Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 162139
Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động:
- A.Theo chu kì nhiều năm
- B.Không theo chu kì
- C.Theo chu kì mùa
- D.Theo chu kì tuần trăng
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 162140
Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể là:
1. Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh.
2. Do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật.
3. Do sự thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh.
4. Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.
Phương án đúng:
- A.1, 2
- B.1, 3
- C.2, 4
- D.1, 2, 3, 4
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 162141
Số lượng cá thể của quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như số lượng giảm hẳn. Như vậy, đây là dạng biến động số lượng cá thể của quần thể quần thể
- A.theo chu kỳ mùa
- B.theo chu kỳ năm
- C.không theo chu kỳ
- D.theo chu kì nhiều năm
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 162142
Tập hợp cá thể nào thuộc một trong các nhóm sau đây phân bố trong một sinh cảnh xác định được gọi là một quần xã sinh vật?
- A.Thông đuôi ngựa
- B.Lan
- C.Bạch đàn trắng
- D.Lim xanh
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 162143
Một quần xã ổn định thường có số lượng như thế nào?
- A.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
- B.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp.
- C.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao.
- D.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 162144
Ở một quần thể của một loài lưỡng bội, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có bao nhiêu loại kiểu gen dị hợp về gen A là:
- A.10
- B.6
- C.16
- D.4
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 162145
Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền 0,4Aa : 0,6aa. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, trong số cá thể mang kiểu hình trội thì cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ
- A.8/9
- B.1/3
- C.8/17
- D.9/17
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 162146
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
- A.Cây cỏ ven bờ ở Hồ Tây
- B.Cây sống trong rừng Cúc Phương
- C.Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
- D.Đàn cá chép đang sống trong ao
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 162147
Mối quan hệ sinh thái nào sau đây, không có loài nào có lợi?
- A.Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
- B.Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
- C.Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
- D.Các cây hành, tỏi tiết các chất ra môi trường làm ảnh hưởng tới các loài khác.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 162148
Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là gì?
- A.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- B.làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
- C.duy trì mật độ hợp lí của các cá thể trong quần thể.
- D.tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 162149
Xét một gen có 2 alen, gen A trội hoàn toàn so với alen a. Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 90%. Sau 5 thế hệ tự phối, tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại bằng 1,875%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên.
- A.0,6AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1.
- B.0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1.
- C.0,0375AA + 0,8625Aa + 0,1aa = 1.
- D.0,8625AA + 0,0375Aa + 0,1aa = 1.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 162150
Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?
- A.Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ.
- B.Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
- C.Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.
- D.Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 162151
Trong cùng 1 thủy vực, người ta thường xuyên nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở 1 tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là:
- A.Tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn.
- B.Hình thành nên chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong thủy vực.
- C.Tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.
- D.Tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 162152
Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã sinh vật?
1. Giun đũa sống trong ruột của lợn.
2. Hải quỳ sống trên mai cua.
3. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
4. Phong lan sống trên thân cây gỗ.
5. Trùng roi sống trong ruột mối.
6. Chim mỏ đỏ và linh dương.
- A.3
- B.1
- C.2
- D.4
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 162153
Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới yếu tố nào?
- A.khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
- B.mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
- C.tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể.
- D.hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 162154
Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
- A.Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
- B.Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
- C.Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
- D.Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 162155
Ở người, gen A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với alen a quy định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người da trắng 36%. Một cặp vợ chồng đều da đen, xác suất để người con đầu lòng của họ là con trai và có da trắng là:
- A.79, 01%.
- B.45,83%.
- C.9,375%.
- D.7.03%.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 162156
Mật độ của quần thể là gì?
- A.số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần thể.
- B.số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
- C.khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
- D.số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 162157
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?
- A.Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
- B.Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
- C.Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.
- D.Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 162158
Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm nào?
- A.nhóm đang sinh sản
- B.nhóm trước sinh sản
- C.nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
- D.nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 162159
Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở miền bắc Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện biến động nào?
- A.biến động tuần trăng
- B.biến động theo mùa
- C.biến động nhiều năm
- D.biến động không theo chu kì
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 162160
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt – con mồi và vật kí sinh – sinh vật chủ?
