Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Lạc 2

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 168832

    Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?

    • A.Đại Cổ sinh.
    • B.Đại Nguyên sinh.
    • C.Đại Trung sinh.
    • D.Đại Tân sinh.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 168834

    Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:

    • A.giới hạn sinh thái.
    • B.nơi ở của sinh vật.
    • C.ổ sinh thái.
    • D.khoảng chống chịu.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 168836

    Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?

    (1) Đột biến;                              (2) Giao phối không ngẫu nhiên;               (3) Di - nhập gen;    

    (4) Các yếu tố ngẫu nhiên;       (5) Chọn lọc tự nhiên.

    • A.1
    • B.4
    • C.2
    • D.3
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 168838

    Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?

    I. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

    II. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.

    III. Mật độ cá thể của mỗi quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

    IV. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

    • A.3
    • B.1
    • C.4
    • D.2
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 168840

    Ở một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\) (cho biết khoảng cách tương đối giữa A và B là 20cM, giữa D và E là 40cM). Theo lí thuyết, trong các loại giao tử mà cơ thể này sinh ra, loại giao tử Ab DE chiếm tỉ lệ

    • A.5%.
    • B.15%.
    • C.10%.
    • D.3%.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 168842

    Xét chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng: Cỏ → sâu → nhái → rắn → Diều hâu. Giả sử trong môi trường có chất độc DDT ở nồng độ thấp. Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Có 5 loài thuộc sinh vật tiêu thụ.
    • B.Tổng sinh khối của sâu, nhái, rắn, diều hâu luôn lớn hơn tổng sinh khối của cỏ.
    • C.Diều hâu sẽ bị nhiễm độ DDT với nồng độ cao nhất.
    • D.Nếu loài sâu bị giảm số lượng thì loài rắn sẽ tăng số lượng.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 168844

    Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

    (1) Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

    (2) Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường.

    (3) Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.

      (4) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 168846

    Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AaBbDD là:

    • A.4
    • B.2
    • C.6
    • D.8
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 168848

    Đặc điểm nào sau đây không là đặc trưng của quần thể giao phối?

    • A.Độ đa dạng về loài.
    • B.Tỉ lệ giới tính.
    • C.Mật độ cá thể.
    • D.Tỉ lệ các nhóm tuổi.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 168850

    Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}} \times \frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}\) thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình trội ít nhất về 1 tính trạng chiếm 96%. Phát biểu nào sau đây là không đúng với kết quả ở F1?

    • A.Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
    • B.Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.
    • C.Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
    • D.Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 168852

    Quan sát số lượng cây ở trong một quần thể thực vật, người ta đếm được 1000cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

    • A.Mật độ cá thể.
    • B.Tỉ lệ đực/cái.
    • C.Sự phân bố cá thể.
    • D.Thành phần nhóm tuổi.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 168854

    Sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với sự di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.

    Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh trên là:

    • A.\(\frac{1}{{24}}\)
    • B.\(\frac{1}{{36}}\)
    • C.\(\frac{1}{{48}}\)
    • D.\(\frac{1}{{64}}\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 168856

    Một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBbDdEe × AabbDdee, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 168858

    Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,4. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử Aa trong quần thể là:

    • A.0,1.
    • B.0,2.
    • C.0,05.
    • D.0,4.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 168860

    Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?

    • A.XM XM  x  XM Y.
    • B.Xm Xm  x  XMY.
    • C.XM Xm  x  Xm Y.
    • D.XM XM  x  XMY.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 168862

    Phát biểu nào sau đây sai về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái?

    • A.Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật.
    • B.Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước có thể bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
    • C.Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích là một loài sinh vật trong hệ sinh thái.
    • D.Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 168866

    Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là:

    • A.Rắn.
    • B.Châu chấu.
    • C.Nhái.
    • D.Lúa.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 168868

    Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?

    • A.AA × aa.
    • B.AA × Aa.
    • C.aa × aa.
    • D.Aa × Aa.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 168870

    Đặc điểm chung của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

    • A.không có loài nào được lợi.
    • B.ít nhất có một loài bị hại.
    • C.ít nhất có một loài được lợi.
    • D.tất cả các loài đều bị hại.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 168872

    Bằng chứng tiến hóa nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?

    • A.Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
    • B.Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
    • C.ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
    • D.Tất cả các cơ thể sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 168874

    Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?

    • A.Chọn lọc tự nhiên. 
    • B.Giao phối không ngẫu nhiên.
    • C.Di – nhập gen.
    • D.Đột biến.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 168876

    Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở

    • A.động vật. 
    • B.thực vật. 
    • C.nấm.
    • D.vi khuẩn.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 168878

    Khẳng định nào dưới đây không đúng?

