Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 Trường THCS Thiên Phước

Câu hỏi Trắc nghiệm (32 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 31901

    Hoạt động nào sau đây của con người giúp mở rộng phạm vi phân bố của động, thực vật?

    • A.Phá rừng bừa bãi.
    • B.Săn bắn động vật quý hiếm.
    • C.Lai tạo ra nhiều giống.
    • D.Đốt rừng làm nương rẫy.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 31902

    Đâu không phải là ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật:

    • A.Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
    • B.Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
    • C.Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
    • D.Trồng và bảo vệ rừng.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 31903

    Nguyên nhân thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu Nam do:

    • A.Đới lạnh ở bán cầu Nam không có đất, chỉ có băng tuyết
    • B.Bán cầu Nam không có đới lạnh
    • C.Bán cầu Nam không có nhiều núi cao như bán cầu Bắc
    • D.Bán cầu Bắc có nhiều kiểu khí hậu
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 31904

    Sự phát triển và phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của động vật do

    • A.Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật
    • B.Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật
    • C.Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật
    • D.Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 31905

    Chọn câu đúng. Thổ nhưỡng là:

    • A.Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá
    • B.Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì
    • C.Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt
    • D.Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 31906

    Hai thành phần chính của lớp đất là:

    • A.Hữu cơ và nước
    • B.Nước và không khí
    • C.Cơ giới và không khí
    • D.Khoáng và hữu cơ
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 31907

    Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là:

    • A.Sinh vật
    • B.Đá mẹ
    • C.Khoáng
    • D.Địa hình
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 31908

    Thành phần khoáng của lớp đất có đặc điểm là:

    • A.Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong đất.
    • B.Gồm những hạt có màu sắc loang lỗ và kích thước to nhỏ khác nhau.
    • C.Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là sinh vật.
    • D.Tồn tại trên cùng của lớp đất đá.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 31909

    Nguyên nhân sinh ra độ muối của nước biển là do:

    • A.Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
    • B.Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.
    • C.Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.
    • D.Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 31910

    Tại sao biển Ban-tích có độ muối rất thấp?

    • A.Biển rất ít mưa độ bốc hơi lớn.
    • B.Nhiều sông đổ vào, độ bốc hơi rất lớn.
    • C.Biển đóng băng quanh năm.
    • D.Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 31911

    Nguyên nhân sinh ra sóng thần là do:

    • A.Động đất ngầm dưới đáy biển.
    • B.Sự thay đổi áp suất của khí quyển.
    • C.Chuyển động của dòng khí xoáy.
    • D.Bão, lốc xoáy.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 31912

    Lưu vực của một con sông là:

    • A.Vùng hạ lưu của sông.
    • B.Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
    • C.Vùng đất đai đầu nguồn.
    • D.Chiều dài từ nguồn đến cửa sông.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 31913

    Cửa sông là nơi dòng sông chính:

    • A.Tiếp nhận các sông nhánh
    • B.Đổ ra biển (hồ)
    • C.Phân nước ra cho sông phụ
    • D.Xuất phát
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 31914

    Hợp lưu là:

    • A.Diện tích đất đai có sông chảy qua
    • B.Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
    • C.Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
    • D.Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 31915

    Chi lưu là:

    • A.Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
    • B.Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
    • C.Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
    • D.Các con sông đổ nước vào con sông chính
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 31916

    Ở nhiệt độ 0oC, lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là bao nhiêu?

    • A.0g/m3.
    • B.2 g/m3.
    • C.5 g/m3.
    • D.7 g/m3.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 31917

    Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

    • A.Từ 201 - 500 mm.
    • B.Từ 501- l.000mm.
    • C.Từ 1.001 - 2.000 mm.
    • D.Trên 2.000 mm.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 31918

    Tại sao không khí có độ ẩm?

    • A.Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm
    • B.Do mưa rơi xuyên qua không khí
    • C.Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định
    • D.Do không khí chứa nhiều mây
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 31919

    Sau khi bỏ nước đá vào trong cốc đựng nước, ta thấy có những giọt nước bám bên ngoài thành cốc là do:

    • A.Nhiệt độ của nước thấp hơn thành ly.
    • B.Thành ly có nhiệt độ thấp hơn không khí.
    • C.Nước từ cốc rỉ ra ngoài.
    • D.Nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ thành ly.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 31920

    Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh:

    • A.Gió Tây ôn đới
    • B.Gió Mậu dịch
    • C.Gió Đông cực
    • D.Gió mùa
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 31921

    Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:

    • A.Gió mùa
    • B.Gió Tín phong
    • C.Gió Đất
    • D.Gió biển
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 31922

    Tại sao có khí áp?

    • A.Không khí có trọng lượng
    • B.Khí quyển có sức nén
    • C.Không khí luôn chuyển động.
    • D.Các hoạt động con người tạo ra bụi, khí
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 31923

    Nguyên nhân sinh ra gió là do:

    • A.Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển
    • B.Sự phân bố xem kẽn của các đai áp
    • C.Sự tác động của con người
    • D.Sức hút của trọng lực Trái Đất
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 31924

    Vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?

    • A.Quãng thời gian dài
    • B.Tác động của con người
    • C.Vận động tự quay của Trái Đất
    • D.Trái Đất quay quanh Mặt Trời
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 31925

    Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng:

    • A.Tăng
    • B.Giảm
    • C.Không thay đổi
    • D.Luôn biến động
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 31926

    Nhiệt độ không khí cao nhất ở:

    • A.Cực và cận cực
    • B.Khu vực ôn đới
    • C.Khu vực hai chí tuyến
    • D.Khu vực xích đạo
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 31927

    Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào:

    • A.12 giờ trưa
    • B.13 giờ trưa
    • C.11 giờ trưa
    • D.14 giờ trưa
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 31928

    Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 220C, lúc 13 giờ được 260C và lúc 21 giờ được 240C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

    • A.220C.
    • B.230C.
    • C.240C.
    • D. 250C.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 31929

    Đặc điểm không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ là:

    • A.Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
    • B.Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
    • C.Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
    • D.Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 31930

    Nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước là do:

    • A.Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
    • B.Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
    • C.Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
    • D.Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 31932

    Nguyên nhân khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do:

    • A.Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
    • B.Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
    • C.Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
    • D.Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 31934

    Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

    • A.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
    • B.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
    • C.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
    • D.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?