Đề thi HK2 môn Hóa học 11 năm 2021 Trường THPT Mai Thúc Loan

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 91413

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 và 68,8 gam muối. Thể tích của hỗn hợp khí X (đktc) là

    • A.6,72 lít.
    • B.9,41 lít.
    • C.8,64 lít.
    • D.4,48 lít.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 91414

    Để trung hòa 9 gam axit cacboxylic cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Axit cacboxylic đó là

    • A.axit etanoic.
    • B.axit propionic.
    • C.axit oxalic.
    • D.axit metanoic.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 91415

    Cho 4,35 gam một anđehit tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Công thức cấu tạo của anđehit là

    • A.C2H5OH.
    • B.OHC-CHO.
    • C.CH3CHO.
    • D.HCHO.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 91416

    Cho các chất sau: vinyl axetilen, butan, toluen, etanol, phenol, propilen, axit axetic, buta-1,3-đien. Số chất làm mất màu dung dịch brom là

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 91417

    Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

    • A.13,0.
    • B.1,0.
    • C.1,2.
    • D.12,8.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 91418

    0,05 mol hiđrocacbon X mạch hở làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa m gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X và giá trị m lần lượt là

    • A.C5H10 và 4 gam.
    • B.C5H8 và 16 gam.
    • C.C5Hvà 8 gam.
    • D.C5H10 và 8 gam.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 91419

    Hỗn hợp X gồm C3H8O3 (glixerol), CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,34 gam H2O. Biết trong X glixerol chiếm 25% về số mol. Giá trị của m gần nhất với

    • A.13
    • B.11
    • C.10
    • D.12
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 91420

    Đốt cháy 12,7 gam hỗn hợp X gồm C4H4, C2H2, C3H6 và H2 cần dùng 1,335 mol O2. Mặt khác, nung nóng 12,7 gam X có mặt Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y chỉ gồm các hiđrocacbon có tỉ khối so với He bằng 127/12. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NHthu được 23,98 gam kết tủa; khí thoát ra khỏi bình được làm no hoàn toàn cần dùng 0,11 mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được hỗn hợp khí Z có thể tích là 4,032 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của C2H2 có trong Y là

    • A.12,28%.
    • B.10,24%.
    • C.8,19%.
    • D.16,38%.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 91421

    Cho 7,68 gam kim loại X phản ứng hết với 1 lít dung dịch HNOthu được dung dịch Y và 1,792 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Để trung hòa lượng HNOdư cần thêm vào Y đúng 150 ml dung dịch KOH 1,2M. Sau phản ứng thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận Z rồi đem chất rắn khan thu được nung đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí T. Tỉ khối của hỗn hợp khí T so với N2 là

    • A.1,41.
    • B.1,39.
    • C.1,37.
    • D.1,45.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 91422

    Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, CO và CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15,0 gam kết tủa, sau đó đi qua ống sứ chứa CuO dư nung nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm đi 1,60 gam. Nếu cho 5,6 lít hỗn hợp khí trên đi qua ống sứ chứa CuO dư nung nóng rồi dẫn sản phẩm khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì lượng kết tủa thu được là

    • A.5 gam.
    • B.15 gam.
    • C.12,5 gam.
    • D.25 gam.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 91423

    Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

    • A.CH2=CHCl.
    • B.CH2=CH-CH=CH2.
    • C.CH2=CH2.
    • D.CF2=CF2.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 91424

    Nhóm nguyên tử CH3- có tên là

    • A.butyl.
    • B.metyl
    • C.etyl.
    • D.propyl.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 91425

    Khi có mặt chất xúc tác Ni ở nhiệt độ thích hợp, anken cộng hiđro vào liên kết đôi tạo thành hợp chất nào dưới đây?

    • A.anken lớn hơn.
    • B.ankan.
    • C.xicloankan.
    • D.ankin.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 91426

    Điều kiện để xảy ra phản ứng cộng H2 vào anken là

    • A.H+, to.
    • B.HgCl2, 150-200oC.
    • C.Ni, to.
    • D.Pd/PbCO3, to.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 91427

    Phân tử isopren có số nguyên tử H là

    • A.8
    • B.4
    • C.6
    • D.10
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 91428

    Toluen có công thức là

    • A.C6H5-CH=CH2.
    • B.C6H5-CH3
    • C.C6H6.
    • D.CH2=CH-CH=CH2.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 91429

    Chất nào sau đây có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3?

    • A.But-1,3-đien.
    • B.But-1-in.
    • C.But-2-in.
    • D.Pent-2-in.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 91430

    Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp X gồm ankan và anken. Tỉ khối X so với khí hiđro là 21,75. Thành phần phần trăm thể tích của butan trong X là?

