Đề thi HK2 môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 92753

    Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12

    • A.3 đồng phân.  
    • B.4 đồng phân.       
    • C.5 đồng phân.   
    • D.6 đồng phân
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 92754

    Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là

    • A.CnH2n+2 (n ≥1).    
    • B.CnH2n (n ≥2).  
    • C.CnH2n-2 (n ≥2).  
    • D.CnH2n-6 (n ≥6).
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 92755

    Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất là:

    Số liên kết C-H trong phân tử X là:

    • A.10
    • B.16
    • C.14
    • D.12
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 92756

    Cho các ankan sau: 

    (a) CH3CH2CH3

    (b) CH4

    (c) CH3C(CH3)2CH3

    (d) CH3CH3

    (e) CH3CH(CH3)CH­3

    Số ankan khi tác dụng với Cl2 (ánh sáng) theo tỉ lệ mol (1 : 1) cho 1 sản phẩm thế duy nhất?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 92757

    Hợp chất nào có thể là ankin?

    • A.C6H6.    
    • B.C4H4.   
    • C.C2H2.   
    • D.C8H8.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 92758

    Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6 là:

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 92759

    Cho các chất:

    CH2=CH-CH=CH2

    CH3-CH2-CH=C(CH3)2

    CH3-CH=CH-CH=CH2

    CH3 - CH =CH2

    CH3-CH=CH-CH3

    Số chất có đồng phân hình học là:

    • A.1
    • B.3
    • C.4
    • D.2
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 92760

    Phương pháp điều chế etilen trong phòng thí nghiệm là:

    • A.Crackinh ankan.      
    • B.Cho C2H2 tác dụng với H2, xúc tác Pd/PbCO3
    • C.Tách H2 từ etan. 
    • D.Đun C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170oC.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 92761

    Hỗn hợp X gồm propin và ankin Y có tỉ lệ mol 1 : 1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 46,2 gam kết tủa. Tên của Y là

    • A.Axetilen.    
    • B.But-2-in.    
    • C.Pent-1-in.   
    • D.But-1-in.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 92762

    Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với Hidro là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với Hidro là 10. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:

    • A.20%.     
    • B.25%.    
    • C.50%.   
    • D.40%.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 92763

    Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi lần lượt là:

    • A.phenyl và benzyl.   
    • B.vinyl và anlyl.  
    • C.anlyl và Vinyl.      
    • D.benzyl và phenyl.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 92764

    Nếu phân biệt các hiđrocacbon thơm: benzen, toluen và stiren chỉ bằng một thuốc thử thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?

    • A.dung dịch KMnO4.   
    • B.dung dịch Br2.  
    • C.dung dịch HCl. 
    • D.dung dịch NaOH.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 92765

    Phát biểu nào không đúng về stiren

    • A.Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím.
    • B.Sản phẩm trùng hợp của stiren có tên gọi tắt là PS.
    • C.Tên gọi khác của stiren là vinylbenzen.
    • D.Các nguyên tử trong phân tử stiren không nằm trên một mặt phẳng.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 92766

    Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là:

    • A.5
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 92767

    Bậc của ancol isobutylic là

    • A.bậc I.     
    • B.bậc IV.     
    • C.bậc III.    
    • D.bậc II.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 92769

    Số ancol có công thức phân tử C3H8Ox không hoà tan được Cu(OH)2 là:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 92771

    Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

    • A.C2H5OH + HBr →  
    • B.C2H5OH + NaOH →
    • C.C2H5OH + Na →     
    • D.C2H5OH + CuO →
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 92773

    Cho m gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với Na dư được 8,4 lit H2 (đkc). Nếu cho m gam X trên tác dụng với brom vừa đủ ta được 49,65 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng etanol  trong hỗn hợp X là:

    • A.33,8%.   
    • B.79,7%.   
    • C.20,3%.   
    • D.66,2%.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 92775

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng, thu được 18,816 lít khí CO2 (đktc) và 24,48 gam H2O. Giá trị của m là:

    • A.21,92.      
    • B.18,88.     
    • C.21,12.  
    • D.29,44.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 92777

    Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 62,72 lít khí CO2 (đktc) và 72 gam H2O. Mặt khác, 140 gam X hòa tan được tối đa 51,45 gam Cu(OH)2. Phần tr ăm khối lượng của ancol etylic trong X là

    • A.46%.      
    • B.16%.   
    • C.23%.    
    • D.8%.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 92779

    Tên gọi nào sau đây không đúng với công thức cấu tạo:

    • A.CH3-CH2-COOH axit propionic        
    • B.CH2=CH-COOH axit acrylic
    • C.C6H5-COOH axit benzoic.    
    • D.CH3-COOH axit metanoic.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 92781

