Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 8535
Cho phản ứng: KMnO4 + HCl → Cl2 + H2O + KCl + MnCl2. Tổng hệ số cân bằng (số nguyên, có tỉ lệ tối giản) của phương trình là
- A.18.
- B.35.
- C.17.
- D.33.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 8536
Phản ứng tổng hợp amoniac trong công nghiệp xảy ra theo phương trình hóa học: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3; (ΔH < 0). Muốn tăng hiệu suất của phản ứng cần
- A.tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
- B.giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
- C.tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
- D.giảm nhiệt độ và giảm áp suất.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 8537
Trong các chất sau đây, chất nào dùng để nhận biết hồ tinh bột?
- A.Cl2.
- B.I2.
- C.NaOH.
- D.Br2.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 8538
Chất nào sau đây có thể oxi hóa được kim loại Ag thành Ag2O?
- A.O3.
- B.I2.
- C.O2.
- D.Br2.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 8539
Khi tham gia các phản ứng hóa học, nguyên tử oxi có khả năng dễ dàng
- A.nhường đi 4e.
- B.nhận thêm 4e
- C.nhường đi 2e.
- D.nhận thêm 2e.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 8540
Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4 là
- A.+4.
- B.-2.
- C.+3.
- D.+6.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 8541
Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng
- A.dung dịch chứa ion Ba2+.
- B.dung dịch muối Mg2+.
- C.quỳ tím.
- D.thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 8542
Trong phản ứng Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO. Vai trong của clo là
- A.chất khử.
- B.chất oxi hóa, chất khử.
- C.chất oxi hóa.
- D.không là chất oxi hóa, chất khử.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 8543
Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
- A.Cu.
- B.Ag.
- C.Fe.
- D.Au.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 8544
Để pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào trong các cách sau đây?
- A.Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.
- B.Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
- C.Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều.
- D.Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 8545
Lưu huỳnh có khả năng thể hiện được tính chất
- A.tính oxi hóa.
- B.vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
- C.tính khử.
- D.không có tính oxi hóa, không có tính khử.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 8546
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
- A.Cu
- B.Al
- C.Mg
- D.Na
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 8547
Kim loại M phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là:
- A.Al
- B.Fe
- C.Zn
- D.Cu
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 8548
Để trung hòa 30 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là:
- A.0,3
- B.0,4
- C.0,1
- D.0,2
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 8549
Trong các chất sau, chất nào dễ tan trong nước?
- A.AgI
- B.AgBr
- C.AgF
- D.AgCl
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 8550
Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học?
- A.Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
- B.Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2
- C.Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2
- D.Cho Al vào dung dịch H2SO4 đặc nguội
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 8551
Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
(b) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
(c) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
(d) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra tương ứng với tính chất của dung dịch H2SO4 loãng là:
- A.(d)
- B.(a)
- C.(c)
- D.(b)
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 8552
Cho dãy các kim loại: Zn, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
- A.5
- B.2
- C.4
- D.3
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 8553
Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là:
- A.2,24 lít
- B.4,48 lít
- C.3,36 lít
- D.6,72 lít
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 8554
Cho 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 22,2 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 60,2 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là:
- A.75,68%
- B.24,32%
- C.51,35%
- D.48,65%
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 8555
Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a : b bằng
- A.2 : 1
- B.1 : 1
- C.3 : 1
- D.3 : 2
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 8556
Chất nào sau đây có tên gọi là lưu huỳnh trioxit?
- A.H2S
- B.SO2
- C.Na2S
- D.SO3
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 8557
Dẫn khí H2S vào dung dịch muối Pb(NO3)2, hiện tượng quan sát được là
- A.dung dịch có màu vàng.
- B.có kết tủa màu vàng.
- C.có kết tủa màu đen.
- D.có kết tủa màu trắng.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 8558
Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp chứa các chất tan:
- A.NaCl và Na2SO4.
- B.NaCl và KCl.
- C.KCl và KClO3.
- D.NaCl và NaClO.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 8559
Tiến hành thí nghiệm với axit H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để ngăn chặn khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường dùng bông tẩm dung dịch chất X để nút miệng ống nghiệm. X có thể là chất nào sau đây ?
- A.CH3COOH.
- B.NaCl.
- C.C2H5OH.
- D.NaOH
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 8560
Nguyên tắc nào dùng để pha loãng axit sunfuric đặc?
- A.rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ.
- B.rót nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ.
- C.rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ.
- D.rót nhanh axit vào nước và khuấy nhẹ.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 8561
Chất khí Y được tìm thấy nhiều lần ở tầng bình lưu của khí quyển, có vai trò như một tấm lá chắn ngăn các bức xạ có hại từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, chất Y là:
- A.ozon.
- B.oxi.
- C.clo.
- D.flo.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 8562
Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của clorua vôi?
- A.Dùng trong tinh chế dầu mỏ.
- B.Tẩy trắng vải, sợi, giấy.
- C.Tẩy uế cống rãnh, chuồng trại.
- D.Dùng để diệt khuẩn, bảo vệ môi trường.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 8563
Hòa tan hết 0,1 mol Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được bao nhiêu lít (đktc) khí H2?
- A.3,36 lít
- B.2,24 lít
- C.1,12 lít
- D.4,48 lít
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 8564
Halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là
- A.I2.
- B.F2.
- C.Cl2.
- D.Br2.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 8565
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là:
- A.ns2np4.
- B.ns2np3.
- C.ns2np6.
- D.ns2np5.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 8566
Khí clo không phản ứng với chất nào sau đây?
- A.H2
- B.Mg
- C.O2
- D.Dung dịch NaOH
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 8567
Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng?
- A.FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
- B.H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O.
- C.PbS + 2HCl → H2S + PbCl2.
- D.S + 2Na → Na2S.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 8568
Cho 0,1 mol SO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là:
- A.NaHSO3.
- B.NaOH và Na2SO3.
- C.Na2SO3.
- D.NaHSO3 và Na2SO3.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 8569
Chất nào sau đây khi cho vào hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh?
- A.Cl2
- B.F2
- C.I2
- D.Br2
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 8570
Ở điều kiện thường, trạng thái vật lí nào sau đây là của clo?
- A.Khí, màu vàng lục
- B.Lỏng, màu nâu đỏ
- C.Khí, màu lục nhạt
- D.Rắn, màu tím đen
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 8571
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu trắng ?
- A.HCl
- B.KBr
- C.NaF
- D.KI
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 8572
Nhóm gồm các chất đều có khả năng phản ứng với axit H2SO4 đặc, nguội là:
- A.Cu và Al2O3.
- B.Al và Fe2O3.
- C.Fe và MgO.
- D.Fe và CuO.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 8573
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lưu huỳnh ?
- A.Chất rắn, màu vàng.
- B.Không tan trong các dung môi hữu cơ.
- C.Không tan trong nước.
- D.Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 8574
Nhóm chất đều tác dụng với dung dịch HCl là
- A.Mg và KCl.
- B.Fe và NaCl.
- C.Cu và K2CO3.
- D.Zn và NaOH.