Đề thi HK2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Câu hỏi Trắc nghiệm (21 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 98293

    Trong các loài động vật dưới đây, có bao nhiêu loài có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn?

    (1) Châu chấu.                    (2) Ve sầu.                   (3) Sâu bướm.             (4) Ruồi.

    (5) Bọ ngựa.                       (6) Dế mèn.                 (7) Ong.

    • A.3
    • B.4
    • C.6
    • D.7
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 98295

    Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật?

    (1) Sự sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

    (2) Phát triển ở cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan trong cơ thể.

    (3) Đa số động vật có xương sống phát triển qua biến thái.

    (4) Hai hooc môn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin.

    • A.4
    • B.2
    • C.1
    • D.3
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 98297

    Hậu quả của việc tuyến yên sản xuất ra lượng hooc môn sinh trưởng không bình thường ở giai đoạn trẻ em là:

           (1) Người bé nhỏ khi có quá ít hooc môn sinh trưởng được sản xuất.

           (2) Người khổng lồ khi cơ thể sản xuất quá nhiều hooc môn sinh trưởng.

           (3) Người bình thường khi lượng hooc môn sinh trưởng được sản xuất nhiều hoặc ít.

           (4) Tạo nên người dị dạng khi thừa hoặc thiếu hooc môn sinh trưởng.

    • A.(1) và (2)
    • B.(1) và (3)
    • C.(1), (2) và (3)
    • D.(1), (2) và (4)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 98299

    Khi sử dụng hooc môn nhân tạo (chất điều hòa sinh trưởng) ở thực vật cần tuân thủ nguyên tắc nào?

           (1)Nồng độ sử dụng phải thích hợp.

           (2)Thỏa mãn các nhu cầu về nước, phân bón, khí hậu.

           (3)Chú ý tới tính chất đối kháng và hỗ trợ giữa các chất.

           Phương án đúng là

    • A.(1) và (3)
    • B. (2) và (3)
    • C.(1) và (2)
    • D.(1), (2) và (3)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 98301

    Điều không đúng khi nói về thụ tinh kép ở thực vật có hoa:

    (1) Nhân sinh sản của giao tử đực kết hợp với nhân trung tâm của túi phôi

    (2) Nhân sinh sản của giao tử đực kết hợp với tế bào trứng của túi phôi

    (3) Nhân dinh dưỡng của giao tử đực kết hợp với nhân trung tâm của túi phôi

    (4) Nhân sinh dưỡng của giao tử đực kết hợp với tế bào trứng của túi phôi

    Phương án trả lời đúng là:

    • A.(1) và (3)
    • B.(1) và (2)
    • C.(2) và (4)
    • D.(1) và (4)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 98303

    Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là

    • A.có quá trình hình thành và hợp chất của các tế bào sinh dục (các giao tử)
    • B.luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen
    • C.luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử
    • D.thế hệ con cháu sinh ra đồng nhất về đặc tính di truyền
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 98305

    Khi trồng cây trên ban công, ngọn cây có xu hướng nghiêng ra bên ngoài do

    • A.auxin trong tế bào cây ở phía trong ban công tăng mạnh
    • B.êtilen trong tế bào cây phía ngoài ban công tăng mạnh
    • C.auxin trong tế bào cây phía ngoài ban công tăng mạnh
    • D.êtilen trong tế bào cây phía trong ban công tăng mạnh
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 98307

    Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

    • A.Điều kiện nhiệt độ và cường độ ánh sáng
    • B.Điều kiện nhiệt độ và hooc môn florigen
    • C.Điều kiện nhiệt độ, lượng phân bón và loại phân bón
    • D.Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 98309

    Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

    (1) Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng.

    (2) Một trong những sự khác biệt giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn ở côn trùng là có hay không giai đoạn nhộng.

    (3) Chu trình phát triển của cá hồi: trứng à con non à con trưởng thành là kiểu biến thái không hoàn toàn.

    (4) Giai đoạn nhộng là giai đoạn nghỉ ngơi, các đặc điểm hình thái của cơ thể ít thay đổi.

    • A.3
    • B.4
    • C.2
    • D.1
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 98311

    Vì sao nòng nọc có thể phát triển thành ếch, nhái?

    • A.Tuyến giáp tiết tirôxin biến nòng nọc thành ếch nhái
    • B.Tuyến yên tiết tirôxin biến nòng nọc thành ếch nhái
    • C.Tuyến giáp tiết juvenin biến nòng nọc thành ếch nhái
    • D.Tuyến yên tiết juvenin biến nòng nọc thành ếch nhái
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 98313

    Chức năng của mô phân sinh lóng là gì?

