Đề thi HK2 môn Hóa lớp 10 năm 2019 - Trường THPT Lê Xoay

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 10842

    Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

    • A.HBr, HI, HCl. 
    • B.HI, HBr, HCl.
    • C.HI, HCl, HBr. 
    • D.HCl, HBr, HI.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 10845

    Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?

    • A.Nhận 2 electron. 
    • B.Nhường 1 electron. 
    • C.Nhận 1 electron. 
    • D.Nhường 2 electron.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 10848

    Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?

    • A.Bình thủy tinh không màu. 
    • B.Bình nhựa (chất dẻo).
    • C.Bình thủy tinh màu xanh. 
    • D.Bình thủy tinh màu nâu.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 10851

    Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm?

    • A.Cl2 + H2O→ HCl + HClO.
    • B.Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4.
    • C.H2 + Cl2 → 2HCl.
    • D.NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 10854

    Cho 5,6 gam Fe tác dụng Cl2 dư thì khối lượng muối thu được là

    • A.16,25. 
    • B.12,7. 
    • C.26,9. 
    • D.32,5.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 10857

    Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là

    • A.3/7. 
    • B.4/7. 
    • C.1/7. 
    • D.3/14.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 10860

    Cho phản ứng: Cr2O3 + KNO3 + KOH → K2CrO4 + KNO2 + H2O. Hệ số của chất oxi hóa trong phản ứng trên sau khi cân bằng với bộ hệ số nguyên tối giản nhất là

    • A.4
    • B.6
    • C.3
    • D.2
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 10863

    Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tính khử của các ion halogenua tăng dần?

    • A.F- < Cl- < Br- < I-
    • B.I-< Br- < Cl- < F-
    • C.Br- < I- < Cl- < F-
    • D.Cl- < F- < Br- < I-
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 10866

    Axit hipoclorơ có công thức là

    • A.HClO. 
    • B.HClO3
    • C.HCl. 
    • D.HClO2.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 10869

    Thí nghiệm nào sau đây không có khí bay ra?

    • A.Cho Al vào dung dịch HCl đặc nguội, dư.
    • B.Cho MgO vào dung dịch HCl dư.
    • C.Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc dư. 
    • D.Cho NaCl rắn vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 10872

    Trong hợp chất, Clo có các trạng thái oxi hóa là

    • A.-1. 
    • B.-1, +1, +3, +5, +7.
    • C.-1, 0, +1, +3, +5, +7. 
    • D.-1, +1, +2, +3, +5, +7.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 10875

    Nghiên cứu tác dụng của iot với hồ tinh bột, người ta làm thí nghiệm như sau: cho vào ống nghiệm một ít hồ tinh bột. Nhỏ một giọt nước iot vào ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó để nguội. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là

    • A.lúc đầu hỗn hợp chuyển sang màu xanh, sau đó mất màu khi đun nóng và lại xuất hiện màu xanh trở lại khi để nguội.
    • B.lúc đầu hỗn hợp chuyển sang màu đen, sau đó có màu xanh khi đun nóng và xuất hiện màu trắng khi để nguội.
    • C.lúc đầu hỗn hợp chuyển sang màu xanh, sau đó mất màu khi đun nóng và có màu trắng của hồ tinh bột khi để nguội.
    • D.lúc đầu hỗn hợp chuyển sang màu đen, sau đó mất màu khi đun nóng và xuất hiện màu đen khi để nguội.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 10878

    Số electron trong các obitan p của nguyên tử Cl (Z = 17) là

    • A.10
    • B.9
    • C.8
    • D.11
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 10881

    Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?

    • A.Dung dịch NaI + dung dịch AgNO3
    • B.Dung dịch NaBr + dung dịch AgNO3.
    • C.Dung dịch NaCl + dung dịch AgNO3
    • D.Dung dịch NaF + dung dịch AgNO3.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 10884

    Clo không phản ứng với chất nào sau đây?

