Đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 Trường THPT Chuyên Lam Sơn

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 144420

    Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

    • A.xiđerit. 
    • B.hematit đỏ.
    • C.hematit nâu 
    • D.Manhetit.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 144421

    Cấu hình electron của Fe là

    • A.[Ar]3d64s2.
    • B.[Ar] 4s23d6.
    • C.[Ar]3d6.
    • D.[Ar]3d5
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 144422

    Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm

    • A.IIIA.
    • B.IA.
    • C.IIA.
    • D.IVA.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 144423

    Cho 9,12g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dd HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd Y . Cô cạn Y thu được 7,62g FeCl2 và m g FeCl3. Giá trị của m là?

    • A.9,75g
    • B.8,75g
    • C.7,8g
    • D.6,5g
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 144424

    Hòa tan hết m gam hỗn hợp E gồm Al, Mg, MgO trong dung dịch hỗn hợp gồm HNO(0,34 mol) và KHSO4. Sau phản ứng thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, H2 và NO2 với tỉ lệ mol tương ứng 10 : 5 : 3 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho NaOH dư vào Y thì có 2,28 mol NaOH tham gia phản ứng, đồng thời thu được 17,4 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm về khối lượng đơn chất Mg trong E là

    • A.26,28%.
    • B.17,65%.
    • C.28,36%.
    • D.29,41%.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 144425

    Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

    • A.Pb.
    • B.Zn.
    • C.Cu.
    • D.Sn.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 144426

    Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có

    • A.bọt khí và kết tủa trắng.
    • B.bọt khí bay ra.
    • C.kết tủa trắng xuất hiện.
    • D.kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 144427

    Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là

    • A.32,58.
    • B.34,10.
    • C.31,97.
    • D.41,01.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 144428

    Al2Ophản ứng được với cả hai dung dịch

    • A.Na2SO4, KOH.
    • B.KCl, NaNO3.
    • C.NaOH, HCl
    • D.NaCl, H2SO4.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 144429

    Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

    • A.Na2CO3 và Na3PO4.
    • B.Na2CO3 và Ca(OH)2.
    • C.Na2CO3 và HCl.
    • D.NaCl và Ca(OH)2.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 144430

    Nhiệt phân hoàn toàn 100 gam đá vôi (có thành phần chính là CaCO3 và tạp chất không bị nhiệt phân) ta thu được 60,4 gam chất rắn. Hàm lượng CaCOtrong đá vôi là

    • A.90%
    • B.92%
    • C.80%
    • D.88%
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 144431

    Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

    • A.dầu hỏa.
    • B.nước.
    • C.rượu etylic.
    • D.phenol lỏng.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 144432

    Sục V lít CO2(đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M thu được 10g kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

    • A.5,6
    • B.8,40
    • C.4,48
    • D.6,72
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 144433

    Cho các thí nghiệm sau:

    a) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

    b) Cho dd HCl dư vào dd Na2CO3.

    c) Cho dd KHSO4 vào dd Ba(HCO3)2

    d) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.

    e) điện phân dd CuSO4 điện cực trơ.

    f) Cho hỗn hợp Na2O, Al vào nước.

    Số thí nghiệm có sinh ra chất khí là:

    • A.6
    • B.4
    • C.5
    • D.3
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 144434

    Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là

    • A.Dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2
    • B.Nhiệt phân CaCl2.
    • C.Điện phân dung dịch CaCl2.
    • D.Điện phân CaCl2 nóng chảy.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 144435

    Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là

    • A.4,48
    • B.0,672
    • C.0,448
    • D.6,72
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 144436

    Trường hợp nào sau đây không tạo thành hợp chất Fe(III)

    • A.Nhiệt phân Fe(NO3)2.
    • B.Cho Fe vào dung dịch HCl đặc dư.
    • C.Cho FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng.
    • D.Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 144437

    Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

    • A.quặng đôlômit.
    • B.quặng boxit.
    • C.quặng cromit
    • D.quặng pirit.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 144438

    Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

    • A.HCl , AlCl3
    • B.CuSO4 ,HCl.
    • C.CuSO4 ,ZnCl2
    • D.ZnCl2, FeCl3.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 144439

    Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

    • A.tính oxi hóa.
    • B.tính axit.
    • C.tính bazơ.
    • D.tính khử.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 144440

    Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất.

