Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 11328
Tính oxi hóa của các halogen giảm dần theo thứ tự sau: (theo chiều từ trái sang phải)
- A.F2, Cl2, Br2, I2
- B.Cl2, Br2, I2, F2
- C.I2, Br2, Cl2, F2
- D.F2, Cl2, I2, Br2
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 11329
Phương pháp để điều chế khí F2 trong công nghiệp là:
- A.Dùng chất khử mạnh khử ion F- trong dung dịch CaF2.
- B.Dùng Cl2 đẩy flo ra khỏi dung dịch muối NaF.
- C.Điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng ( nhiệt độ nóng chảy 700C).
- D.Dùng I2 đẩy flo ra khỏi dung dịch muối KF.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 11330
Cho các phương trình phản ứng điều chế iot sau:
H2SO4đ + 8HI → H2S + 4I2 + 2H2O ( 1 )
2FeCl3 + 2HI → 2FeCl2 + I2 + 2HCl ( 2 )
KClO3 + 6HI → 3I2 + KCl + 3H2O (3)
Cl2 + 2HI → 2HCl + I2 ( 4 )
Vai trò của HI trong các phản ứng là:
- A.Chất khử
- B.Chất bị khử
- C.Axit mạnh
- D.Chất tạo môi trường
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 11331
Cho các chất Fe (1), FeCl2 (2) , KMnO4 (3), FeS (4), Ba(NO3)2 (5). Những chất tác dụng với dung dịch HCl là:
- A.(1), (3), (4)
- B.(1),(4),(5)
- C.(1),(2),(4),(5)
- D.(1),(2),(3),(4),(5)
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 11332
Cho sơ đồ phản ứng sau: ( Mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng )
KClO3 +HCl→X → NaCl + AgNO3 →Y ↓
X, Y lần lượt là:
- A.KCl, KNO3
- B.KCl, AgCl
- C.Cl2, AgCl
- D.O2, AgCl
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 11333
Cho 3,2 gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Ca đun nóng, dư thu được 4 gam muối. X là
- A.Flo.
- B.Clo.
- C.Iot.
- D.Brom.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 11334
Cho 2,24 lít ( đktc) hỗn hợp X gồm khí HCl và Cl2 đi qua dung dịch KI dư, thu được 2,54 gam iot. Phản ứng hoàn toàn. Thành phần phần trăm theo số mol của các khí trong X lần lượt là :
- A.20% và 80%
- B.90% và 10%
- C.82,23% và 17,77%
- D.50% và 50%
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 11335
Nung nóng 3,42 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu, Al với một lượng dư O2 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn X. Cần dùng 400 ml dung dịch HCl 0,5M để phản ứng hết với X. Giá trị của m là:
- A.6,62
- B.5,02
- C.4,22
- D.9,82
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 11336
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi?
- A.O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
- B.O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
- C.tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp.
- D.Những phản ứng mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá - khử.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 11337
Chỉ ra nội dung sai
- A.O3 là một dạng thù hình của O2.
- B.O3 tan nhiều trong nước hơn O2.
- C.O3 oxi hoá được tất cả các kim loại.
- D.Ở điều kiện thường, O2 không oxi hoá được Ag nhưng O3 oxi hoá được Ag thành Ag2O.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 11338
Cho 5,6lit hỗn hợp gồm oxi và ozon phản ứng vừa đủ với 13,44lit hỗn hợp khí gồm CO và H2 có tỉ khối so với hiđro là 7,5. % về thể tích của oxi trong hỗn hợp ban đầu là: (biết thể tích các khí đều đo ở đktc)
- A.40%
- B.60%
- C.50%
- D.75%
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 11339
Tính chất hóa học của dung dịch H2S là:
- A.Có tính axit mạnh
- B.Tính axit yếu, tính khử mạnh
- C.chỉ có tính oxi hóa
- D.chỉ có tính khử
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 11340
Cho các phản ứng sau : (1) S + O2 → SO2 ; (2) S + H2 → H2S ; (3) S + 3F2 → SF6 ; (4) S + 2K → K2S . S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?
- A.chỉ (1)
- B.chỉ (3)
- C.(2) và (4)
- D.(1) và (3)
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 11341
Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?
- A.dung dịch CuCl2.
- B.khí Cl2.
- C.dung dịch KOH.
- D.dung dịch FeCl2.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 11342
Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là:
- A.FeCl3, H2SO4(đặc, nóng), BaCl2.
- B.FeCl2, H2SO4(đặc, nóng), BaCl2.
- C.FeCl3, H2SO4(đặc, nóng), Ba(NO3)2.