    • A.Ca(OH)2.
    • B.HI. 
    • C.NaBr. 
    • D.NaCl.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 10886

    Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa?

    • A.Br2
    • B.Cl2
    • C.I2
    • D.F2.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 10889

    Người ta tiến hành thí nghiệm điều chế và nghiên cứu tính tẩy màu của khí clo ẩm theo hình vẽ sau:

    Vị trí (1), (2) và (3) lần lượt cần điền vào trong sơ đồ thí nghiệm trên là

    • A.dung dịch H2SO4 đặc, giấy màu tẩm ướt, KClO3.
    • B.dung dịch HCl đặc, giấy quỳ khô, MnO2.
    • C.dung dịch HCl đặc, giấy quỳ ẩm, KClO3.
    • D.dung dịch HCl đặc, giấy quỳ khô, KMnO4.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 10891

    Cho m gam kẽm tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

    • A.22,4%. 
    • B.26,0. 
    • C.44,8%. 
    • D.52,0%.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 10893

    Câu nào sau đây sai khi nói về flo?

    • A.Có nhiều đồng vị bền trong tự nhiên. 
    • B.Là phi kim hoạt động mạnh nhất.
    • C.Là chất oxi hóa mạnh. 
    • D.Có độ âm điện lớn nhất.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 10895

    Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng một loại muối clorua?

    • A.Fe. 
    • B.Ag. 
    • C.Cu. 
    • D.Mg.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 10897

    Trong tự nhiên kali có hai đồng vị 39K và 41K. Thành phần phần trăm về khối lượng của 39K có trong KClO4 là (Cho O = 16; Cl = 35,5; K = 39,13)

    • A.23,6%. 
    • B.26,3%. 
    • C.28,5%.
    • D.25,8%.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 10899

    Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ thường thu được dung dịch chứa các chất

    • A.NaCl, NaClO3, Cl2. 
    • B.NaCl, NaClO, NaOH.
    • C.NaCl, NaClO3, NaOH. 
    • D.NaCl, NaClO.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 10901

    Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là

    • A.O2, H2O, NH3
    • B.HF, Cl2, H2O. 
    • C.H2O, HF, H2S.
    • D.HCl, O3, H2S.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 10903

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Nhận biết NaI và NaBr bằng hồ tinh bột.
    • B.Muối iot là muối ăn trộn thêm iot với lượng thích hợp.
    • C.Nước gia – ven và clorua vôi đều có tính tẩy màu.
    • D.Quá trình Br2 + 2e → 2Br là quá trình oxi hóa.v
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 10905

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    • A.Trong Bảng tuần hoàn, tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B đều là kim loại.
    • B.Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
    • C.Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
    • D.Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 10907

    8,5 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A và B (ở hai chu kì liên tiếp trong BTH; MA < MB) vào nước thu được dung dịch Y và 3,36 lít H2 đktc. Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp là (biết số hiệu nguyên tử các kim loại kiềm tăng theo thứ tự Li, Na, K, Rb, Cs)

    • A.58,83.
    • B.41,17. 
    • C.45,88. 
    • D.54,12.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 10909

    Đốt 28,0 gam bột sắt ngoài không khí thu được m gam hỗn hợp X (gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3). Cho X và dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A và 2,24 lít khí NO duy nhất ở đktc. Số mol HNO3 đã phản ứng là

    • A.1,5. 
    • B.1,6.
    • C.1,1. 
    • D.1,4.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 10911

    Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong X là

    • A.69,23%. 
    • B.30,77%. 
    • C.34,62%. 
    • D.65,38%.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 10913

    Thực hiện các thí nghiệm sau:
    (1) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
    (2) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl dư.
    (3) Cho nước gia - ven vào dung dịch HCl dư.
    (4) Cho Fe vào dung dịch HCl dư.
    (5) Trộn bột Al với bột I2, nhỏ thêm vài giọt nước.
    Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử?

