Đề thi HK2 môn Hóa 10 khối cơ bản năm 2018 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 11257

    Cho các dung dịch riêng biệt: dung dịch HCl, dung dịch NaCl, dung dịch K2SO3Để phân biệt 3 dung dịch trên bằng một thuốc thử duy nhất cần dùng thuốc thử nào sau đây?

    • A.dung dịch AgNO3.   
    • B.dung dịch KI + hồ tinh bột.  
    • C.dung dịch NaOH. 
    • D.dung dịch  Na2CO3.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 11258

    Tính oxi hóa của các halogen biến đổi theo dãy nào sau đây?

    • A.Br > Cl > F > I   
    • B.Cl > Br > F > I      
    • C.I > Br > Cl > F        
    • D.F > Cl > Br > I
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 11260

    Hiện tượng xảy ra khi dẫn từ từ đến dư SO2 vào dung dịch brom là:

    • A.Không hiện tượng. 
    • B.Dung dịch brom bị mất màu
    • C.Xuất hiện kết tủa màu vàng.
    • D.Dung dịch brom có màu xanh
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 11262

    Cho 6,72 lít clo (đktc) tác dụng với 5,6 gam Fe nung nóng rồi lấy chất rắn thu được hoà vào nước và khuấy đều thì khối lượng muối trong dung dịch thu được là: (Cho Fe = 56; Cl = 35,5)

    • A.32,50 gam. 
    • B.25,40 gam.   
    • C.38,10 gam.   
    • D.16,25 gam.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 11264

    Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là: (Cho Ag = 108; Na = 23; N = 14; O= 16; F = 19; Cl = 35,5)

    • A.21,6 gam.  
    • B.27,05 gam.          
    • C.10,8 gam.      
    • D.14,35 gam.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 11266

    Cho bốn đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ;  I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :

    • A.I2   
    • B.Br2     
    • C.F2      
    • D.Cl2
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 11268

    Một cân bằng hóa học đạt được khi :

    • A.Tốc độ phản ứng thuận = tốc độ phản ứng nghịch.
    • B.Nồng độ chất phản ứng = nồng độ sản phẩm.
    • C.Nhiệt độ phản ứng không đổi.      
    • D.Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như : nhiệt độ, nồng độ, áp suất.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 11270

    Chia 6,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al và Cu chia làm 2 phần bằng nhau:

    - Phần 1: tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,352 lít khí  H2 (đktc).

    - Phần 2: tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc).

    Thành phần % khối lượng của Fe  trong X là: (Cho Fe = 56; Al = 27; Cu = 64)

    • A.40,30%.
    • B.50,15%.      
    • C.9,55%.           
    • D.83,58%.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 11272

    Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?

    • A.Sát trùng nước sinh hoạt.
    • B.Sản xuất kali clorat, nước Gia-ven, clorua vôi.
    • C.Tẩy trắng sợi, giấy, vải.
    • D.Sản xuất thuốc trừ sâu 666, axit sunfuric.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 11274

    Cho chuỗi phản ứng:

    KMnO4 + (A) → X2 ↑+  (B) +  (C) + H2O       

    (C) + H2O → X2 ↑ + (D) + (I)   ( đp có mn)

    X2  + (D)  →  (A)

    X2  + (I)   →  (C) + (E) + H2O

    Các chất A,  X2 , C, D, E lần lượt là:

    • A.HCl, Cl2, MnCl2, H2, KCl
    • B.HCl, Cl2, KCl, H2, KClO
    • C.HF, F2, KF, H2, KFO
    • D.HBr, Br2, KBr, H2, KBrO
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 11276

    Tốc độ phản ứng là :

    • A.Độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
    • B.Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
    • C.Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm  phản ứng trong một đơn vị thời gian.
    • D.Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 11278

    Cho các phản ứng sau:

    1. H2(k) + I2(r)  ⇆  2 HI(k)  , H  >0                                  

    2. 2NO(k) + O2(k)   ⇆ 2 NO2 (k) ,   H <0

    3. CO(k) + Cl2(k)   ⇆  COCl2(k) ,  H <0     

    4. CaCO3(r)    ⇆   CaO(r) + CO2(k) ,  H >0

     Khi tăng nhiệt độ các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận?