- D.FeCl2, H2SO4(loãng), Ba(NO3)2
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 11343
Cho 6,72 lit khí H2S (đktc) đi qua dung dịch chứa 18g NaOH thì thu được muối gì? (S=32,H=1, O=16, Na=23)
- A.NaHS và Na2S.
- B.NaHS.
- C.Na2S.
- D.NaH.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 11344
Cho m gam hỗn hợp X gồm Zn và S vào bình không có không khí, nung bình sau một thời gian thu được chất rắn A . Hòa tan chất rắn A bằng dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít (đktc) khí B và 9,6 gam chất rắn D không tan. Biết tỉ khối của B so với hiđro bằng 9. Hiệu suất của phản ứng tạo thành chất rắn A là
- A.30%
- B.45%
- C.50%.
- D.75%.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 11345
Cho 22 gam hỗn hợp Al, Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng dư thu được 8,064 lít hỗn hợp hai khí SO2 và H2S (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch A. Tính % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu?
- A.49,09%
- B.33,33%
- C.43,33%
- D.50,91%
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 11346
Chọn câu sai về H2SO4?
- A.S trong H2SO4 có số oxi hóa +6.
- B.Có 2 liên kết H - O phân cực.
- C.H2SO4 đặc không có tính axit
- D.H2SO4 đặc có tính háo nước.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 11347
Chọn câu đúng?
- A.H2SO4 là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không bay hơi.
- B.H2SO4 98% có D= 1,84 g/cm3; nhẹ hơn nước.
- C.H2SO4 đặc không hút ẩm nên không dùng làm khô khí ẩm.
- D.H2SO4 đặc tan ít trong nước và toả nhiều nhiệt.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 11348
Hiện tượng xảy ra khi cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư là:
- A.Cu tan hết, dung dịch thu được có màu xanh, không có khí thoát ra.
- B.Cu không tan hết, dung dịch thu được có màu xanh, có khí thoát ra.
- C.Cu tan hết, dung dịch thu được có màu xanh, có khí mùi hắc thoát ra.
- D.Cu tan hết, dung dịch thu được có màu xanh, có khí không mùi thoát ra.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 11349
Từ m gam S có thể điều chế được 39,2 gam dung dịch H2SO4 49%. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%. Giá trị của m là
- A.6,272
- B.7,84
- C.3,136
- D.5,0176
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 11350
Cho 18 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 ở đktc và 6,4 gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được số gam muối khan là:
- A.75 gam
- B.90 gam
- C.96 gam
- D.86,4 gam
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 11351
Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi nào?
- A.Phản ứng thuận đã kết thúc
- B.Phản ứng nghịch đã kết thúc
- C.Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau
- D.Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 11352
Nếu tăng diện tích bề mặt của các chất phản ứng trong một hệ dị thể thì
- A.Tốc độ phản ứng giảm
- B.Tốc độ phản ứng tăng
- C.Nhiệt độ phản ứng giảm
- D.Nhiệt độ phản ứng tăng
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 11353
Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k) (∆H < 0)
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nếu
- A.Giảm nồng độ của SO2
- B.Tăng nồng độ SO2
- C.Tăng nhiệt độ
- D.Giảm nồng độ của O2
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 11354
Cho 0,70 mol CO tác dụng với 0,30 mol H2 trong bình có dung tích 1 lít ở nhiệt độ cao, tạo ra sản phẩm CH3OH: CO (k) + 2H2 (k) ↔ CH3OH (k)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng hoá học, trong hỗn hợp khí có 0,06 mol CH3OH. Giá trị của hằng số cân bằng K là:
- A.5,50
- B.2,89
- C.1,70
- D.5,45
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 11355
Trong công nghiệp, người ta tổng hợp NH3 theo phương trình hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k). Biết tốc độ của phản ứng được tính theo biểu thức: v = k.[N2].[H2]3 . Khi tăng nồng độ H2 lên 2 lần (giữ nguyên nồng độ của khí nitơ và nhiệt độ của phản ứng) thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
- A.2
- B.4
- C.8
- D.16
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 11357
Có bốn chất khí: HCl, HBr, HI và O2 đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt . Thuốc thử dùng để phân biệt 4 ống nghiệm trên là:
- A.Quì tím
- B.Phenolphtalein
- C.Dung dịch AgNO3
- D.Dung dịch NaCl
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 11359
Thuốc thử duy nhất để nhận biết ba dung dịch đựng trong ba ống nghiệm riêng biệt: NaCl, BaCl2, HCl loãng là:
- A.Dung dịch KNO3
- B.Dung dịch AgNO3
- C.Dung dịch Na2CO3
- D.Quì tím