Đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Chu Văn An

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 71894

    Đun nóng chất béo trong dung dịch NaOH thu được các sản phẩm là

    • A.Muối natri của axit axetic và glixerol.
    • B.Axit axetic và glixerol.
    • C.Axit béo và glixerol.
    • D.Muối natri của axit béo và glixerol.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 71895

    Có thể phân biệt 3 dung dịch: HCl, Na2SO4, NaOH bằng một thuốc thử là

    • A.BaCl2
    • B.KMnO4
    • C.Quỳ tím
    • D.AgNO3
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 71896

    Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Mg vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là

    • A.0,56 lít.
    • B.1,12 lít.
    • C.2,24 lít.
    • D.3,36 lít.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 71897

    Nhận định nào sau đây không đúng?

    • A.Phân tử polime được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.
    • B.Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.
    • C.Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
    • D.Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, thấm nước, thấm khí.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 71898

    Từ 100 kg gạo chứa 81% tinh bột có thể điều được V lit ancol etylic 46º. Biết hiệu suất điều chế là 75% và ancol etylic nguyên chất có D = 0,8 g/ml. Giá trị của V là:

    • A.43,125.   
    • B.50,12.       
    • C.93,75.
    • D.100.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 71899

    Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol. Tính thể tích ancol 46º thu được. Biết ancol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến ancol bị hao hụt mất 5%.

    • A.2,185 lít.
    • B.11,875 lít.     
    • C.2,785 lit.     
    • D.3,875 lit.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 71900

    Đun nóng dd chứa 9g glucozơ với dd AgNO3 đủ pứ trong dd NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được.    

    • A.10,8g   
    • B.20,6        
    • C.28,6        
    • D.26,1
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 71901

    Iot tác dụng với chất nào sau đây tạo hợp chất màu xanh

    • A.tinh bột
    • B.xenlulozơ
    • C.glucozơ
    • D.saccarozơ
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 71902

    Chất béo là

    • A.một este
    • B.este của glixerol
    • C.este của glixerol và axit béo
    • D.hỗn hợp nhiều este của glixerol và axit béo
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 71903

    Có 3 bình, mỗi bình chứa 1 trong các khí sau: metan, axetilen, khí cacbonic. Đánh số A, B, C vào các bình này và tiến hành các thí nghiệm với từng chất khí. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

    Thuốc thử

    A

    B

    C

    Dung dịch brom

    Không hiện tượng

    Mất màu

    Không hiện tượng

    Dung dịch nước vôi trong

    Không hiện tượng

    Không hiện tượng

    Vẩn đục

    Hãy cho biết 3 bình A, B, C chứa lần lượt những khí nào?

    • A.Bình A chứa axetilen, bình B chứa metan, bình C chứa cacbonic.
    • B.Bình A chứa metan, bình B chứa axetilen, bình C chứa cacbonic.
    • C.Bình A chứa axetilen, bình B chứa cacbonic, bình C chứa metan.
    • D.Bình A chứa cacbonic, bình B chứa metan, bình C chứa axetilen.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 71904

    Để dập tắt xăng dầu cháy người ta sẽ:

    • A.Phun nước vào ngọn lửa.
    • B.Dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa.
    • C.Phủ cát lên ngọn lửa.
    • D.Cả B và C đều đúng.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 71905

    Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần vừa đủ 2,4 kg NaOH, sản phẩm thu được gồm 1,84 kg glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là

    • A.17,72 kg.
    • B.19,44 kg.
    • C.11,92 kg.
    • D.12,77 kg.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 71906

    Hợp chất không tan trong nước là

    • A.axit axetic.
    • B.rượu etylic.
    • C.đường glucozơ.
    • D.dầu vừng.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 71907

    Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là

    • A.890 đvC.
    • B.422 đvC.
    • C.372 đvC.
    • D.980 đvC.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 71908

    Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần dùng vừa đủ 2,4 kg NaOH, sau phản ứng thu được 0,736 kg glixerol. Khối lượng muối thu được là

    • A.18,824 kg
    • B.12,884 kg
    • C.14,348 kg
    • D.14,688 kg
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 71909

    Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách

    • A.giặt bằng nước
    • B.tẩy bằng xăng
    • C.tẩy bằng giấm
    • D.giặt bằng nước có pha thêm ít muối
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 71910

    Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A là CH2Cl. Biết MA = 99. CTPT của A là

    • A.CH2Cl2
    • B.C2H4Cl2
    • C.CHCl3
    • D.C2H2Cl3
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 71911

    Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:

    a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit.

    b) Phản ứng hóa học giữa metan và clo được gọi là phản ứng thế.

    c) Trong phản ứng hóa học, giữa metan và clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử hiđro của metan có thể được thay thế bởi nguyên tử clo.

    d) Hỗn hợp gồm hai thể tích metan và một thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 71912

    Chất nào sau đây không phải là chất béo?

