Bài kiểm tra
Đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 Trường THCS Ngọc Hồi
1/40
45 : 00
Câu 1: Tại sao thời Nguyễn diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?
Câu 2: Chính sách nào về ruộng đất được đánh giá là thực hiện có hiệu quả nhất của nhà Nguyễn?
Câu 3: Vì sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?
Câu 4: Vì sao nhà Nguyễn lại hạn chế buôn bán với các nước phương Tây?
Câu 5: Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì?
Câu 6: Đâu không phải thách thức nhà Nguyễn phải đối mặt khi mới thành lập?
Câu 7: “Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn
Mục Dã, Minh Điều hữu Võ Thang”
Hai câu thơ trên là khẩu hiệu hành động của cuộc khởi nghĩa nào?
Câu 8: “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?
Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An và kéo dài hơn 30 năm?
Câu 10: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung?
Câu 11: Năm 1993, công trình kiến trúc nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
Câu 12: Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?
Câu 13: Vì sao vua Quang Trung lại yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa?
Câu 14: Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?
Câu 15: “Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ thấy ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy”.
Câu nói trên muốn nhắc đến vị vua nào?
Câu 16: Đông Định Vương là tên hiệu của nhân vật lịch sử nào?
Câu 17: Đâu không phải lý do quân Tây Sơn nhanh chóng giành thắng lợi trong trận giao tranh với quân Trịnh ở Phú Xuân?
Câu 18: Vì sao Nguyễn Huệ lại sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” khi tiến quân ra Bắc?
Câu 19: Chính quyền họ Trịnh và Nguyễn bị tiệt diệt có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
Câu 20: Nguyên nhân chính nào giúp Nguyễn Huệ có thể thu phục được những trí sĩ Bắc Hà có tài?
Câu 21: Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
- A. Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước
- B. Đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang, bảo vệ độc lập dân tộc
- C. Xóa bỏ ranh giới sông Gianh - Lũy Thầy, thống nhấ hoàn toàn đất nước
- D. D. Xây dựng một vương triều tiến bộ, mở ra cơ hội phát triển cho đất nước
Câu 22: “Vì trưng thu quá mức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôn mà phải xé chài lười…”
Đoạn trích trên phản ánh điều gì về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
Câu 23: Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm?
Câu 24: Vì sao trong thế kỉ XVIII, nông dân lại vùng lên đấu tranh chống chính quyền phong kiến?
Câu 25: Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị Đàng Ngoài?
Câu 26: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
Câu 27: Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?
Câu 28: Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?
Câu 29: Giáo dục khoa cử của nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX có điểm hạn chế gì?
Câu 30: Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây?
Câu 31: Vì sao văn hóa dân gian lại có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỉ XIX- nửa đầu thế kỉ XX?
Câu 32: Sự phát triển của văn học chữ Nôm trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc?
Câu 33: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nét đặc sắc của nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX so với các thế kỉ trước đó?
Câu 34: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.”
Những câu thơ trên gợi nhắc đến làng nghề nào?
Câu 35: “Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”
Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?
Câu 36: Vì sao Quang Trung cần khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh?
Câu 37: Những chính sách xây dựng đất nước dưới thời vua Quang Trung có tác dụng gì quan trọng nhất đối với lịch sử dân tộc?
Câu 38: Một trong những nguyên nhân chính đưa đến thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là
Câu 39: Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ...lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau...Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng” (Trích “Phủ biên tạp lục”)
Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?
Câu 40: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?