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 10915

    Cho 0,84 lít (đktc) hiđro clorua qua 50ml dung dịch AgNO3 8,5% (d=1,1g/ml). C% của HNO3 trong dung dịch thu được là

    • A.3,1%. 
    • B.4,19%. 
    • C.3,30%. 
    • D.3%.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 10917

    Có 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T. Mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau đây: AgNO3, CaCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng: Y tạo khí với Z nhưng không phản ứng với T. Các chất có trong các lọ X, Y, Z, T lần lượt là:

    • A.AgNO3, Na2CO3, HI, CaCl2
    • B.CaCl2, Na2CO3, HI, AgNO3.
    • C.AgNO3, HI, Na2CO3, CaCl2
    • D.CaCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 10919

    Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là

    • A.6,5. 
    • B.7,8. 
    • C.9,75. 
    • D.8,75.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 10921

    Cho 3,23 gam hỗn hợp muối NaX, NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp, MX < MY) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 6,63 gam hỗn hợp kết tủa. Thành phần % khối lượng NaY trong hỗn hợp ban đầu là

    • A.64,40%. 
    • B.63,78%. 
    • C.50,00%. 
    • D.36,22%.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 10924

    Cho hỗn hợp NaI và NaBr hòa tan vào nước, thu được dung dịch A. Cho vào dung dịch A một lượng brom vừa đủ, thu được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là a gam. Hòa tan X vào nước được dung dịch B. Sục khí clo dư vào dung dịch B, sau đó làm bay hơi và sấy khô thu được sản phẩm Y có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của X là a gam. Thành phần % theo khối lượng của NaI trong hỗn hợp muối ban đầu là

    • A.96,3%. 
    • B.3,7%. 
    • C.5,4%. 
    • D.94,6%.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 10926

    Hỗn hợp A gồm Mg, Zn. Dung dịch B là dung dịch HCl xM.
    TN1: Cho 20,2 gam A vào 2 lit dung dịch B thu được 8,96 lit H2.
    TN2: Cho 20,2 gam A vào 3 lit dung dịch B thu được 11,2 lit H2.
    Giá trị của x là

    • A.0,5. 
    • B.1,0. 
    • C.0,4. 
    • D.0,8.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 10927

    Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3 , Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 0,7 mol axit phản ứng và còn lại 0,35a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 dư thu được 34,4 gam chất rắn. Thành phần phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp A gần nhất với giá trị nào sau đây?

    • A.22%.
    • B.16%. 
    • C.45%. 
    • D.50%.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 10928

    Cho 14,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn tác dụng với O2 dư, thu được 22,3 gam hỗm hợp 3 oxit kim loại. Nếu cho 14,3 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

    • A.5,6.
    • B.22,4. 
    • C.8,96. 
    • D.11,2.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 10929

    Hòa tan hoàn toàn 7,028 gam hỗn hợp rắn X gồm: Zn, Fe3O4, ZnO (số mol Zn bằng số mol ZnO) vào 88,2 gam dung dịch HNO3 20% thu được dung dịch Y và 0,2688 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho từ từ V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y cho đến khi phản ứng hết với các chất trong Y thu được lượng kết tủa cực đại, nung lượng kết tủa này trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,38 gam rắn. Giá trị của V là

    • A.0,267. 
    • B.0,257. 
    • C.0,266. 
    • D.0,256.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 10930

    Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, MgO, FeO, Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 3,36 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, nung m gam X với khí CO dư, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 35 gam kết tủa. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

    • A.44,8. 
    • B.33,6. 
    • C.22,4. 
    • D.11,2.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 10931

    Cho 15,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Mặt khác lấy 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với HNO3 thu được 2,912 lít NO duy nhất ở đktc. Số mol Al trong 1,0 mol hỗn hợp X là

    • A.0,4.
    • B.0,2. 
    • C.0,25. 
    • D.0,3.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?