Đề thi HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Như Xuân

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 99068

    Các nước khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua chủ yếu do đâu?

    • A.phát triển nông nghiệp hàng hóa.
    • B.có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
    • C.đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
    • D.đẩy mạnh xuất khẩu.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 99070

    Dạng địa hình nào dưới đây là đặc điểm nổi bật nhất về địa hình ở bộ phận Đông Nam Á?

    • A.Đây là khu vực tập trung nhiều đáo nhất thế giới.
    • B.Có nhiều thung lũng rộng.
    • C.Các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
    • D.Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 99072

    Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được cho đến nay là gì?

    • A.Đảm bảo ổn định, hoà bình, cùng phát triển.
    • B.Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN.
    • C.Hợp tác toàn diện về kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh.
    • D.10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên ASEAN.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 99074

    Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là gì?

    • A.tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
    • B.tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau.
    • C.khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    • D.thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 99076

    Sản xuất và lắp ráp ô tô trở thành thế mạnh của các nước?

    • A.Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam –pu-chia.
    • B.Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào.
    • C. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.
    • D.Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 99078

    Nguyên nhân cơ bản giúp cho sản phẩm các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử,… ở Đông Nam Á có sức cạnh tranhh và trở thành thế mạnh của nhiều nước những năm gần đây là:

    • A.liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
    • B.trình độ khoa học kĩ thuật cao.
    • C.thị trường tiêu thụ rộng lớn.
    • D.nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 99080

    Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì sao?

    • A.nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    • B.là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
    • C.vị trí cầu nối lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
    • D.khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 99081

    Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?

    • A.Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và cùng phát triển.
    • B.Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển.
    • C.Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
    • D.Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 99083

    Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á?

    • A.khí hậu nóng, khô, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
    • B.khí hậu nóng ẩm, nhiều đồng bằng rộng lớn, nguồn nước ngầm dồi dào.
    • C.khí hậu nóng khô, nhiều đồng bằng rộng lớn, nguồn nước ngầm dồi dào.
    • D.khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 99085

    Kinh tế Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng tích cực biểu hiện ở đâu?

    • A.kinh tế nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng.
    • B.từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp, lâm nghiệp.
    • C.từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
    • D.đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là dịch vụ.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 99087

    Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là gì?

    • A.Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
    • B.Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
    • C.Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
    • D.Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 99089

    Sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng chủ yếu là do đâu?

    • A.diện tích đất canh tác đứng đầu thế giới.
    • B.nhu cầu lớn của đất nước có dân số đông nhất thế giới.
    • C.có nhiều chính sách, cải cách trong nông nghiệp.
    • D.thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào nông nghiệp.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 99091

    Để thu hút đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã làm gì?

    • A.tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.
    • B.thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
    • C.xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.
    • D.tiến hành cải cách ruộng đất.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 99093

    Các ngành công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc phát triển dựa trên thế mạnh về đặc điểm nào?

    • A.lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
    • B.lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
    • C.lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
    • D.thị trường tiêu thụ rộng lớn và lao động có chuyên môn trình độ cao.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 99095

    Chính sách dân số một con của Trung Quốc nhằm mục đích nào?

    • A.Chăm sóc trẻ em tốt hơn.
    • B.Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
    • C.Cân bằng cơ cấu giới tính.
    • D.Ổn định nền kinh tế.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 99097

    Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất của Trung Quốc là gì?

    • A.thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
    • B.nâng cao trình độ lao động công nghiệp.
    • C.nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa.
    • D.giải quyết tình trạng thừa lao động.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 99099

    Các tài nguyên thiên nhiên nổi bật ở miền Tây Trung Quốc là gì?

    • A.rừng, đồng cỏ và đất.
    • B.rừng, đồng cỏ và khoáng sản.
    • C.đồng cỏ, khoáng sản và nguồn nước.
    • D.đồng cỏ, khoáng sản và đất.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 99101

    Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào những điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?

    • A.Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và lao động có kinh nghiệm.
    • B.Nguồn vốn đầu tư nhiều và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
    • C.Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn vốn đầu tư nhiều.
    • D.Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 99103

    Các đồng bằng màu mỡ ở phía Nam Trung Quốc là nơi thích hợp để trồng các loại cây là gì?

    • A.Lúa mì, ngô, củ cải đường.
    • B.Lúa mì, lúa gạo, chè.
    • C.Lúa gạo, mía, chè, bông.
    • D.Lúa gạo, ngô, củ cải đường.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 99105

    Con sông không đổ về phía Đông Trung Quốc?

    • A.Trường Giang.
    • B.Hắc Long Giang (Amur).
    • C.Hoàng Hà.
    • D.Mê kông.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 99107

    Nhật Bản là nước có tốc độ gia tăng dân số hằng năm như thế nào?

    • A.thấp và đang tăng dần.
    • B.cao và đang giẩm dần.
    • C.thấp và đang giảm dần.
    • D.cao và đang tăng dần.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 99109

    Nhật Bản nằm ở khu vực nào của châu Á?

