Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, UBND Quận 2
Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Đọc đoạn văn sau: (3 điểm)
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến...”
(Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh)
-
Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên. (1điểm)
Xem đáp án - Hs xác định nội dung chính của đoạn văn: Khẳng định truyền thống quí báu của dân tộc: lòng yêu nước của nhân dân ta; kêu gọi mọi người hãy giữ gìn và phát huy tinh thần yêu nước ấy. (1 điểm)
-
Tìm ít nhất 2 câu rút gọn có trong đoạn trên và bổ sung thêm thành phần câu để câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. (2 điểm)
Xem đáp án - Hs ghi lại 2 câu rút gọn có trong đoạn. (0.5 điểm/câu)
- Bổ sung thêm thành phần câu để câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. (0.5 điểm/câu)
-
“Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã? Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối? Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ? Không sao đâu, vì… Walt Disney từng bị tờ báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland…
Vậy, xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình!”
(Trích “Đừng sợ vấp ngã”- Trái tim có điều kì diệu)
Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) có sử dụng một câu bị động, trình bày lí do vì sao chúng ta không nên sợ “vấp ngã”. (3 điểm)
Xem đáp án - HS viết đoạn văn mạch lạc, đầy đủ số câu; có cảm nhận sâu sắc về vấn đề, nêu được thái độ và hành động đúng trước những “vấp ngã” trong cuộc sống. (2 điểm)
- Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động. (1 điểm)
- GV cân nhắc để quyết định số điểm phù hợp.
-
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có chí thì nên”./. (4 điểm)
Xem đáp án - Yêu cầu chung
- Bài viết thể hiện đúng yêu cầu của văn nghị luận, biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài lập luận chứng minh để tạo lập văn bản; bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu; có liên kết câu, liên kết đoạn.
- Yêu cầu cụ thể
- Về cấu trúc (0.5 điểm)
- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận; phần Thân bài có vận dụng các thao tác lập luận để trình bày ý kiến của mình; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên.
- Về vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
- Điểm 0.5: Xác định được vấn đề cần nghị luận.
- Điểm 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận.
- Về nội dung nghị luận (2.5 điểm)
- Điểm 2.5: Bài viết có các luận điểm, luận cứ rõ ràng, đề cao tinh thần sống có ý chí nghị lực; có phê phán, phản biện vấn đề và nêu giải pháp hợp lý.
- Điểm 0.75 - 2.25: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên.
- Điểm 0.5: Bài làm chỉ có vài ý rời rạc; hoặc viết được một đoạn ngắn.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- GV cân nhắc trên bài làm thực tế để quyết định số điểm phù hợp.
- Về chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm)
- Điểm 0.5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 00: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu./.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.