    • A.25,00%.
    • B.33,33%.
    • C.66,67%.
    • D.50,00%
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 91431

    Hiđrocacbon mà trong phân tử có hai liên kết đôi C=C được gọi là

    • A.ankan.
    • B.anken.
    • C.xicloankan.
    • D.ankađien.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 91432

    Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

    • A.CH2=CHCl-CH3.
    • B.CH3-C≡C-CH3.
    • C.CH3-CH=CH-CH3.
    • D.CH2Cl-CH2Cl.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 91433

    Khi đốt cháy hoàn toàn ankan thì

    • A.nH2O = nCO2.
    • B.nH2O < nCO2.
    • C.nH2O > nCO2.
    • D.nH2O = 2nCO2.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 91434

    Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

    • A.Anken.
    • B.Aren.
    • C.Ankan.
    • D.Ankin.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 91435

    Tên thay thế của CH3-CH=O là:

    • A.etanal.
    • B.etanol.
    • C.metanal.
    • D.metanol
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 91436

    Hiđrocacbon thơm A có %C (theo khối lượng) là 92,3%. A tác dụng với dung dịch brom dư cho sản phẩm có %C (theo khối lượng) là 36,36%. Biết MA < 120. Tên gọi của A là

    • A.toluen.
    • B.benzen.
    • C.stiren.
    • D.cumen.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 91437

    Chất nào sau đây là ancol etylic?

    • A.CH3OH.
    • B.CH3COOH.
    • C.HCHO.
    • D.C2H5OH.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 91438

    Trong các chất dưới đây chất nào là metan?

    • A.C6H6.
    • B.CH4.
    • C.C2H4.
    • D.C2H3.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 91439

    Trong phân tử buten có phần trăm khối lượng C bằng bao nhiêu?

    • A.82,76%.
    • B.88,88%.
    • C.85,71%.
    • D.83,33%.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 91440

    Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam nước. Mặt khác hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 19,2 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Phần trăm về số mol của C4H6 trong T là

    • A.9,091%.
    • B.16,67%.
    • C.8,333%.
    • D.22,22%.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 91441

    Một ancol no, đơn chức, mạch hở có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là

    • A.CH2=CHCH2OH.
    • B.C6H5CH2OH.
    • C.C2H5OH.
    • D.CH3OH.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 91442

    Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là

    • A.HCOOH.
    • B.HOOC-COOH.
    • C.CH3-CH(OH)-COOH.
    • D.CH3-COOH.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 91443

    Đốt cháy hỗn hợp X gồm 2 ancol có số mol bằng nhau thu được hỗn hợp CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. X gồm

    • A.C3H7OH và C3H6(OH)2.
    • B.C2H5OH và C3H7OH.
    • C.CH3OH và C2H5OH.
    • D.C2H5OH và C2H4(OH)2.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 91444

    Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 (có tỉ lệ thể tích tương ứng 2:3) đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y, cho Y đi qua dung dịch Br2 dư thu được 896 ml hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình đựng dung dịch Br2. Tỉ khối Z so với H2 bằng 4,5. Biết các khí đo ở đktc, khối lượng bình Brom tăng thêm là:

    • A.0,8 gam.
    • B.0,4 gam.
    • C.0,6 gam.
    • D.1,6 gam.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 91445

    Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được các hỗn hợp ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol mỗi ete có giá trị nào sau đây?

    • A.0,2 mol.
    • B.0,4 mol.
    • C.0,1 mol.
    • D.0,3 mol.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 91446

    Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

    • A.HCl.
    • B.KOH.
    • C.NaHCO3.
    • D.CH3COOH.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 91447

    Lạm dụng rượu bia quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân, gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của việc sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây?

    • A.Ung thư vòm họng.
    • B.Ung thư phổi.
    • C.Ung thư vú.
    • D.Ung thư gan.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 91448

    Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a gam CO2. Giá trị a là:

    • A.2,2.
    • B.4,4.
    • C.8,8.
    • D.6,6.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 91449

    Số đồng phân cấu tạo là ankađien ứng với công thức C5H8 là

    • A.6
    • B.3
    • C.5
    • D.4
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 91450

    Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?

    • A.O2.
    • B.KOH.
    • C.CuO.
    • D.Na.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 91451

    Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu 46o là (biết hiệu suất cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml).

    • A.5,4 kg.
    • B.6,0 kg.
    • C.5,0 kg.
    • D.4,5 kg.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 91452

    Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?

    • A.C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.
    • B.C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.
    • C.CH4, C2H2, C3H4, C4H10.
    • D.CH4, C2H6, C4H10, C5H12.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?