    • A.Đông Nam Á.
    • B.Nam Á.
    • C.Đông Á.
    • D.Bắc Á.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 99111

    Lúa gạo được trồng nhiều ở phía Nam Nhật Bản do khu vực này có khí hậu ra sao?

    • A.ôn đới mưa nhiều.
    • B.cận nhiệt gió mùa.
    • C.ôn đới gió mùa.
    • D.chuyển từ cận nhiệt đến ôn đới.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 99113

    Đảo nào sau đây của Nhật Bản phát triển mạnh công nghiệp nặng, đặc biệt là khai thác than và luyện thép?

    • A.Kiu-xiu.
    • B.Hô-cai-đô.
    • C.Hôn-su.
    • D.Xi-cô-cư.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 99115

    Vùng sản xuất nông sản cây ăn quả và củ cải đường chủ yếu của Nhật Bản ở đâu?

    • A.đảo Xi-cô-cư.
    • B.đảo Kiu-Xiu.
    • C.đảo Hô-cai-đô.
    • D.đảo Hôn-su.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 99117

    Các hải cảng lớn của Nhật như Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca đều nằm ở đảo nào?

    • A.Hô-cai-đô.
    • B.Hôn-su.
    • C.Xi-cô-cư.
    • D.Kiu-xiu.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 99119

    Trong hoạt động thương mại bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản ở đâu?

    • A.Các nước ASEAN.
    • B.Các nước châu Phi.
    • C.Hoa Kì, Trung Quốc, EU.
    • D.Các nước Mỹ Latinh.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 99121

    Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào sau đây?

    • A.Đông Á.
    • B.Nam Á.
    • C.Bắc Á.
    • D.Tây Á.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 99123

    Hòn đảo có diện tích nhỏ nhất Nhật Bản là gì?

    • A.Hôn su.
    • B.Kiu xiu.
    • C.Hô cai đô.
    • D.Xi cô cư.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 99125

    Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp của Nhật Bản?

    • A.Chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP.
    • B.Phát triển theo hướng thâm canh.
    • C.Chú trọng năng suất, chất lượng.
    • D.Phương pháp chăn nuôi tiên tiến.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 99127

    Năm 2006, Liên bang Nga đứng đầu thế giới về loại nguyên liệu nào?

    • A.than.
    • B.sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên.
    • C.bột giấy và xen-lu-lo.
    • D.điện tử - tin học.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 99129

    Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga có đặc điểm nổi bật là gì?

    • A.phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
    • B.có dải đất đen phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
    • C.các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
    • D.một vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 99131

    Ranh giới phân chia đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xibia của Liên bang Nga là gì?

    • A.sông Ê nit xây.
    • B.sông Vôn -ga.
    • C.sông Lê na.
    • D.dãy Ural.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 99133

    Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất thế giới của Liên Bang Nga là gì?

    • A.quặng sắt, than đá.
    • B.quặng đồng, bô xít.
    • C.than đá, dầu mỏ, vàng.
    • D.khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 99135

    Các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga không tập trung ở vùng?

    • A.Đồng bằng Tây Xi-bia.
    • B.Đồng bằng Đông Âu.
    • C.Vùng núi già Uran.
    • D.Vùng Viễn Đông.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 99137

    Ngành kinh tế nào của Việt Nam gắn liền với sự hợp tác Nga - Việt?

    • A.Dầu khí.
    • B.Nông nghiệp.
    • C.Khai khoáng.
    • D.Điện tử - tin học.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 99139

    So với đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga có điểm khác biệt nào sau đây về tự nhiên?

    • A.Tập trung nhiều khoáng sản khí tự nhiên hơn.
    • B.Độ cao trung bình của địa hình lớn hơn nhiều.
    • C.Đất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp hơn.
    • D.Khí hậu điều hòa, ảnh hưởng của biển rõ rệt hơn.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 99140

    Ngành chăn nuôi thú có lông quý của Liên bang Nga phân bố chủ yếu ở đâu?

    • A.đồng bằng Tây Xi-bia.
    • B.phía nam đất nước.
    • C.phía bắc đất nước.
    • D.đồng bằng Đông Âu.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 99141

    Phía Đông của Liên bang Nga không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do đâu?

    • A.đất đai kém màu mỡ.
    • B.địa hình núi và cao nguyên.
    • C. thiếu nguồn nước cho tưới tiêu.
    • D.ít dân cư sinh sống.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 99142

    Tại sao nói Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết?

    • A.Liên Bang Nga là thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc.
    • B.Liên Bang Nga là thành viên có diện tích lớn nhất trong Liên bang Xô viết.
    • C.Liên Bang Nga có số dân nhất, trình độ học vấn cao nhất trong Liên bang Xô viết.
    • D.Liên Bang Nga là thành viên có nhiều thành tự trong các ngành khoa học nhất.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?