Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 Trường THCS Ngô Tất Tố

Câu hỏi Trắc nghiệm (32 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 32051

    Nước biển và đại dương có những dạng vận động nào?

    • A.Sóng, thủy triều và dòng biển
    • B.Sóng thần, dòng hải lưu
    • C.Các dòng biển nóng và lạnh
    • D.Triều cường, triều kém và sóng
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 32053

    Một số cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu ở nước ta là:

    • A.Cà phê, cao su, chè
    • B.Táo, nho, cà phê
    • C.Thông, tùng, chè
    • D.Chà là, dừa, cà phê
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 32055

    Lớp vỏ sinh vật là:

    • A.Sinh vật quyển.
    • B.Thổ nhưỡng.
    • C.Khí hậu và sinh quyển.
    • D.Lớp vỏ Trái Đất.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 32058

    Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là:

    • A.Thạch quyển
    • B.Động vật quyển
    • C.Sinh quyển
    • D.Quyển thực vật
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 32060

    Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu so với thực vật:

    • A.Nhiều hơn thực vật
    • B.ít hơn thực vật
    • C.Tương đương nhau
    • D.Tùy loài động vật.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 32062

    Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là:

    • A.Địa hình
    • B.Nguồn nước
    • C.Khí hậu
    • D.Đất đai
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 32063

    Nơi có khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực vật:

    • A.rêu, địa y.
    • B.cây lá kim.
    • C.cây lá cứng.
    • D.sồi, dẻ.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 32064

    Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có:

    • A.Màu nâu, hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng.
    • B.Màu xám thẫm độ phì cao.
    • C.Màu xám, chua, nhiều cát.
    • D.Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 32065

    Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm:

    • A.Đất cát pha
    • B.Đất xám
    • C.Đất phù sa bồi đắp
    • D.Đất đỏ badan
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 32066

    Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là:

    • A.đá mẹ.
    • B.địa hình.
    • C.khí hậu.
    • D.sinh vật.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 32068

    Đặc điểm không đúng với thành phần hữu cơ trong đất là:

    • A.Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
    • B.Có màu xám thẫm hoặc đen
    • C.Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất
    • D.Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 32070

    Độ muối hay độ mặn trung bình của nước biển và đại dương là:

    • A.35%
    • B.35%
    • C.25%
    • D.5%
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 32072

    Độ muối của biển nước ta:

    • A.3,5%
    • B.35%
    • C.3,3%
    • D.33%
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 32074

    Trên thế giới có mấy loại dòng biển:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 32076

    Sóng biển là:

    • A.Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
    • B.Là dòng chuyển động trên biển và đại dương
    • C.Là hình thức dao động dưới đáy biển sinh ra
    • D.Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 32078

    Có bao nhiêu loại thủy triều?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 32081

    Đâu là dòng biển lạnh trên thế giới?

    • A.Dòng biển Gơn-xtrim
    • B.Dòng biển Bra-xin
    • C.Dòng biển Ca-li-phóc-ni-a
    • D.Dòng biển Đông Úc
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 32083

    Chế độ nước (thủy chế) của một con sông là:

    • A.Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời
    • B.Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm
    • C.Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
    • D.Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 32085

    Dựa vào nguồn gốc hình thành có thể chia thành:

    • A.Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
    • B.Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
    • C.Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
    • D.Hồ nước mặn và hồ nước ngọt
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 32087

    Căn cứ vào tính chất của nước, có hồ:

    • A.Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
    • B.Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
    • C.Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
    • D.Hồ nước mặn và hồ nước ngọt
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 32089

    Hồ nhân tạo ở nước ta là:

    • A.Hồ Tây
    • B.Hồ Trị An
    • C.Hồ Gươm
    • D.Hồ Tơ Nưng
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 32092

    Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta là:

    • A.Sông Đồng Nai
    • B.Sông Hồng
    • C.Sông Đà
    • D.Sông Cửu Long
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 32094

    Có mấy đới khí hậu trên bề mặt của Trái Đất?

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 32096

    Đới nóng (hay nhiệt đới) nằm giữa:

    • A.chí tuyến và vòng cực.
    • B.hai chí tuyến.
    • C.hai vòng cực.
    • D.66°33 B và 66°33 N.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 32098

    Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng là:

    • A.Tín phong.
    • B.gió Đông cực.
    • C.gió Tây ôn đới.
    • D.gió phơn tây nam.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 32100

    Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu:

    • A.Nhiệt đới.
    • B.Ôn đới.
    • C.Hàn đới.
    • D.Cận nhiệt đới.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 32102

    Loại gió thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh là:

    • A.gió Tây ôn đới.
    • B.gió mùa.
    • C.Tín phong.
    • D.gió Đông cực.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 32104

    Trên Trái Đất có các đới khí hậu là:

    • A.một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
    • B.hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
    • C.một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
    • D.hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 32106

    Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi:

    • A.Nhiệt độ không khí tăng
    • B.Không khí bốc lên cao
    • C.Nhiệt độ không khí giảm
    • D.Không khí hạ xuống thấp
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 32108

    Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là:

    • A.sông ngòi.
    • B.ao, hồ.
    • C.sinh vật.
    • D.biển và đại dương.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 32110

    Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí:

    • A.càng thấp.
    • B.càng cao.
    • C.trung bình.
    • D.Bằng 00C.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 32112

    Để tính lượng mưa rơi ở một địa phương, người ta dùng dụng cụ:

    • A.Nhiệt kế.
    • B.Áp kế.
    • C.Ẩm kế.
    • D.Vũ kế.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?