I. Kích thước vật ăn thịt thường lớn hơn còn mồi, kích thước vật kí sinh thường bé hơn vật chủ.
II. Vật ăn thịt giết chết con mồi, vật kí sinh thường giết chết vật chủ.
III. Số lượng vật ăn thịt thường ít hơn con mồi, số lượng vật kí sinh thường ít hơn vật chủ.
IV. Trong cả hai mối quan hệ này một loài có lợi và một loài bị hại.
- A.3
- B.1
- C.4
- D.2
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 162161
Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
- A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
- B.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
- C.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
- D.Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 162162
Tiến hoá lớn là quá trình hình thành yếu tố nào?
- A.các cơ thể thích nghi nhất
- B.các đơn vị phân loại trên loài
- C.các cơ thể thích nghi hơn
- D.các loài mới
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 162163
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?
- A.CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên.
- B.Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.
- C.Đột biến và di - nhập gen.
- D.Đột biến và CLTN.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 162164
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định?
- A.Các yếu tố ngẫu nhiên.
- B.Chọn lọc tự nhiên.
- C.Đột biến.
- D.Di - nhập gen.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 162165
Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,6. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen Aa của quần thể này là:
- A.0,36
- B.0,16
- C.0,48
- D.0,42
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 162166
Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến.
(2) Giao phối không ngẫu nhiên.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
- A.(3), (4)
- B.(1), (4)
- C.(2), (3)
- D.(1), (3)
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 162167
Tỉ lệ giới tính của quần thể không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
- A.Nhiệt độ.
- B.Tập tính sinh sản của loài.
- C.Điều kiện dinh dưỡng.
- D.Mật độ cá thể của quần thể.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 162168
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây đúng?
- A.Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
- B.Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.
- C.Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
- D.Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 162169
Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của yếu tố nào?
- A.các yếu tố ngẫu nhiên.
- B.giao phối không ngẫu nhiên.
- C.chọn lọc tự nhiên.
- D.đột biến.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 162170
Theo định luật Hacđi – vanbec, quần thể sinh vật ngẫu phối nào sau đây không ở trạng thái cân bằng di truyền?
- A.100% Aa
- B.0,25AA : 0,5 Aa : 0,25aa
- C.100%AA
- D.0,04AA : 0,0.32 Aa : 0,64aa
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 162171
Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
- A.Kí sinh cùng loài
- B.Cạnh tranh khác loài
- C.Cạnh tranh cùng loài
- D.Quan hệ hỗ trợ
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 162172
Một quần thể bò có 500 con lông vàng (kiểu gen BB), 300 con lông lang trắng đen (kiểu gen Bb), 200 con lông đen (kiểu gen bb). Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:
- A.B = 0,35; b = 0,65
- B.B = 0,65; b = 0,35
- C.B = 0,8; b = 0,2
- D.B = 0,2; b = 0,8
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 162173
Các đặc trưng cơ bản về thành phần loài của một quần xã bao gồm các yếu tố nào?
- A.Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã.
- B.Loài đặc trưng, loài ưu thế, mật độ cá thể.
- C.Số lượng loài, số lượng cá thể trong loài, loài đặc trưng và loài ưu thế.
- D.Thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 162174
Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
I. Đột biến
II. Giao phối không ngẫu nhiên
III. Di - nhập gen
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
V. Chọn lọc tự nhiên
- A.1
- B.2
- C.4
- D.3
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 162175
Một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát (P) có các kiểu gen AABb, AaBb, aabb. Trong đó kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 20%. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 177/640. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, quần thể có tối đa 9 kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn tăng trong quần thể.
III. Thể hệ xuất phát (P) có 40% cá thể có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen.
IV. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 85,625%.
- A.4
- B.2
- C.1
- D.3
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 162176
Quần thể là một tập hợp các cá thể như thế nào?
- A.cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
- B.cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
- C.cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
- D.khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 162177
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
I. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
II. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
- A.4
- B.1
- C.2
- D.3
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 162178
Dạng biến động nào sau đây thuộc dạng biến động không theo chu kì?
- A.Nhiệt độ tăng đột ngột làm châu chấu ở trên cánh đồng chết hàng loạt.
- B.Cứ sau 5 năm số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do tăng nhiệt độ.
- C.Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.
- D.Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.