Đề thi HK2 môn Hóa lớp 10 năm 2019 - Trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc

Câu hỏi Trắc nghiệm (12 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 11307

    Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân người ta dùng chất bột rắc lên thủy ngân rồi gom lại. Chất bột đó là?

    • A.Vôi sống 
    • B.Cát
    • C.Lưu huỳnh 
    • D.Muối ăn
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 11308

    Cho AgNO3 dư vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 mol NaF; 0,06 mol NaI. Khối lượng kết tủa thu được là

    • A.13,02 gam. 
    • B.14,1 gam.
    • C.5,08 gam. 
    • D.19,18 gam.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 11309

    Trong phản ứng hóa học sau: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. SO2 đóng vai trò là

    • A.Chất khử.
    • B.Chất oxi hóa.
    • C.Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. 
    • D.Chất môi trường.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 11310

    Chất nào sau đây không dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?

    • A.KMnO4
    • B.H2O2
    • C.KClO
    • D.H2O
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 11311

    Dung dịch H2SO4 đặc không dùng làm khô khí nào sau đây?

    • A.SO2 
    • B.H2
    • C.Cl2 
    • D.O2
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 11312

    Số oxi hóa phổ biến của nguyên tố lưu huỳnh trong các hợp chất hóa học là

    • A.-2, 0, +2, +4, +6. 
    • B.-2, 0, +4, +6. 
    • C.-2, +4, +6. 
    • D.-1, +2, +4, +6.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 11313

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A.HCl có tính axit, tính oxi hóa và tính khử.
    • B.O2 và O3 cùng có tính oxi hóa nhưng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn.
    • C.H2SO3 và H2SO4 cùng có tính oxi hóa nhưng H2SO4 có tính oxi hóa mạnh hơn.
    • D.HBr và HI đều có tính khử nhưng HBr có tính khử mạnh hơn.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 11314

    Trong hợp chất clorua vôi, số oxi hóa của clo là

    • A.-1 và +1. 
    • B.-1. 
    • C.+1
    • D.0
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 11315

    Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
    a. KI + O3 + H2O →
    b. FeS2 + O2 →
    c. NaOH (loãng) + Cl2 →
    d. FeCO3 + H2SO4 (đặc, nóng) →

  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 11316

    Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn đựng trong các ống nghiệm riêng biệt sau (viết phương trình hóa học xảy ra nếu có): KOH; NaI; K2SO4; MgCl2.

  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 11317

    Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 500 ml dung dịch HCl vừa đủ thu được 5,6 lít khí (ở đktc).
    a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
    b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong X và nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng.

  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 11318

    Hòa tan 22,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 80% (đặc, nóng) vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 15,68 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch B.
    a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A.
    b. Tính C% mỗi chất trong dung dịch B.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?