Đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 Trường THCS Bạch Đằng

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 76995

    Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 là gì?  

    • A.Kháng chiến chống Pháp
    • B.Xây dựng chế độ mới ở Việt Nam
    • C.Kháng chiến- kiến quốc
    • D.Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 76996

    Đâu không phải là những khó khăn và tồn tại của Việt Nam sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)  

    • A.Kinh tế phát triển chưa bền vững
    • B.Một số vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc chưa được giải quyết 
    • C.Tình trạng quan liêu, tham nhũng
    • D.Sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 76997

    Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?  

    • A.Phản ánh ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân của mỗi người Việt Nam
    • B.Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các thế lực thù địch
    • C.Góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế
    • D.Góp phần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 76998

    Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định sau: “thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của nhân dân, vừa là quy luật khách quan của lịch sử Việt Nam”  

    • A.Sai, vì thực tế có hàng loạt người dân miền Nam đã di cư ra nước ngoài do không muốn thống nhất đất nước
    • B.Đúng, vì thống nhất đất nước là nguyện vọng của những người lãnh đạo miền Bắc Việt Nam
    • C.Sai, vì xu thế phát triển của Việt Nam trong lịch sử là phân tán
    • D.Đúng, vì thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh quy luật thống nhất là đúng và đa số người dân đều ủng hộ thống nhất khi 98,8% cử tri đi bỏ phiếu
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 76999

    Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

    • A.Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương
    • B.Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc
    • C.Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ
    • D.Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 77000

    Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?  

    • A.Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.
    • B.Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.
    • C.Bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
    • D.Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, đảm bảo sự chi viện cho miền Nam
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 77001

    Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là

    • A.Tác động của cục diện hai cực, hai phe
    • B.Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp.
    • C.Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
    • D.Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 77002

    Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?

    • A.Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4
    • B.Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)
    • C.Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
    • D.Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 77003

    Tại sao trong kế hoạch Rơve, thực dân Pháp lại phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4?

    • A.Để ngăn chăn sự chi viện từ liên khu 3 - 4 cho Việt Bắc
    • B.Để ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
    • C.Để cô lập Việt Bắc, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta
    • D.Để mở rộng phạm vi chiếm đóng của quân Pháp
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 77004

    Loại quả nào đã được quân dân ta sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?  

    • A.Bưởi
    • B.Dừa
    • C.Cam
    • D.Chanh
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 77005

    Cuộc chiến đấu giam chân quân Pháp tại Hà Nội trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến diễn ra trong bao nhiêu ngày?

    • A.2 tuần
    • B.55 ngày
    • C.60 ngày
    • D.một tháng
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 77006

    Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 do Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?  

    • A.Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
    • B.Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới
    • C.Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên
    • D.Làm phá sản âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 77007

    Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm  

    • A.Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
    • B.Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
    • C.Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ
    • D.Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 77008

    Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam sau năm 1954 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

    • A.Chia cắt lâu dài Việt Nam
    • B.Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương
    • C.Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
    • D.Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 77009

    Nhiệm vụ cơ bản, đầy đủ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là  

    • A.Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
    • B.Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
    • C.Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
    • D.Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 77010

    Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) không mang ý nghĩa nào sau đây?  

    • A.Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến
    • B.Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn
    • C.Khối liên minh công- nông được củng cố
    • D.Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 77011

    Nguyên nhân chính nào dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1953-1957)?  

    • A.Đấu tố tràn lan, thô bạo
    • B.Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế
    • C.Do sự chống phá của các thế lực thù địch
    • D.Do trình độ của những người tham gia đấu tố còn hạn chế
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 77013

    Nguyên nhân sâu xa để Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là  

    • A.Để củng cố khối liên minh công- nông
    • B.Để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
    • C.Thực hiện “khẩu hiệu người cày có ruộng”
    • D.Để giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 77015

    Nguyên nhân quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam? 

    • A.Sự chi viện của hậu phương miền Bắc 
    • B.Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của các nước XHCN
    • C.Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam
    • D.Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 77017

    Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là  

    • A.Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
    • B.Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
    • C.Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới
    • D.Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 77020

    Tình hình Việt Nam sau hiệp đinh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có điểm gì nổi bật?  