    • A.Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường.
    • B.Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
    • C.Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.
    • D.Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen và những tính trạng đã hình thành sẵn.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 168880

    Một loài thực vật có 7 nhóm gen liên kết. Theo lý thuyết, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài có số nhiễm sắc thể là:

    • A.14.
    • B.28.
    • C.7.
    • D.21.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 168882

    Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về 2 cặp gen trong 3 cặp gen đang xét?

    • A.aaBbDd.
    • B.aaBbdd.
    • C.AABBDD.
    • D.AABbDd.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 168884

    Phân tử nào sau đây tham gia cấu tạo nên ribôxôm?

    • A.mARN.
    • B.tARN.
    • C.ADN.
    • D.rARN.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 168885

    Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm:

    • A.các nhân tố sinh thái vô sinh.
    • B.sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.
    • C.thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
    • D.quần thể sinh vật và sinh cảnh.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 168886

    Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm:

    • A.ADN mạch kép và prôtêin loại histôn.
    • B.ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn.
    • C.ARN mạch kép và prôtêin loại histôn.
    • D.ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 168887

    Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

    • A.Lúa → Sâu ăn lúa → Ếch → Rắn hổ mang → Diều hâu.
    • B.Lúa → Ếch → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Diều hâu.
    • C.Lúa → Sâu ăn lúa → Rắn hổ mang → Ếch → Diều hâu.
    • D.Lúa → Sâu ăn lúa → Ếch → Diều hâu → Rắn hổ mang.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 168888

    Mối quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh trong quần xã sinh vật?

    • A.Cây tầm gửi và cây thân gỗ. 
    • B.Trùng roi và mối.
    • C.Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.
    • D.Chim sáo và trâu rừng.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 168889

    Sơ đồ sau minh họa cho dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

    ABCD.EFGH →  ABGFE.DCH

    • A.Chuyển đoạn không chứa tâm động. 
    • B.Đảo đoạn chứa tâm động.
    • C.Chuyển đoạn chứa tâm động. 
    • D.Đảo đoạn không chứa tâm động.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 168890

    Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

    • A.Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã.
    • B.Chim ở Trường Sa.
    • C.Cá ở Hồ Tây.
    • D.Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 168891

    Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh con đầu bị bệnh bạch tạng. Tính xác suất để họ sinh 3 người con gồm 2 con trai bình thường và 1 con gái bạch tạng?

    • A.9/512.
    • B.27/512.
    • C.9/64.
    • D.27/64.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 168892

    Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?

    • A.Động vật bậc thấp, thực vật, vi sinh vật.
    • B.Động vật bậc thấp, vi sinh vật.
    • C.Thực vật, tảo đơn bào và vi khuẩn lam.
    • D.Sinh vật dị dưỡng.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 168893

    Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến đã đạt được thành tựu nào sau đây?

    • A.Tạo giống bông có chứa gen kháng sâu đục thân.
    • B.Tạo ra giống cừu có thể sản xuất sữa chứa protein của người.
    • C.Các giống lúa lai IR8, IR22 và CICA4.
    • D.Tạo giống dâu tằm tứ bội.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 168894

    Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

    • A.UUG, UGA, UAG.
    • B.UAG, UAA, UGA.
    • C.UGU, UAA, UAG.
    • D.UUG, UAA, UGA.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 168895

    Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi?

    1. Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn.
    2. Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
    3. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
    4. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
    5. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
    6. Cá ép sống bám trên cá lớn.

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 168896

    Một quần thể ngẫu phối có kích thước lớn, xét một gen có hai alen A và a nằm trên một cặp NST thường. Ở thế hệ xuất phát có tần số alen A ở giới đực là 0,6 ở giới cái là 0,4. Khi cho các cá thể của quần thể ngẫu phối thu được thế hệ F1. Biết các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau và quần thể không có đột biến và di nhập gen xảy ra. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 là:

    • A.0,16 AA + 0,48Aa + 0.36aa = 1.
    • B.0,24 AA + 0,52Aa + 0,24 aa = 1.
    • C.0,36 AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
    • D.0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 168897

    Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ

    • A.12,5%. 
    • B.50%.
    • C.6,25%.
    • D.25%.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 168898

    Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền là 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa =1. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể là:

    • A.0,2A : 0,8a. 
    • B.0,4A : 0,6a. 
    • C.0,5A : 0,5a.
    • D.0,6A : 0,4a.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?