Đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP Hồ Chí Minh

Câu hỏi Trắc nghiệm (32 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 159407

    Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch HCl thì cần dùng ít nhất bao nhiêu mol HCl? 

    • A.0,6. 
    • B.0,3. 
    • C.0,15. 
    • D.0,2. 
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 159408

    Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là 

    • A.3
    • B.4
    • C.1
    • D.2
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 159409

    Tính chất hóa học nào sau đây của Al2O3 là đúng nhất? 

    • A.Oxit lưỡng tính.
    • B.Oxit axit. 
    • C.Oxit trung tính. 
    • D.Oxit bazơ. 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 159410

    Tính khử của Al được đánh giá như thế nào? 

    • A.Yếu. 
    • B.Trung bình. 
    • C.Mạnh. 
    • D.Kém
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 159411

    Hòa tan 5,6 gam mẫu gang trong dung dịch HCl dư thu được 2,1728 lít khí H2 (đktc). Hàm lượng Fe trong mẫu gang là 

    • A.95%. 
    • B.96%. 
    • C.97%. 
    • D.98% 
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 159412

    Cho các dung dịch: HCl, NaOH, CuSO4, NaCl, Ba(OH)2, HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng, H2SO4 loãng, NaHSO4 loãng. Al2O3 tan được trong bao nhiêu dung dịch? 

    • A.5
    • B.4
    • C.6
    • D.7
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 159413

    Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4. Khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là 

    • A.0,45. 
    • B.0,35. 
    • C.0,25.
    • D.0,05
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 159414

    Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác. Phần trăm khối lượng của cacbon trong gang là bao nhiêu?

    • A.6 - 10%. 
    • B.2 - 5%. 
    • C.1% - 3%. 
    • D.2 - 6%. 
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 159415

    Ở điều kiện thích hợp Fe phản ứng với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt(II)? 

    • A.HNO3 dư. 
    • B.S. 
    • C.Cl2
    • D.O2
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 159416

    Công thức hóa học nào sau đây là của oxit sắt từ? 

    • A.Fe2O3
    • B.FeO. 
    • C.FexOy
    • D.Fe3O4
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 159417

    Phát biểu nào sau đây về tính chất hóa học nào sau đây của Al(OH)3 là đúng nhất?

    • A.Không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. 
    • B.Không có tính axit.
    • C.Tính khử. 
    • D.Hiđroxit lưỡng tính.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 159418

    Cho ít bột sắt vào dd HNO3 loãng dư, hiện tượng quan sát được nào sau đây là đúng? 

    • A.Sắt tan, tạo khí nâu và dung dịch màu lục nhạt. 
    • B.Sắt tan, tạo khí không màu dễ hóa nâu và dung dịch màu vàng. 
    • C.Sắt tan, tạo khí không màu dễ hóa nâu và dung dịch không màu.
    • D.Sắt tan, tạo khí không màu và dung dịch không màu. 
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 159419

    Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng. Nếu sản phẩm khử duy nhất là khí NO thì sẽ thu được bao nhiêu lít NO ở điều kiện chuẩn? 

    • A.2,24. 
    • B.3,36.
    • C.4,48. 
    • D.6,72
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 159420

    Phương trình phản ứng nào sau đây chứng minh hợp chất sắt(III) có tính oxi hóa? 

    • A.Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O. 
    • B.Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
    • C.FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl. 
    • D.2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O. 
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 159421

    Nhôm được dùng làm giấy gói thực phẩm là do có đặc tính nào sau đây? 

    • A.Nhôm không độc. 
    • B.Nhôm là kim loại bền. 
    • C.Nhôm có tính dẻo cao và không độc. 
    • D.Nhôm có tính dẻo cao
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 159422

    Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng quan sát được nào sau đây đúng? 

    • A.Có kết tủa trắng rồi tan, sau đó kết tủa trở lại. 
    • B.Có kết tủa trắng, không thấy kết tủa tan. 
    • C.Không có kết tủa. 
    • D.Có kết tủa trắng rồi tan dần đến hết. 
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 159423

    Khẳng định nào sau đây về tính khử của Fe là đúng? 

