệu đồng 
    • B.35 triệu đồng 
    • C.14 triệu đồng 
    • D.30 triệu đồng 
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 1924

    Giá trị \(\cot \frac{{89\pi }}{6}\) bằng

    • A.\(\sqrt 3 \)
    • B.\(-\sqrt 3 \)
    • C.\(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)
    • D.\(-\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 1925

    Biết \(\sin \alpha  + {\rm{cos}}\alpha  = \frac{7}{5}\). Tính \(P = {\rm{cos}}\left( {\alpha  - \frac{\pi }{4}} \right)\).

    • A.P = 3
    • B.\(P = \frac{3}{4}\)
    • C.\(P = \frac{7}{{5\sqrt 2 }}\)
    • D.\(P = \frac{{7\sqrt 2 }}{5}\)
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 1926

    Cho \(f\left( x \right) = 2x - 4\), khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.\(f\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow x \in \left( {2; + \infty } \right)\)
    • B.\(f\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - \infty ; - 2} \right)\)
    • C.\(f\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - 2; + \infty } \right)\)
    • D.\(f\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x =  - 2\)
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 1927

    Cho \(\Delta ABC\) có AB = 3; AC = 4. Phân giác trong AD của góc \(\widehat {BAC}\) cắt trung tuyến BM tại I. Biết \(\frac{{AD}}{{AI}} = \frac{a}{b}\), với \(a,b \in N\) và \(\frac{a}{b}\) tối giản. Tính \(S = a + 2b\).

    • A.S = 10
    • B.S = 14
    • C.S = 24
    • D.S = 27
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 1928

    Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp \(X = \left\{ {x \in R|2{x^2} - 5x + 3 = 0} \right\}\).

    • A.\(X = \left\{ 1 \right\}\)
    • B.\(X = \left\{ {\frac{3}{2}} \right\}\)
    • C.\(X = \left\{ 0 \right\}\)
    • D.\(X = \left\{ {1;\frac{3}{2}} \right\}\)
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 1929

    Hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\) đồng biến trên khoảng nào?

    • A.(1;3)
    • B.\(\left( { - \infty ;\,2} \right)\)
    • C.\(\left( { - \infty ;\, + \infty } \right)\)
    • D.\(\left( {2;\, + \infty } \right)\)
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 1930

    Cho parabol (P): \(y = a{x^2} + bx + c\) có trục đối xứng là đường thẳng x = 1. Khi đó \(4a+2b\) bằng

    • A.- 1
    • B.0
    • C.1
    • D.2
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 1931

    Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^2} - \left| x \right|\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.Đồ thị của hàm số \(f(x)\) đối xứng qua trục hoành.
    • B.\(f(x)\) là hàm số chẵn.
    • C.Đồ thị của hàm số \(f(x)\) đối xứng qua gốc tọa độ.
    • D.\(f(x)\) là hàm số lẻ.
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 1932

    Cho tứ giác ABCD, trên cạnh AB, CD lấy lần lượt các điểm M, N sao cho \(3\,\overrightarrow {AM}  = 2\,\overrightarrow {AB} \) và \(3\,\overrightarrow {DN}  = 2\,\overrightarrow {DC} \). Tính vectơ \(\overrightarrow {MN} \) theo hai vectơ \(\overrightarrow {AD} ,\overrightarrow {BC} \).

    • A.\(\overrightarrow {MN}  = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD}  + \frac{1}{3}\overrightarrow {BC} \)
    • B.\(\overrightarrow {MN}  = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD}  - \frac{2}{3}\overrightarrow {BC} \)
    • C.\(\overrightarrow {MN}  = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD}  + \frac{2}{3}\overrightarrow {BC} \)
    • D.\(\overrightarrow {MN}  = \frac{2}{3}\overrightarrow {AD}  + \frac{1}{3}\overrightarrow {BC} \)
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 1933

    Biểu thức \(A = \sin \left( {2021\pi  + x} \right) - \cos \left( {\frac{{25\pi }}{2} - x} \right) + \cot \left( {2018\pi  - x} \right) + \tan \left( {\frac{{2019\pi }}{2} - x} \right)\) có biểu thức rút gọn là

    • A.\(2\sin x\)
    • B.\(-2\sin x\)
    • C.0
    • D.\(-2\cot x\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?