Đề thi HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Như Thanh

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 99023

    Vùng kinh tế Trung ương của Liên Bang Nga không có đặc điểm nào sau đây?

    • A.Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất
    • B.Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp
    • C.Tập trung nhiều ngành công nghiệp
    • D.Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 99024

    Liên Bang Nga có hệ sinh thái rừng gì chiếm diện tích lớn nhất?

    • A.Rừng lá rộng thường xanh
    • B.Rừng hỗn giao
    • C.Rừng ngập mặn
    • D.Rừng lá kim
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 99025

    So với đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga có điểm khác biệt nào sau đây về tự nhiên?

    • A.Tập trung nhiều khoáng sản khí tự nhiên hơn.
    • B.Độ cao trung bình của địa hình lớn hơn nhiều.
    • C.Đất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp hơn.
    • D.Khí hậu điều hòa, ảnh hưởng của biển rõ rệt hơn.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 99026

    Dân tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân số Liên Bang Nga?

    • A.Tác-ta.
    • B.Bát-xkia.
    • C.Chu-vát.
    • D.Nga.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 99027

    Dầu mỏ của Liên Bang Nga tập trung nhiều ở khu vực nào?

    • A.cao nguyên Trung Xi-bia.
    • B.đồng bằng Tây Xi-bia.
    • C.đồng bằng Đông Âu.
    • D.ven Bắc Băng Dương.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 99028

    Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho dân số của Liên bang Nga giảm mạnh vào thập niên 90 của thế kỷ XX?

    • A.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm.
    • B.Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử.
    • C.Người Nga di cư ra nước ngoài nhiều.
    • D.Tất cả các ý trên.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 99029

    Liên Bang Nga có thế mạnh trồng cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do nhân tố tự nhiên nào sau đây?

    • A.Khí hậu.
    • B.Địa hình.
    • C.Đất trồng.
    • D.Sông ngòi.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 99030

    Từ năm 1990 – 2000, GDP bình quân đầu người của Liên Bang Nga (LBN) liên tục giảm là do đâu?

    • A.nước Nga bị khủng hoảng, tốc độ tăng GDP thường âm.
    • B.đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do thiên tai.
    • C.vị thế, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.
    • D.nước Nga tách khỏi liên bang Xô Viết.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 99031

    Vấn đề dân cư mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm nhất hiện nay là gì?

    • A.nhiều dân tộc.
    • B.dân số giảm và già hóa dân số.
    • C.mật độ dân số thấp.
    • D.đô thị hóa tự phát.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 99032

    Ở Liên Bang Nga, vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương

    • A.vùng U – Ran.
    • B.vùng Viễn Đông.
    • C.vùng Trung tâm đất đen.
    • D.vùng Trung Ương.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 99033

    Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào yếu tố nào?

    • A.kĩ thuật cao.
    • B.tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
    • C.tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu.
    • D.tận dụng tối đa sức lao động.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 99034

    Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản đó là ngành?

    • A.Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.
    • B.Công nghiệp chế tạo.
    • C.Công nghiệp sản xuất điện tử.
    • D.Công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 99035

    Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố ven biển?

    • A.Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.
    • B.Nhiều khoáng sản, thuận lợi cho sản xuất.
    • C.Nguồn nước dồi dào ít có thiên tai.
    • D.Địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 99036

    Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản là gì?

    • A.có nhiều nông sản nhiệt đới.
    • B.sản phẩm chủ yếu dùng để xuất khẩu.
    • C.chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.
    • D.phát triển theo hướng thâm canh.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 99037

    Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng vì sao?

    • A.có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.
    • B.tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động ở nông thôn.
    • C.vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ và thủ công, tạo sự linh hoạt trong phát triển kinh tế.
    • D.vừa phát huy được thế mạnh KHKT, vừa tận dụng được thế mạnh các cơ sở truyền thống, tạo sự linh hoạt trong nền kinh tế.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 99038

    Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to, bão là đặc điểm khí hậu của địa điểm nào?

    • A.đảo Kiu-xiu.
    • B.các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.
    • C.đảo Hôn – su.
    • D.đảo Hô-cai-đô.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 99039

    Nền kinh tế của Nhật Bản bị suy giảm ở những năm của thập kỉ 70 là do đâu?

    • A.ảnh hưởng của thị trường thế giới và giá cả của sản phẩm.
    • B.ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
    • C.sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế “bong bóng”.
    • D.sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 99040

    Phần lãnh thổ phía nam của Nhật Bản có khí hậu nào sau đây?

    • A.Cận xích đạo.
    • B.Nhiệt đới gió mùa.
    • C.Ôn đới.
    • D.Cận nhiệt đới.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 99041

    Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

    • A.Là quốc gia đông dân trên thế giới
    • B.Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển
    • C.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao
    • D.Là nước có kết cấu dân số già
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 99042

    Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản đó là ngành gì?

    • A.Công nghiệp chế tạo.
    • B.Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
    • C.Công nghiệp sản xuất điện tử.
    • D.Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 99043

    Do nghèo tài nguyên khoáng sản, nên Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều đặc điểm nào?