    • A.Mạnh hơn Zn.
    • B.Xếp loại trung bình. 
    • C.Mạnh hơn Al. 
    • D.Yếu hơn Sn. 
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 159424

    Trong các sơ đồ phản ứng hoá học sau đây, có bao nhiêu trường hợp liệt kê sai sản phẩm?

    (1) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O

    (2) Fe(OH)3 + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

    (3) FeO + HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + H2O

    (4) Al + HNO3 loãng, nguội → Al(NO3)3 + H2

    (5) Cu + HCl → CuCl2 + H2

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 159425

    Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 350 ml dung dịch NaOH 1M. Khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là 

    • A.7,8 gam. 
    • B.3,12 gam. 
    • C.3,90 gam.
    • D.4,68 gam. 
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 159426

    Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH. Hiện tượng quan sát được nào sau đây là đúng? 

    • A.Kết tủa trắng xanh rồi tan. 
    • B.Kết tủa vàng nâu. 
    • C.Kết tủa nâu đỏ rồi dần chuyển trắng xanh. 
    • D.Kết tủa trắng xanh rồi dần chuyển đỏ nâu.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 159427

    Thể tích dung dịch HNO3 2M (loãng) cần để hòa tan vừa đủ 10,8 gam FeO (chỉ tạo khí NO) là 

    • A.250 ml. 
    • B.0,25 ml. 
    • C.200 ml. 
    • D.0,2 ml. 
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 159428

    Trong sản xuất Al từ quặng boxit, người ta hòa tan Al2O3 vào criolit nóng chảy thu được hỗn hợp lỏng ở 900oC rồi tiến hành điện phân. Dưới đây là một số nhận xét về lợi ích của việc dùng criolit:

    (1) Tạo hỗn hợp lỏng dẫn điện tốt hơn.

    (2) Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

    (3) Hỗn hợp lỏng bảo vệ được nhôm.

    Có bao nhiêu nhận xét đúng? 

    • A.1
    • B.2
    • C.0
    • D.3
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 159429

    Thể tích khí hiđro (đkc) thu được khi cho 8,1 gam Al tan hết trong dung dịch NaOH có dư là 

    • A.6,72 lít. 
    • B.10,08 lít. 
    • C.8,96 lít. 
    • D.4,48 lít. 
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 159430

    Cho 11,2 gam Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng. Khối lượng muối (khan) thu được là 

    • A.80 gam. 
    • B.40 gam. 
    • C.30,4 gam. 
    • D.50,4 gam.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 159431

    Nhôm tác dụng với phi kim.

    a) Cho Al tác dụng với O2, Cl2. Viết công thức hóa học của các sản phẩm. 

    b) Vì sao nhôm tác dụng dễ dàng với oxi mà lại bền trong không khí? 

  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 159432

    Nung nóng hỗn hợp gồm Al2O3, Al và Al(OH)3 trong không khí cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm. 

  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 159433

    Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm.

  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 159434

    Cho dãy các oxit sắt: FeO, Fe2O3, Fe3O4.

    a) Oxit nào không có trong tự nhiên?

    b) Oxit nào có tính khử và có trong tự nhiên?

  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 159435

    Viết phương trình hóa học xảy ra trong các câu sau:

    a) Từ Fe, chọn phản ứng thích hợp để điều chế FeSO4. Viết phương trình phản ứng minh họa. 

    b) Hòa tan Cu vào dung dịch FeCl3.

  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 159436

    Khi hòa tan Fe2O3 vào các dung dịch HCl, H2SO4, HNO3 thì chỉ xảy ra một phản ứng duy nhất. Thu được dung dịch muối sắt(III).

    a) Viết phương trình hóa học của phản ứng nêu trên. 

    b) Fe2O3 thể hiện tính chất gì trong phản ứng?

  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 159437

    Học sinh hãy trình bày vắn tắt cách giải câu số 21. 

  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 159438

    Hòa tan hoàn toàn 5,08 gam FeCl2 vào nước được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra bao nhiêu gam chất kết tủa?

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?