    • A.Đồng.
    • B.Nhôm.
    • C.Bạc.
    • D.Vàng.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 144441

    Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí đktc ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là

    • A.KCl
    • B.LiCl
    • C.NaCl
    • D.RbCl
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 144442

    Cho phương trình hóa học sau:

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.
    • B.Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.
    • C.Kim loại Cu khử được ion Fe2+.
    • D.Ion Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe2+.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 144443

    Cho 2,3g Na vào 180g H2O. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch thu được là:

    • A.3,25%
    • B.2,2%
    • C.3,5%
    • D.6,65%
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 144444

    Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNOloãng chỉ thu được hỗn hợp 2 sản phẩm khử gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2. Giá trị của m là

    • A.48,6 gam.
    • B.13,5 gam.
    • C.16,2 gam.
    • D.21,6 gam.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 144445

    Kim loại có tính khử mạnh nhất là

    • A.Na.
    • B.Mg.
    • C.Al.
    • D.Fe.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 144446

    Cho 100 ml dd FeCl2 1,5M vào 100 ml dd AgNO3 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

    • A.16,2
    • B.43,5
    • C.59,25
    • D.24,6
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 144447

    Kim loại nào sau đây không được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

    • A.Al.
    • B.Cu.
    • C.Ag.
    • D.Ni.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 144448

    Cho 18,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6g muối khan. Hai kim loại đó là

    • A.Be và Mg
    • B.Mg và Ca
    • C.Ca và Sr
    • D.Sr và Ba
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 144449

    Natri hidroxit hay xút ăn da là chất rắn không màu dễ nóng chảy, tan nhiều trong nước có CTHH là

    • A.Na
    • B.Na2CO3
    • C.NaHSO3
    • D.NaNO3
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 144450

    Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là

    • A.1,4 gam.
    • B.5,6 gam.
    • C.2,8 gam.
    • D.11,2 gam.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 144451

    Hỗn hợp X gồm Al, Ba, Na và K. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,0405 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,018 mol H2SO4 và 0,03 mol HCl vào Y, thu được 1,089 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 3,335 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Phần trăm khối lượng của kim loại Ba trong X là

    • A.42,33%.
    • B.37,78%.
    • C.29,87%.
    • D.33,12%.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 144452

    Cho khí CO khử hoàn toàn Fe2O3 thấy tạo thành 8,4 gam kim loại. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là

    • A.1,12 lít.
    • B.3,36 lít.
    • C.2,24 lít.
    • D.5,04 lít.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 144453

    Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch

    • A.HCl.       
    • B.NaOH
    • C.HNO3.           
    • D.Fe2(SO4)3.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 144454

    Các kim loại bị thụ động hoá với HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội là

    • A.Cr, Fe, Al.      
    • B.Al, Fe, Cu
    • C.Cr, Al, Mg.       
    • D.Cr, Fe, Zn.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 144455

    Dãy gồm các hợp chất chỉ có tính oxi hoá là

    • A.FeO, Fe2O3.      
    • B.Fe(OH)2, FeO
    • C.Fe(NO3)2, FeCl3.       
    • D.Fe2O3, Fe2(SO4)3.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 144456

    Ở một số địa phương sử dụng nước giếng khoan, khi mới bơm lên nước trong nhưng để lâu thì có mùi tanh và bị ngả màu vàng. Ion làm cho nước có màu vàng là

    • A.Na+.    
    • B.K+
    • C.Cu2+.        
    • D.Fe3+.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 144457

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại Mg (Z = 12) là

    • A.3s23p1.     
    • B.3s2
    • C.4s2.       
    • D.2s22p4.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 144458

    Cho hỗn hợp gồm Mg và Al (tỉ lệ mol 1:1)  tan vừa đủ trong dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    • A.50,0.   
    • B.48,6
    • C.35,4.              
    • D.47,3.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 144459

    Cho 30 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và còn lại 6,32 gam chất rắn. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    • A.25,9.  
    • B.91,8
    • C.86,2.      
    • D.117,8.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?