Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 85521
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Khi ta có ý muốn làm một việc gì đó và tin tưởng chắc chắn vào khả năng của bản thân mình trước sau gì cũng làm được, thì nó sẽ lập tức biến thành nguồn năng lượng mạnh mẽ thúc đẩy ta vượt qua mọi trở ngại. Đó chính là ý chí. Nghĩa là khi ta không ngừng lặp lại trong tâm trí mình một ý muốn nào đó thì hệ thần kinh sẽ tự động hình thành một mệnh lệnh liên tục rồi tìm cách khơi dậy và kết nối với những nguồn lực tiềm ẩn để đạt tới kết quả cho bằng được. Cho nên niềm tin chính là nền tảng để tạo dựng ý chí; không có niềm tin thì không có ý chí. Mà tin tưởng vào bản thân là tin tưởng vào thực lực có sẵn, và tin tưởng luôn những năng lực tiềm ẩn sẽ được đánh thức qua quá trình rèn luyện và nuôi dưỡng. Ngay khi ta chưa nhìn thấy bất cứ tín hiệu nào để biến những việc “không thể” thành “có thể”, ngay cả khi mọi người đều cho rằng nó không thực tế hay nó chưa từng được thực hiện trước đó, nhưng với lòng tin vững chắc rằng điều gì cũng có thể xảy ra nếu ta tìm đúng điều kiện cho nó thì ta vẫn có thể vươn tới thành công một cách ngoạn mục”.
(Trích “Hiểu về trái tim”- Thiền sư Minh Niệm - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2016)
Câu 1. Theo tác giả, khái niệm “ý chí” được hiểu như thế nào?
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 85522
Chỉ ra thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 85523
Theo anh/chị, vì sao “niềm tin là nền tảng để tạo dựng ý chí; không có niềm tin thì không có ý chí”?
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 85524
Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Ngay khi ta chưa nhìn thấy bất cứ tín hiệu nào để biến những việc “không thể” thành “có thể”, ngay cả khi mọi người đều cho rằng nó không thực tế hay nó chưa từng được thực hiện trước đó, nhưng với lòng tin vững chắc rằng điều gì cũng có thể xảy ra nếu ta tìm đúng điều kiện cho nó thì ta vẫn có thể vươn tới thành công một cách ngoạn mục” hay không ? Vì sao?
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 85525
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Mở đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (SGK Ngữ văn 11, tr 39- NXB Giáo dục 2018), nhà thơ Hàn Mặc Tử đưa người đọc vào một thế giới tươi đẹp, tinh khôi, tràn đầy sức sống:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
Nhưng đến khổ thơ thứ hai, người đọc lại bắt gặp một thế giới hoàn toàn khác biệt:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?”
Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ trên, từ đó nhận xét sự thay đổi trong cách cảm nhận thiên nhiên và thể hiện tâm trạng của tác giả.