    • A.1, 3, 4
    • B.2, 4
    • C.1, 2
    • D.1, 4
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 11280

    Cho các cân bằng sau:

      (1): 2 SO2 (k)  + O2 (k)   ⇆  2SO3(k)                                             

      (2): N2 (k)   + 3 H2 (k) ⇆ 2NH3 (k)

      (3): CO2 (k)  + H2 (k)  ⇆  CO (k)   +  H2O (k)                          

      (4): 2 HI (k)   ⇆   H2 (k)  +  I2 (k)

    Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là:

    • A.(3) và (4)
    • B.(1) và (2)    
    • C.(1) và (3)  
    • D.(2) và (4).
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 11282

    Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ?

    • A.Na, I2, N2.      
    • B.Ca, Au, S. 
    • C.K, Mg, Cl2.      
    • D.Mg, Al, N2.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 11284

    Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là:

    • A.nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
    • B.nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
    • C.áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
    • D.nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 11286

    Sự chuyển dịch cân bằng là :

    • A.Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch.
    • B.Chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác.  
    • C.Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch.   
    • D.Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận .  
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 11287

    Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

    • A.nhiệt phân nước.
    • B.điện phân nước có hòa tan H2SO4.
    • C.chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
    • D.nhiệt phân những hợp chất giàu oxi, kém bền bởi nhiệt
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 11289

    Thuốc thử có thể phân biệt hai chất khí riêng biệt SO2 và H2S là:

    • A.Dung dịch Br2  
    • B.Dung dịch H2SO4 loãng  
    • C.Dung dịch NaOH  
    • D.Dung dịch Ba(OH)2
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 11291

    Axit clohiđric tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây ?

    • A.HBr, CaCO3, NaBr, NaNO3  MnO2, Cu
    • B.Na2CO, Ca, AgNO3,CuO
    • C.BaO, Fe, NH, AgCl      
    • D.H2, Na, MnO2, Cu
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 11293

    Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là: (Cho Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Cl = 35,5; H = 1)

    • A.67,72 
    • B.47,02     
    • C.46,42      
    • D.68,92
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 11295

    Cho 15,92 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở hai chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 28,67 gam kết tủa. Công thức của 2 muối là : (Cho Na = 23; F= 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127)

    • A.NaF và NaCl.  
    • B.NaCl và NaBr. 
    • C.NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI.      
    • D.NaBr và NaI.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 11297

    Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là:

    • A.Al (27)    
    • B.Mg (24)    
    • C.Fe (56)     
    • D.Cu (64)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 11299

    Hấp thu hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1 M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là: (Cho Na = 23; S = 32; O = 16; H = 1)

    • A.24,5 gam 
    • B.10,4 gam     
    • C.29,3 gam     
    • D.18,9 gam
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 11300

    Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Nguyên tố X là:

    • A.F
    • B.O
    • C.S
    • D.Cl
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 11301

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion halogenua là:

    • A.ns2np4   
    • B.ns2np3         
    • C.ns2np6          
    • D.ns2np5
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 11302

    Chọn câu sai:

    • A.Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt .
    • B.90% lượng lưu huỳnh khai thác được dùng để sản xuất H2SO4­­­.
    • C.Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon (dưới một phần triệu theo thể tích) sẽ gây ngộ độc.
    • D.Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 11303

    Chọn câu đúng?

    • A.O2 và O3 đều oxi hóa được S ở điều kiện thích hợp.
    • B.Cả H2SO4 loãng và đặc đều oxi hóa được Cu.
    • C.S, H2SO4 đều có tính khử.
    • D.Cả O2 và O3 đều phản ứng với Ag ở điều kiện thường.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 11304

    Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm bên là:

    • A.Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa
    • B.Chỉ có khí màu vàng thoát ra
    • C.Chất rắn MnO2 tan dần
    • D.Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời MnO tan dần
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 11305

    Cho 8,7 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al, phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 3,2 gam chất rắn không tan, dung dịch X và 4,48 lít khí B (đktc). Thành phần % khối lượng các kim loại lần lượt là: (Cho Cu = 64; Al = 27; Fe = 56; S = 32; H = 1; O = 16)

    • A.36,79%, 36,78%,32,18%     
    • B.32,18%, 36,78%, 31,03%
    • C.30,18%, 36,78%, 31,03%   
    • D.31,18%, 36,78%, 31,03%
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 11306

     Cho sơ đồ phản ứng sau:  A + O2 → B (xt, to); B + H2O → D; D + Cu → A. Biết dung dịch chứa D làm quì tím hóa đỏ. Chất A là:

    • A.SO2    
    • B.H2S  
    • C.S          
    • D.SO3

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?