Đề thi HK2 môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Lạc Hồng

Câu hỏi Trắc nghiệm (32 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 77859

    Bảo vệ Tổ quốc bao gồm?

    • A.Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
    • B.Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    • C.Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
    • D.Cả A,B, C.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 77861

    Độ tuổi nhập ngũ là?

    • A.17 tuổi.
    • B.Đủ 17 tuổi.
    • C.18 tuổi.
    • D.Đủ 18 tuổi.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 77863

    Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

    • A.Phá hoại nhà nước.
    • B.Bảo vệ nhà nước.
    • C.Hành động yêu nước.
    • D.Hành động khiêu khích chính quyền.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 77864

    Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?

    • A.Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.
    • B.Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.
    • C.Coi như không biết gì.
    • D.Tham gia các nhóm phản động đó.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 77866

    Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?

    • A.Xây dựng Tổ quốc.
    • B.Phá hoại Tổ quốc.
    • C.Ngoại giao với các nước khác.
    • D.Trang bị vũ khí hiện đại.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 77868

    Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?

    • A.22 tuổi.
    • B.24 tuổi.
    • C.25 tuổi.
    • D.27 tuổi.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 77870

    Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

    • A.Từ 1,5 - 2 triệu.
    • B.Từ 2 – 3 triệu
    • C.Từ 3 – 5 triệu.
    • D.Từ 5 – 7 triệu.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 77872

    Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

    • A.Phạt tiền.
    • B.Cảnh cáo.
    • C.Kỉ luật.
    • D.Truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 77874

    Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?

    • A.Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
    • B. Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau.
    • C.Tham gia hiến máu nhân đạo.
    • D.Cả A,B, C.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 77876

    Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ?

    • A.Giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật
    • B.Thăm hỏi gia đình liệt sỹ
    • C.Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy
    • D.Cả A,C
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 77878

    Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?

    • A.Sống có đạo đức.
    • B.Sống có kỉ luật.
    • C.Đạo đức.
    • D.Pháp luật.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 77880

    Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

    • A.Tuân theo pháp luật.
    • B.Pháp luật.
    • C.Sống có đạo đức.
    • D.Đạo đức.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 77882

    Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng xa được gọi là?

    • A.Sống có đạo đức.
    • B.Sống có kỉ luật.
    • C.Sống có trách nhiệm.
    • D.Sống có văn hóa.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 77884

    Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

    • A.Tuân theo pháp luật.
    • B.Sống có đạo đức.
    • C.Sống có văn hóa.
    • D.Sống có trách nhiệm.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 77886

    Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?

    • A.Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.
    • B.Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.
    • C.Được mọi người yêu quý, kính trọng
    • D.Cả A,B, C.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 77888

    Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?

    • A.Vi phạm pháp luật.
    • B.Thi hành pháp luật.
    • C.Thực hiện pháp luật.
    • D.Sử dụng pháp luật.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 77890

    Câu thành ngữ "Thương người như thể thương thân" nói về?

    • A.Sống có đạo đức.
    • B.Sống có trách nhiệm.
    • C.Sống có kỉ luật.
    • D.Sống có ý thức.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 77892

    Khi gặp vụ tai nạn, D đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

    • A.Sống có đạo đức.
    • B.Sống có kỉ luật.
    • C.Sống có trách nhiệm.
    • D.Sống có văn hóa.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 77894

    Câu ca dao, tục ngữ, quan điểm nào sau đây vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày?

    • A.Chồng chúa vợ tôi.
    • B.Đàn ông năm thê bảy thiếp
    • C.Đỉa đeo chân hạc.
    • D.Môn đăng hậu đối.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 77896

    Có mấy loại vi phạm pháp luật?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 77898

    Năng lực trách nhiệm pháp lí của mỗi người được nhà nước quy định phụ thuộc vào mấy yếu tố?

    • A.5
    • B.3
    • C.4
    • D.2
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 77899

    Pháp luật qui định độ tuổi phải chiụ trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là bao nhiêu?

    • A.đủ 16 tuổi
    • B.đủ 14 tuổi
    • C.đủ 15 tuổi
    • D.đủ 17 tuổi
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 77900

    Vi phạm pháp luật hình sự là?

    • A.hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự .
    • B.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự.
    • C.hành vi xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.
    • D.hành vi vi phạm pháp luật,xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 77901

    Vi phạm pháp luật dân sự là?

    • A.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự
    • B.hành vi xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.
    • C.hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự .
    • D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 77902

    Vi phạm pháp luật hành chính là?

    • A.hành vi xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm
    • B.hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
    • C.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự
    • D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 77903

    Vi phạm kỉ luật là?

    • A.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
    • B.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự
    • C.hành vi vi xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.
    • D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 77904

    Ông B buôn bán ma túy trái phép. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

    • A.Hình sự.
    • B.Hành chính.
    • C.Dân sự.
    • D.Kỉ luật.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 77905

    Anh A đi xe ô tô, đến ngã ba anh vượt đèn đỏ. Anh A phải chịu trách nhiệm nào sau đây?

    • A.Hình sự.
    • B.Hành chính.
    • C.Dân sự.
    • D.Kỉ luật.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 77906

    Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật dân sự?

    • A.Lan thường xuyên nghỉ học không có lí do.
    • B.Chị Hoa buôn bán trẻ em sang trung Quốc.
    • C.Bà Hà lấn chiếm vỉa hè để buôn bán.
    • D.Anh Hùng chiếm đoạt tài sản của em trai mình.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 77907

    Trong kì thi học kì, Q đã sử dụng điện thoại di động. Q đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

    • A.Hình sự.
    • B.Hành chính.
    • C.Dân sự.
    • D.Kỉ luật.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 77908

    Để thu lãi cao, bà T đã mua lợn chết do mắc bệnh với giá rẻ về chế biến để bán với giá cao. Bà T phải chịu trách nhiệm gì?

    • A.Hình sự.
    • B.Hành chính.
    • C.Dân sự.
    • D.Kỉ luật.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 77909

    Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật hành chính?

    • A.Anh Phi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
    • B.Anh Đông và mấy thanh niên đá bóng dưới lòng đường.
    • C.Bác An trồng rau sạch, chất lượng cao để bán.
    • D.Chị Huệ thường đổ rác xuống lòng đường.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?