Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019, Trường TH&THCS Chiềng Ơn
Câu hỏi Tự luận (8 câu):
-
Phần 1: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Ngữ văn 7, tập hai)
-
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai? (0,5 điểm)
Xem đáp án Trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả Hồ Chí Minh.
-
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm):
Xem đáp án Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
-
Nội dung đoạn trích trên là gì? (1 điểm)
Xem đáp án Nội dung: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu biện của lòng yêu nước trong quá khứ.
-
Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1 điểm)
Xem đáp án - Biện pháp tu từ liệt kê.
- Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc.
-
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
-
Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. (2 điểm)
Xem đáp án - Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm tốt.
- Yêu cầu kiến thức:
- Học sinh trình bày được truyền thống yêu nước của Dân tộc ta, được phát huy cao độ qua một chặng dài lịch sử.
- Tình cảm của bản thân đối với thế hệ đi trước, học tập được gì ở những người anh hùng đó.
-
Giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. (5 điểm)
Xem đáp án - Yêu cầu về hình thức:
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
- Trình bày đầy đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Yêu cầu về nội dung:
- Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
- Thân bài:
- Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
- Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
- Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
- Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.
- Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
- Tại sao phải Học, học nữa, học mãi?
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
- Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....
- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...
- Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao?
- (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)
- Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: Đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.