Bài kiểm tra
Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
1/40
45 : 00
Câu 1: Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là gì?
- A. Một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc
- B. Đảng lãnh đạo cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
- C. Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước
- D. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong đường lối kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)?
- A. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- B. Miền Bắc vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vừa làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- C. Miền Nam vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vừa làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- D. Cả hai miền thực hiện cùng một lúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 3: Cách thức cai trị của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) có điểm gì khác so với người Pháp trước đây?
Câu 4: Trong thời kì 1954 -1975, sự kiện nào dưới đây làm thất bại âm mưu “lấp sông Bến Hải, tấn công miền Bắc” của Mĩ - Diệm?
Câu 5: Đâu không phải là lý do để người Mĩ lựa chọn Ngô Đình Diệm trở thành quân bài chính ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954?
Câu 6: Đâu không phải điểm bất lợi khi Việt Nam quyết tâm kiên trì con đường bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước sau năm 1954?
Câu 7: Tại sao chế độ phong kiến đã bị lật đổ nhưng vẫn cần phải tiến hành cải cách ruộng đất ở Việt Nam?
Câu 8: Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) có tác động như thế nào đến tiến trình cách mạng Việt Nam?
Câu 9: Nguyên nhân chính khiến cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam gặp phải những hạn chế là gì?
Câu 10: Qua quá trình tổ chức và lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957), bài học kinh nghiệm quan trọng nhất để là cho Đảng là gì?
Câu 11: Tại thời điểm kí kết hiệp định hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, tình hình thế giới có điểm gì tương đồng?
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hiệp định Pari năm 1973 và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?
Câu 13: Về nội dung, điểm giống nhau quan trọng nhất giữa Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) là
Câu 14: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đều
- A. đánh dấu chấm dứt các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc.
- B. quy định về khu vực tập kết, thời gian chuyển quân, phạm vi chiếm đóng.
- C. là những văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
- D. phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường
Câu 15: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
Câu 16: Một trong những điểm khác của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là
Câu 17: Thuận lợi căn bản nhất được tạo ra từ hiệp định Pari năm 1973 giúp nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam là gì?
Câu 18: Bài học kinh nghiệm nào đã được Đảng và chính phủ Việt Nam rút ra từ hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và vận dụng thành công ở hiệp định Pari năm 1973?
Câu 19: Trong đông - xuân 1953-1954, Bộ chính trị xác định phương châm chiến lược của các cuộc tấn công quân sự là gì?
Câu 20: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về hướng tiến công chiến lược của quân đội Việt Nam trong đông-xuân 1953-1954?
- A. Đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
- B. Mục đích là để phá khối cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ
- C. Khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán của Pháp, làm kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản
- D. Buộc Nava phải tiếp tục điều quân từ Âu- Phi về tăng cường cho đồng bằng Bắc Bộ
Câu 21: Điểm khác biệt trong việc chỉ đạo mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 so với phương hướng chiến lược mà Đảng ta đề ra trong Đông Xuân 1953 - 1954 là gì?
Câu 22: Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: kế hoạch Nava vừa ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại?
Câu 23: Kế hoạch Nava khi vừa mới ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại vì
Câu 24: Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là
Câu 25: Các kế hoạch Rơve, Đờlát đơ Tátxinhi và Nava của thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?
Câu 26: Mục đích chung giữa ba kế hoạch quân sự của Pháp: Đờ Lát đơ Tátxinhi, Rơve, Nava là
Câu 27: Điểm chung giữa các kế hoạch quân sự: kế hoạch tấn công Việt Bắc (1947); kế hoạch Rơve; kế hoạch Nava của thực dân Pháp triển khai ở Đông Dương là
Câu 28: Việc Mĩ giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) có nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ hay không? Vì sao?
Câu 29: Việc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951-1953) đã thể hiện âm mưu chủ yếu gì đối với khu vực Đông Nam Á?
Câu 30: Trong đông - xuân 1953-1954, Bộ chính trị xác định phương châm chiến lược của các cuộc tấn công quân sự là gì?
Câu 31: Đâu không phải là lý do khiến cho giai cấp tư sản Việt Nam không thể nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng?
Câu 32: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng có điểm gì giống nhau?
Câu 33: Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc hệ tư tưởng của
Câu 34: Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào sau đây đối với lịch sử trong những năm 20 của thế kỷ XX?
Câu 35: Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của 3 tổ chức cộng sản ra đời 1930 ở Việt Nam là gì?
Câu 36: Vì sao năm 1929 ở Việt Nam lại có sự đấu tranh giữa hai xu hướng xung quanh vấn đề thành lập Đảng?
Câu 37: Đâu không phải là nguyên nhân đưa tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930?
Câu 38: Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong 3 thập niên đầu thế kỉ XX?
Câu 39: Nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 là
- A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.
- B. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc.
- C. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- D. Quá trình chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu 40: Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam so với cách mạng vô sản ở phương Tây là gì?
- A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua 3 bước phát triển, trước hết là giải phóng dân tộc
- B. Tiến hành ngay một cuộc đấu tranh giai cấp để tiến tới xã hội cộng sản
- C. Tiến hành đồng thời đấu tranh dân tộc và giai cấp để tiến tới xã hội cộng sản
- D. Chỉ cần tiến hành cuộc đấu tranh dân tộc để đi tới xã hội cộng sản