Đề thi HK2 môn Sinh lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Câu hỏi Trắc nghiệm (21 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 15352

    Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là

    • A.góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen cho loài
    • B.duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
    • C.làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
    • D.tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 15353

    Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4­, KH2PO4 (1,0);  MgSO4(0,2); CaCl2(0,1); NaCl(0,5). Nguồn N2 của vi sinh vật này từ

    • A.các hợp chất chứa NH4+
    • B.chất hữu cơ
    • C.ánh sáng
    • D.chất vô cơ và chất hữu cơ
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 15354

    Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là

    • A.pha suy vong
    • B.pha cân bằng
    • C.pha luỹ thừa
    • D.pha tiềm phát
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 15355

    Để phân giải tinh bột, vi sinh vật cần tiết ra loại enzim nào sau đây?

    • A.Amilaza
    • B.Nucleaza
    • C.Lipaza
    • D.Proteaza
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 15356

    Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon nào sau đây?

    • A.Ánh sáng và CO2
    • B.Ánh sáng và chất hữu cơ
    • C.Ánh sáng và chất vô cơ
    • D.Chất vô cơ và CO2
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 15357

    Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men là

    • A.xảy ra trong môi trường có ít  ôxi
    • B.xảy ra trong môi trường không có ôxi
    • C.sự phân giải chất hữu cơ
    • D.xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 15358

    Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây ?

    • A.Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm
    • B.Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng
    • C.Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt
    • D.Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 15359

    Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở

    • A.kì sau và kì giữa
    • B.kì sau và kì cuối
    • C.kì cuối và kì giữa
    • D.kì đầu và kì cuối
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 15360

    Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?

    • A.Muối dưa
    • B.Làm giấm
    • C.Làm tương
    • D.Làm nước mắm
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 15361

    Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut B với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng

    • A.giống chủng A
    • B.vỏ giống A, lõi giống B
    • C.vỏ giống A và B, lõi giống B
    • D.giống chủng B
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 15362

    Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ  nhất ở

    • A.pha cân bằng
    • B.pha suy vong
    • C.pha luỹ thừa
    • D.pha tiềm phát
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 15363

    Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên  ngoài được gọi là

    • A.lên men
    • B.hô hấp kị khí
    • C.đồng hoá
    • D.hô hấp hiếu khí
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 15364

    Mục đích của việc sử dụng môi trường nuôi cấy liên tục trong công nghiệp là để

    • A.tăng thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật
    • B.duy trì mật độ tế bào vi sinh vật ở mức tối thiểu trong dịch nuôi cấy
    • C.thu nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật
    • D.hạn chế sinh trưởng của vi sinh vật
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 15365

    Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là

    • A.hồng cầu
    • B.tế bào cơ tim
    • C.bạch cầu
    • D.tế bào thần kinh
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 15366

    Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha

    • A.lũy thừa
    • B.suy vong
    • C.tiềm phát
    • D.cân bằng
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 15367

    Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

    • A.Cồn
    • B.Rượu
    • C.Chất kháng sinh
    • D.Phenol
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 15368

    So sánh nguyên phân và giảm phân? 

  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 15369

    Hãy nêu một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố lí học để khống chế vi sinh vật có hại? Cho ví dụ cụ thể? 

  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 15370

    Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? 

  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 15371

    Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 2 đợt, số tế bào con tạo thành là bao nhiêu? 

  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 15372

    Trong thời gian 7 ngày, từ một tế bào trùng giày đã cho ra tất cả 128 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu? 

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?