    • A.Giúp cây tiếp tục sinh trưởng khi môi trường không có đủ chất dinh dưỡng
    • B.Làm tăng sự sinh trưởng chiều dài của lóng
    • C.Làm gia tăng độ rắn chắc của cây 1 lá mầm
    • D.Làm tăng chiều dài và chiều ngang của lóng
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 98315

    Xét các tương quan sau đây:

    (1) Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt chỉ số cực đại

    (2) Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt chỉ số cực đại, còn AAB giảm xuống rất nhanh.

    (3) Trong hạt khô, GA đạt cực đại, AAB rất thấp.

    (4) Trong hạt nảy mầm, GA giảm xuống rất nhanh, còn AAB tăng nhanh và đạt trị số cực đại.

    (5) Trong hạt khô, GA và AAB cân bằng.

    Những phát biểu đúng về tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế điều tiết trạng thái sinh lý của hạt là:

    • A.(1) và (5)
    • B.(3) và (4)
    • C.(2) và (5)
    • D.(1) và (2)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 98317

    Cho các hình thức sinh sản sau đây:

    (1) Giâm hom sắn à mọc cây sắn.

    (2) Tre, trúc nảy chồi à mọc cây con.

    (3) Gieo hạt mướp à mọc cây mướp.

    (4) Từ củ khoai lang à mọc cây khoai lang.

    Những hình thức sinh sản sinh dưỡng là:

    • A.(1) và (2)
    • B.(2)
    • C.(1), (2) và (4)
    • D.(2), (3) và (4)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 98318

    Trong quy trình canh tác, bà con nông dân chiếu đèn ngắt quãng ban đêm ở ruộng mía vào mùa đông là dựa trên cơ sở khoa học nào? Trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin chính xác?

           (1) Cây mía là cây ngắn ngày vì ra hoa khi độ dài ngày ngắn.

           (2) Cây mía ra hoa khi độ dài ngày lớn hơn 12h.

           (3) Độ dài đêm mới thực sự chi phối sự ra hoa của cây mía.

           (4) Chiếu sáng đèn ban đêm phá vỡ quang chu kỳ của cây.  

           (5) Thắp đèn có tác dụng để cây mía không ra hoa đúng thời vụ.

    • A.1
    • B.3
    • C.4
    • D.2
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 98320

    Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng ở thực vật?

    • A.Sinh trưởng thứ cấp có ở cây hai lá mầm
    • B.Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài
    • C.Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên
    • D.Chỉ có nhân tố bên ngoài như ánh sáng, hàm lượng nước,... mới ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 98322

    Tại sao khi thiếu iốt trẻ em lại chậm lớn, chịu lạnh kém và có trí tuệ chậm phát triển?

    (1) Thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin( vì iốt là thành phần tạo nên tirôxin).

    (2) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa và giảm khả năng sinh nhiệt.

    (3) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào nên số lượng tế bào nói chung và cả tế bào thần kinh nói riêng giảm dẫn đến trí tuệ kém phát triển, cơ thể chậm lớn.         

    Phương án đúng là

    • A.(1) và (2)
    • B.(1) và (3)
    • C.(2) và (3)
    • D.(1), (2) và (3)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 98324

    Kỹ thuật giâm cành gồm các bước sau:

    (1) Khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cành giâm, chuyển cây vào vườn ươm.

    (2) Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 - 15cm các cành giâm.

    (3) khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà.

    (4) Cành đã cắt có thể cắm trực tiếp hoặc xử lý bằng chất kích thích ra rễ, sau đó cắm vào nền giâm.

    Thứ tự đúng là:

    • A.(1) => (4) => (2) => (3)
    • B.(2) => (4) => (1) => (3)
    • C.(4) => (2) => (1) => (3)
    • D.(4) => (2) => (3) => (1)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 98326

    Cho các giai đoạn sau:

    (1) Hình thành tinh trùng và trứng

    (2) Thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử)

    (3) Cơ thể mới lớn lên và tiếp tục quá trình sinh giao tử

    (4) Phát triển phôi thai (hợp tử phát triển thành cơ thể mới)

    Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm mấy giai đoạn?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 98328

    Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh sản ở thực vật và động vật? 

  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 98330

    Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các nội dung sau: 

     - Tại sao phải tắm nắng cho trẻ em vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối?

     - Cành chiết phải cắt bỏ hết lá?

  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 98332

    Bảng sau ghi tên 5 hooc môn thực vật và các ứng dụng của nó trong thực tiễn. hãy dùng mũi tên nối hooc môn với ứng dụng của nó. 

    Hooc môn

    Ứng dụng

    Auxin

    Thúc quả chín, tạo quả trái vụ

    Gibêrelin

    Nuôi cấy mô và tế bào thực vật

    Xitôkinin

    Phá ngủ cho của khoai tây

    Êtilen

    Kích thích cành giâm ra rễ

    Axit abxixic

    Rụng lá cây

     

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?