Đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2019 - Trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 159519

    Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,1 mol NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3 và còn lại 1,6 gam Fe không tan. Giá trị của m là:

    • A.5,6 
    • B.8,4
    • C.7,2
    • D.10
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 159520

    Cho lần lượt 23,2 gam Fe3O4 và 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu để hòa tan các chất rắn trên là :

    • A.1,5 lít 
    • B.0,9 lít 
    • C.1,1 lít 
    • D.0,8 lít
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 159522

    Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl3. Mỗi mũi tên là một phản ứng, hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hoá khử

    • A.4
    • B.3
    • C.5
    • D.6
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 159524

    Dùng phèn nhôm–kali (Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O) không nhằm mục đích

    • A.dùng làm chất cầm màu.
    • B.làm trong nước.
    • C.dùng trong công nghiệp sản xuất giấy. 
    • D.khử chua cho đất.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 159526

    Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

    • A.KCl, NaNO3
    • B.NaCl, H2SO4
    • C.NaOH, HCl. 
    • D.Na2SO4, KOH.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 159528

    Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai:

    • A.Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2 
    • B.Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
    • C.Fe + Cl2 → FeCl
    • D.3Fe + 2O2 → Fe3O4
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 159530

    Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa hỗn hợp Al(NO3)3, HCl, HNO3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

    Giá trị của a là

    • A.1,2. 
    • B.1,25. 
    • C.0,8. 
    • D.1,5.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 159532

    Cặp chất không xảy ra phản ứng là

    • A.Na2O và H2O. 
    • B.dung dịch NaOH và Al2O3.
    • C.dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. 
    • D.dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 159534

    Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y → Z → Al(OH)3. X, Y, Z lần lượt có thể là

    • A.AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2 
    • B.AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3
    • C.Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl
    • D.Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 159536

    Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

    • A.có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 
    • B.có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
    • C.chỉ có kết tủa keo trắng. 
    • D.không có kết tủa, có khí bay lên.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 159538

    Cách đây hơn hai ngàn năm, người Trung Hoa đã biết dùng sắt để chế la bàn và đến ngày nay loại la bàn đó vẫn còn được sử dụng. Nhờ tính chất vật lí nào mà sắt có ứng dụng đó ?

    • A.Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt 
    • B.Nhiệt độ nóng chảy cao
    • C.Có khối lượng riêng lớn 
    • D.Có tính nhiễm từ
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 159540

    Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe , FeS , FeS2 và S vào dung dịch HNO3 loãng dư, giải phóng 8,064 lít NO ( là sản phẩm khử duy nhất ở đtkc ) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan hết lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn không tan . Giá trị của a gam là

    • A.
    • B.7.24 
    • C.8.24 
    • D.9.76
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 159542

    Chất có tính chất lưỡng tính là

    • A.NaCl. 
    • B.Al(OH)3
    • C.AlCl3
    • D.NaOH.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 159544

    Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch

    • A.HNO3 loãng. 
    • B.KOH. 
    • C.HCl. 
    • D.H2SO4 loãng.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 159546

    Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

    • A.400
    • B.300
    • C.100
    • D.200
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 159548

    Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm. Nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là

    • A.Cs. 
    • B.K
    • C.Li
    • D.Na
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 159550

    Thép là hợp kim của sắt chứa

    • A.hàm lượng cacbon nhỏ hơn 2%. 
    • B.hàm lượng cacbon lớn hơn 2%.
    • C.hàm lượng cacbon nhỏ hơn 0,2%. 
    • D.hàm lượng cacbon lớn hơn 0,2%.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 159552

    Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là

    • A.2
    • B.1
    • C.3
    • D.4
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 159554

    Tiến hành các thí nghiệm sau :
    (1) cho dd NaOH vào dd Ca(HCO3)2
    (2) Cho dd HCl tới dư vào dd NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
    (3) Sục khí H2S vào dd FeCl2
    (4) Sục khí NH3 tới dư vào dd AlCl3
    (5) Sục khí CO2 tới dư vào dd NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
    (6) Sục khí etilen vào dd KMnO4.
    Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa ?

    • A.5
    • B.3
    • C.6
    • D.4
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 159556

    Cặp kim loại luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit là:

    • A.Al-Ca. 
    • B.Fe-Cr. 
    • C.Cr-Al. 
    • D.Fe-Mg.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 159558

    Thành phần nào của cơ thể người có nhiều sắt nhất ?

