Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 Trường THCS Đồng Hiệp

Câu hỏi Trắc nghiệm (32 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 31869

    Đặc điểm không đúng với thành phần khoáng của lớp đất là:

    • A.Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
    • B.Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
    • C. Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.
    • D.Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 31870

    Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là:

    • A.Đất cát pha
    • B.Đất xám
    • C.Đất phù sa bồi đắp
    • D.Đất đỏ badan
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 31871

    Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất:

    • A.Đất phù sa ngọt
    • B.Đất feralit đồi núi
    • C.Đất badan
    • D.Đất ngập mặn
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 31872

    Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì

    • A.Trên núi cao áp suất không khí nhỏ
    • B.Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm
    • C.Lượng mùn ít
    • D.Độ ẩm quá cao
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 31873

    Trên Trái Đất, nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?

    • A.82%
    • B.97%
    • C.79%
    • D.70%
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 31874

    Nguyên nhân sinh ra thủy triều là:

    • A.Động đất ở đáy biển
    • B.Núi lửa phun
    • C.Do gió thổi
    • D.Sức hút Mặt Trăng với Mặt Trời
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 31875

    Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do:

    • A.Gió
    • B.Động đất
    • C.Núi lửa phun
    • D.Thủy triều
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 31876

    Nguồn gốc hình thành hồ Tây ở Hà Nội là

    • A.Do con người.
    • B.Từ miệng núi lửa đã tắt
    • C.Do vùng đá vôi bị xâm thực
    • D.Từ khúc sông cũ
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 31877

    Nguyên nhân hình thành hồ nước mặn là do:

    • A.Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
    • B.Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
    • C.Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
    • D.Gần biển do có nước ngầm mặn.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 31878

    Các hồ móng ngựa được hình thành do:

    • A.Sụt đất
    • B.Núi lửa
    • C.Băng hà
    • D.Khúc uốn của sông
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 31879

    Sông ngòi nước ta giàu phù sa, nguyên nhân là do:

    • A.khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
    • B.mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.
    • C.trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.
    • D.diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 31880

    Lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm là đặc điểm của đới:

    • A.Đới nóng (nhiệt đới)
    • B.Đới ôn hòa (ôn đới)
    • C.Đới cận nhiệt
    • D.Đới lạnh (hàn đới)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 31881

    Yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất là:

    • A.Dòng biển
    • B.Địa hình
    • C.Vĩ độ
    • D.Vị trí gần hay xa biển
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 31882

    Đặc điểm không đúng với khí hậu đới nóng là:

    • A.Quanh năm nóng.
    • B.Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
    • C.Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
    • D.Có gió Tín phong thổi thường xuyên.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 31883

    Việt Nam nằm trong đới khí hậu:

    • A.Cận nhiệt đới
    • B.Hàn đới
    • C.Cận nhiệt
    • D.Nhiệt đới
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 31884

    Để đo độ ẩm không khí người ta dùng dụng cụ:

    • A.Nhiệt kế
    • B.Áp kế
    • C.Ẩm kế
    • D.Vũ kế
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 31885

    Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì:

    • A.Sẽ diễn ra hiện tượng mưa
    • B.Diễn ra sự ngưng tụ
    • C.Tạo thành các đám mây
    • D.Hình thành độ ẩm tuyệt đối
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 31886

    Lượng mưa trên thế giới phân bố:

    • A.Rất đồng đều
    • B.Đồng đều
    • C.Không đều
    • D.Rất không đều
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 31887

    Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 200C là:

    • A.20g/cm3
    • B.15g/cm3
    • C.30g/cm3
    • D.17g/cm3
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 31888

    Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:

    • A.4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
    • B.2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
    • C.3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
    • D.5 đai áp cao và 2 đai áp thấp
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 31889

    Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 31890

    Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao:

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 31891

    Không khí luôn luôn chuyển động từ:

    • A.Nơi áp thấp về nơi áp cao.
    • B.Biển vào đất liền.
    • C.Nơi áp cao về nơi áp thấp.
    • D.Đất liền ra biển.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 31892

    Gió Tín Phong còn được gọi là gió:

    • A.Gió núi - thung lũng
    • B.Gió Phơn
    • C.Gió Mậu Dịch
    • D.Gió Đông cực
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 31893

    Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:

    • A.Gió Nam.
    • B.Gió Đông Bắc.
    • C.Gió Tây Nam.
    • D.Gió Đông Nam.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 31894

    Thời tiết là hiện tượng khí tượng:

    • A.Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
    • B.Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
    • C.Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
    • D.Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 31895

    Khí hậu là hiện tượng khí tượng:

    • A.Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi
    • B.Xảy ra trong một ngày ở một địa phương
    • C.Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó
    • D.Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 31896

    Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:

    • A.Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
    • B.Nơi mát, cách mặt đất 1m
    • C.Ngoài trời, sát mặt đất
    • D.Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 31897

    Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là:

    • A.Các hoạt động công nghiệp
    • B.Sự đốt nóng của Sao Hỏa
    • C.Con người đốt nóng
    • D.Ánh sáng từ Mặt Trời
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 31898

    Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:

    • A.9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
    • B.6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
    • C.5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
    • D.7 giờ, 15 giờ, 23 giờ
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 31899

    Vì sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

    • A.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
    • B.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
    • C.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
    • D.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 31900

    Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do:

    • A.Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
    • B.Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
    • C.Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
    • D.Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?