    Cho 4 chất: X (C2H5OH); Y (CH3CHO); Z (HCOOH); G (CH3COOH). Nhiệt độ sôi đ­ợc sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

    • A.Y < X< Z< G.           
    • B.Z < X< G< Y.    
    • C.X < Y< Z< G.       
    • D.Y< X< G < Z.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 92784

    Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là:

    • A.CH3COOH, C2H2, C2H4.   
    • B.C2H5OH, C2H4, C2H2.
    • C.C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5.   
    • D.HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 92786

    Tr­­ước đây ngư­­ời ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là:

    • A.Axeton.    
    • B.Axetanđehit. 
    • C.Băng phiến.  
    • D.Fomon.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 92788

    Cho các chất: HCHO, CH3CHO, HCOOH, C2H2. Số chất có phản ứng tráng bạc là

    • A.1
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 92790

    Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4đặc),  đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là

    • A.31,25%.      
    • B.62,50%.   
    • C.40,00%. 
    • D.50,00%.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 92792

    Oxi hóa 16,8 gam anđehit fomic thành axit fomic bằng oxi có mặt chất xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 151,2 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa anđehit fomic thành axit fomic là

    • A.60%.      
    • B.80%.     
    • C.75%.     
    • D.37,5%.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 92794

    Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm axit fomic và etanol phản ứng hết với Na dư, thu được V lít khi H2 (đktc). Giá trị của V là

    • A.6,72.   
    • B.4,48.    
    • C.3,36.    
    • D.7,84.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 92796

    Cho các phát biểu sau:

    (1). Nhiệt độ sôi của axeton < ancol etylic < axit axetic < axit butiric.

    (2) Andehit là hidrocacbon mà trong phân tử có chứa nhóm –CHO.

    (3) HCHO thể hiện tính khử khi tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư.

    (4) Dung dịch fomalin (hay fomon) là dung dịch 37 – 40% của axetandehit trong rượu.

    (5)  Nước ép từ quả chanh không hòa tan được CaCO3.

    Số phát biểu đúng là

    • A.3
    • B.1
    • C.4
    • D.2
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 92798

    Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:

    • A.9,2.     
    • B.7,4.    
    • C.7,8.      
    • D.8,8.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 92800

    Cho các chất sau: butađien, toluen, axetilen, phenol, etilen, propan, stiren. Số chất tác dụng được với dung dịch brom là:

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.6
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 92802

    Số đồng phân axit của C5H10O2 là:

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 92804

    Điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm, người ta dùng phương pháp nào sau đây:

    • A.Thủy phân canxi cacbua     
    • B.Nhiệt phân metan ở 15000C
    • C.Cộng hợp hiđro vào anken    
    • D.Nung natri axetat với vôi tôi xút
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 92806

    Cho các chất sau: etanol (1), propan-1-ol (2), axit etanoic (3), đietylete (4). Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là: 

    • A.(1)<(2)<(3)<(4)      
    • B.(4)<(2)<(3)<(1)   
    • C.(4)<(1)<(2)<(3)     
    • D.(1)<(2)<(4)<(3)
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 92807

    Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

    • A.Etanol.          
    • B.Propan-1-ol.    
    • C.Etylclorua.        
    • D.Đietylete.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 92809

    Để điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng phương pháp:

    • A.Thủy phân canxi cacbua.      
    • B.Thủy phân dẫn xuất halogen.
    • C.Cộng hợp hiđro vào anken.    
    • D.Muối natriaxetat tác dụng với vôi tôi xút.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 92811

    Số đồng phân ankan có công thức phân tử C6H14 là:

    • A.3         
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 92814

    Cho các chất sau: etilen, propan, toluen, axetilen, buta-1,3-đien, hex-1-in. Số chất làm mất màu dung dịch nước brom là:

    • A.4
    • B.5
    • C.2
    • D.3
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 92815

    Hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol. Nếu cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Nếu cho X tác dụng với Na thì thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Khối lượng của hỗn hợp X  là:

    • A.37,2g     
    • B.13,9g    
    • C.14g     
    • D.18,6g
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 92817

    Cho 6,6 gam axit axetic phản ứng với hỗn hợp gồm 4,04 gam ancol metylic và ancol etylic tỉ lệ 2:3 về số mol (xúc tác H2SO4 đặc, t0) thì thu được a gam hỗn hợp este. Hiệu suất chung là 60%. Giá trị của a là:

    • A.4,944.       
    • B.5,103.   
    • C.4,44.     
    • D.8,8.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?