    • A.Tóc 
    • B.Răng 
    • C.Máu 
    • D.Da
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 159560

    Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất của Fe kim loại?

    • A.Dẫn điện và nhiệt tốt. 
    • B.Có tính nhiễm từ.
    • C.Kim loại nặng, khó nóng chảy. 
    • D.Màu vàng nâu, cứng và giòn.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 159562

    Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch

    • A.Mg(NO3)2
    • B.Cu(NO3)2
    • C.Ca(NO3)2
    • D.KNO3.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 159564

    Để phân biệt hai dung dịch KNO3 và Zn(NO3)2 đựng trong hai lọ riêng biệt, ta có thể dùng dung dịch

    • A.NaOH. 
    • B.NaCl. 
    • C.HCl. 
    • D.MgCl2.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 159566

    Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm

    • A.IIIA. 
    • B.IIA. 
    • C.IA. 
    • D.IVA.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 159568

    Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là

    • A.Na
       
    • B.Ba
    • C.Fe
    • D.K
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 159569

    Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,18 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 gam chất rắn. Giá trị của m là:

    • A.2,16 gam. 
    • B.5,04 gam. 
    • C.4,32 gam. 
    • D.2,88 gam.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 159571

    Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2

    • A.điện phân dung dịch CaCl2
    • B.dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
    • C.điện phân CaCl2 nóng chảy. 
    • D.nhiệt phân CaCl2.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 159574

    Phát biểu nào sai khi nói về nước cứng:

    • A.Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Mg2+
    • B.Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa ion HCO3-
    • C.Nước cứng vĩnh cữu là nước cứng có chứa ion CO32- và Cl-
    • D.Nước mềm là nước có chứa ít ion Ca2+ và Mg2+
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 159575

    Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X thu được dung dịch Y và V lít CO2 (đktc). Thêm nước vôi trong dư vào dung dịch Y thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

    • A.11,2 và 40. 
    • B.16,8 và 60. 
    • C.11,2 và 60. 
    • D.11,2 và 90.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 159578

    Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa?

    • A.40 gam. 
    • B.20 gam. 
    • C.30 gam. 
    • D.25 gam.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 159580

    X là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy X với NaOH trong không khí thu được chất Y có màu vàng dễ tan trong nước. Y tác dụng với axit chuyển thành chất Z có màu da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X. Chất Z oxi hóa HCl thành khí T. Chọn phát biểu sai:

    • A.T là khí H2 
    • B.Y là Na2CrO4 
    • C.Z là Na2Cr2O
    • D.X là Cr2O3
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 159582

    Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là

    • A.Na2CO3, CO2, H2O. 
    • B.Na2O, CO2, H2O.
    • C.NaOH, CO2, H2O. 
    • D.NaOH, CO2, H2.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 159584

    Ngâm một miếng sắt kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì

    • A.lượng khí bay ra ít hơn
    • B.lượng khí bay ra không đổi
    • C.lượng khí bay ra nhiều hơn
    • D.lượng khí ngừng thoát ra (do Cu bám vào miếng sắt)
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 159586

    Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó?

    • A.Ca(OH)2
    • B.NaOH. 
    • C.NH3
    • D.HCl.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 159588

    Hoà tan hết 5,00 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2(đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan nặng

    • A.5,825 gam. 
    • B.11,100 gam. 
    • C.7,800 gam. 
    • D.8,900 gam.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 159590

    Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là

    • A.Xiđerit (FeCO3). 
    • B.Manhetit (Fe3O4). 
    • C.Hematit (Fe2O3). 
    • D.Pyrit (FeS2).
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 159592

    Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

    • A.Cu + dung dịch FeCl3
    • B.Fe + dung dịch FeCl3.
    • C.Cu + dung dịch FeCl2
    • D.Fe + dung dịch HCl.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 159594

    Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

    • A.N2, NO2, CO2, CH4, H2 
    • B.NH3, SO2, CO, Cl2
    • C.N2, Cl2, O2, CO2, H2 
    • D.NH3, O2, N2, CH4, H2
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 159596

    Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là

    • A.3,36 lít. 
    • B.2,24 lít. 
    • C.4,48 lít. 
    • D.6,72 lít.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?