    • A.Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước
    • B.Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam
    • C.Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
    • D.Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 77022

    Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985 là  

    • A.Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền
    • B.Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn 
    • C.Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
    • D.Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 77024

    Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

    • A.Do tác động của cục diện hai cực, hai phe
    • B.Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm
    • C.Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
    • D.Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 77026

    Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ? 

    • A.Chiến lược toàn cầu
    • B.Thực dân kiểu mới
    • C.Trả đũa ồ ạt
    • D.Phản ứng linh hoạt
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 77028

    “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ, Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa...” Hai câu thơ trên nhắc đến hiện tượng gì trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975

    • A.Đất nước bị chia cắt thành hai miền
    • B.Kháng chiến chống Mĩ trên cả nước
    • C.Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước
    • D.Cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực sau chiến tranh
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 77030

    Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?  

    • A.Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
    • B.Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm
    • C.Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng
    • D.Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 77032

    Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam được xác định tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1959) là  

    • A.Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân
    • B.Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng
    • C.Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng vũ trang nhân dân
    • D.Đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường chính trị hòa bình
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 77034

    Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu- đông năm 1950 là

    • A.Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
    • B.Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve
    • C.Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
    • D.Khai thông con đường liên lạc quốc tế
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 77036

    Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi được Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện trong bối cảnh lịch sử như thế nào?  

    • A.Quân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
    • B.Ngân sách cho chiến tranh Đông Dương bị cắt giảm
    • C.Kế hoạch “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” bị phá sản
    • D.Phạm vị chiếm đóng của quân Pháp được mở rộng
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 77038

    Công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam từ năm 1950 không nhằm thực hiện phương châm nào?  

    • A.Phục vụ kháng chiến
    • B.Phục vụ dân sinh
    • C.Phục vụ sản xuất
    • D.Phục vụ dân tộc
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 77040

    Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)  

    • A.Hoàn cảnh lịch sử
    • B.Trọng tâm cải cách
    • C.Vai trò của Đảng cộng sản
    • D.Kết quả cải cách
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 77042

    Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào?

    • A.Chiến dịch Tây Nguyên
    • B.Hiệp định Pari
    • C.Chiến dịch Huế Đà Nẵng
    • D.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 77044

    Nhân vật lịch sử nào là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986?  

    • A.Lê Duẩn
    • B.Trường Chính
    • C.Nguyễn Văn Linh
    • D.Đỗ Mười
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 77046

    Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) quân dân miền Bắc đã thể hiện chân lý  

    • A.Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ
    • B.Không gì quý hơn độc lập tự do
    • C.Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
    • D.Tất cả vì miền Nam ruột thịt
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 77048

    Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?  

    • A.Mỏ Cày
    • B.Châu Thành
    • C.Giồng Trôm
    • D.Ba Tri
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 77050

    Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng  

    • A.quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam
    • B.chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam
    • C.cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956
    • D.ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 77052

    Nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc từ năm 1951 đến năm 1954 do mặt trận nào đảm nhiệm

    • A.Mặt trận Việt Minh
    • B.Hội Liên Việt
    • C.Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào
    • D.Mặt trận Liên Việt
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 77054

    Sự phát triển của hậu phương (1950-1953) có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam? 

    • A.Đặt cơ sở cho sự xây dựng chế độ mới sau này
    • B.Tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến thắng lợi
    • C.Tạo bước ngoặt của cho cuộc kháng chiến chống Pháp
    • D.Cho thấy sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 77056

    Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai khi đang tiến hành chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?  

    • A.Chiến tranh đặc biệt
    • B.Chiến tranh cục bộ
    • C.Việt Nam hóa chiến tranh
    • D.Đông Dương hóa chiến tranh
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 77058

    Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 là gì?  

    • A.Đè bẹp ý chí xâm lược của Mĩ
    • B.Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán, kí hiệp định Pari
    • C.Bảo vệ được miền Bắc xã hội chủ nghĩa
    • D.Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?