    • A.Dầu dừa
    • B.Dầu vừng (dầu mè)
    • C.Dầu lạc (đậu phộng)
    • D.Dầu mỏ
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 71913

    Thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được:

    • A.Thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được:este và nước
    • B.glixerol và hỗn hợp muối của axit béo với natri
    • C.glixerol và các axit béo
    • D.hỗn hợp nhiều axit béo
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 71914

    Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là:

    • A.Phản ứng cháy
    • B.Phản ứng cộng
    • C.Phản ứng thế
    • D.Phản ứng trùng hợp
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 71915

    Tính chất vật lý của axetilen là

    • A.chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
    • B.chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
    • C.chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .
    • D.chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 71916

    Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

    • A.CH4 ; C6H6.
    • B.C2H4 ; C2H6.
    • C.CH4 ; C2H4.
    • D.C2H4 ; C2H2.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 71917

    Cấu tạo phân tử axetilen gồm

    • A.hai liên kết đơn và một liên kết ba.
    • B.hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
    • C.một liên kết ba và một liên kết đôi.
    • D.hai liên kết đôi và một liên kết ba.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 71918

    Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch ?

    • A.HCl và KHCO3.
    • B.Ca(OH)2 và Ca(HCO3)2.
    • C.K2CO3 và CaCl2.
    • D.K2CO3 và Na2SO4.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 71919

    Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl ở điều kiện thường là

    • A.Na2CO3, CaCO3.
    • B.K2SO4, Na2CO3.
    • C.Na2SO4, Mg(NO3)2.
    • D.Na2SO3, KNO3.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 71920

    Tính chất vật lý nào sau đây của benzen là sai?

    • A.Benzen là chất lỏng, không màu.
    • B.Benzen độc.
    • C.Benzen không tan trong nước.
    • D.Benzen nặng hơn nước.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 71921

    Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

    • A.dung dịch NaCl.
    • B.dung dịch CuSO4.
    • C.dung dịch HCl.
    • D.dung dịch Ca(OH)2 dư.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 71922

    Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

    • A.Dung dịch NaOH đặc.
    • B.Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.
    • C.Dung dịch H2SO4 đặc.
    • D.Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 71923

    Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

    • A.Dung dịch NaOH đặc.
    • B.Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.
    • C.Dung dịch H2SO4 đặc.
    • D.Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 71924

    Cho các câu sau:

    a) Dầu mỏ là một đơn chất.

    b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.

    c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.

    d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.

    e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

    Số câu đúng là

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 71925

    Để thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần dùng vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,92 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của axit béo. Giá trị của m là

    • A.6,88 kg
    • B.8,86 kg
    • C.6,86 kg
    • D.8,68 kg
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 71926

    Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

    • A.Phân hủy chất béo.
    • B.Thủy phân chất béo trong môi trường axit.
    • C.Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.
    • D.Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 71927

    Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

    • A.CH4 và Cl2
    • B.H2 và O2
    • C.CH4 và O2
    • D.cả B và C đều đúng
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 71928

    Chọn câu đúng trong các câu sau:

    • A.Metan có nhiều trong khí quyển
    • B.Metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than
    • C.Metan có nhiều trong nước biển
    • D.Metan sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 71929

    Ở nông thôn có thể dùng phân gia súc, gia cầm, rác hữu cơ để ủ trong các hầm Bio-gas. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra một loại phân bón chất lượng cao. Bio-gas dùng để đun nấu trong gia đình. Nên phát triển các hầm Bio-gas vì

    • A.Vốn đầu tư không lớn.
    • B.Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt
    • C.Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.
    • D.Tất cả các lý do trên.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 71930

    Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là

    • A.đồng (II) oxit và mangan oxit.
    • B.đồng (II) oxit và magie oxit.
    • C.đồng (II) oxit và than hoạt tính.
    • D.than hoạt tính.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 71931

    “Nước đá khô“ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

    • A.CO rắn.
    • B.SO2 rắn.
    • C.H2O rắn.
    • D.CO2 rắn.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 71932

    Cho phương trình hóa học sau: X + NaOH → Na2CO3 + H2O. X là

    • A.C.
    • B.NaHCO3.
    • C.CO.
    • D.KHCO3.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 71933

    Có 2 dung dịch K2SO4 và K2CO3 thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 2 dung dịch trên ?

    • A.Dung dịch BaCl2.
    • B.Dung dịch HCl.
    • C.Dung dịch NaOH.
    • D.Dung dịch Pb(NO3)2.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?