    • A.tri thức khoa học, kĩ thuật.
    • B.nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.
    • C.lao động trình độ phổ thông.
    • D.đầu tư vốn của các nước khác.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 99044

    Kiểu khí hậu nào phổ biến ở miền Tây Trung Quốc?

    • A.Cận nhiệt Địa Trung Hải
    • B.Cận nhiệt đới gió mùa
    • C.Ôn đới lục địa
    • D.Ôn đới gió mùa
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 99045

    Phương châm về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc với 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” được thực hiện từ năm nào?

    • A.1997
    • B.1999
    • C.2000
    • D.1998
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 99046

    Thành phần dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc là gì?

    • A.Mông Cổ
    • B.Choang
    • C.Tạng
    • D.Hán
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 99047

    Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc đang có sự thay đổi theo hướng nào?

    • A.giảm tỉ lệ diện tích cây công nghiệp, tăng tỉ lệ diện tích cây lương thực và cây ăn quả.
    • B.giảm tỉ lệ diện tích cây ăn quả và cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp.
    • C.giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả.
    • D.giảm tỉ lệ diện tích cây ăn quả, tăng tỉ lệ diện tích cây lương thực và cây công nghiệp.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 99048

    Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ở ven biển là gì?

    • A.Hồng Công và Thượng Hải.
    • B.Hồng Công và Ma Cao.
    • C.Hồng Công và Quảng Châu.
    • D.Ma Cao và Thượng Hải.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 99049

    Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng thứ mấy thế giới?

    • A.thứ hai thế giới sau Liên bang Nga.
    • B.thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa.
    • C.thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ.
    • D.thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 99050

    Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào ngành nào sau đây?

    • A.Luyện kim màu, điện tử, hóa dầu, điện lực, sản xuất ô tô.
    • B.Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng
    • C.Khai thác than, hàng không hóa chất, cơ khí, xây dựng.
    • D.Hàng không, điện tử, hóa chất, luyện kim, chế tạo máy.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 99051

    Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới về các sản phẩm nông nghiệp nào?

    • A.Lương thực, củ cải đường, thủy sản.
    • B.Lương thực, bông, thịt lợn.
    • C.Lúa gạo, cao su, thịt lợn.
    • D.Lúa mì, khoai tây, thịt bò.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 99052

    Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp cải cách công nghiệp Trung Quốc?

    • A.Giao quyền sử dụng đất và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.
    • B.Thu hút vốn đầu tư vào các đặc khu kinh tế và khu chế xuất.
    • C.Các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ.
    • D.Thực hiện chính sách mở cửa tăng cường trao đổi với thị trường thế giới.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 99053

    Vấn đề quan tâm hàng đầu đối với dân số Trung Quốc hiện nay là gì?

    • A.Sự mất cân bằng trong cơ cấu giới tính.
    • B.Quy mô dân số đông, chiếm tới gần 20% dân số toàn cầu.
    • C.Phân bố dân cư không đều.
    • D.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm chỉ còn 0,6%.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 99054

    Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc của Trung Quốc phát triển chủ yếu loại nông sản nào?

    • A.Lúa mì, ngô, củ cải đường
    • B.Mía, chè, bông
    • C.Lúa mì, lúa gạo, bông
    • D.Lương thực, lợn
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 99055

    Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nào đang trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

    • A.Công nghiệp dệt may, da giày
    • B.Công nghiệp khai thác than và kim loại
    • C.Công nghiệp lắp ráp ô tô và thiết bị điện tử
    • D.Công nghiệp hàng không – vũ trụ
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 99056

    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào?

    • A.1995
    • B.1968
    • C.1977
    • D.1967
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 99057

    Đảo lớn nhất khu vực Đông Nam Á, lớn thứ 3 trên thế giới là gì?

    • A.Gia-va.
    • B.Lu-xôn.
    • C.Ca-li-man-tan.
    • D.Xu-ma-tra.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 99058

    Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước nào?

    • A.Thái Lan, Inđônêxia, Malaxia, Việt Nam
    • B.Thái Lan, ViệtNam, Philipine, Malaixia
    • C.Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam
    • D.Thái Lan,Malaixia,Singapore, Việt Nam
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 99059

    Trong những năm gần đây, một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là:

    • A.Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
    • B.Công nghiệp dệt may, giày da.
    • C.Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
    • D.Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 99060

    Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á ( năm 2009 ) là gì?

    • A.Brunay
    • B.Lào
    • C.Malaysia
    • D.Campuchia
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 99061

    Thuận lợi chủ yếu của đặc điểm dân số đông ở Đông Nam Á là gì?

    • A.Thị trường tiêu thụ rộng, dễ xuất khẩu lao động
    • B.dễ xuất khẩu lao động, phát triển việc đào tạo
    • C.phát triển đào tạo, tạo ra được nhiều việc làm
    • D.nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 99062

    Phát biểu nào sau đây không đúng với thách thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hiện nay?

    • A.Mức độ đói nghèo giống nhau giữa các nước
    • B.Sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lý
    • C.Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài
    • D.Trình độ phát triển còn chênh lệch

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?