Đề thi HK2 môn Công Nghệ 7 năm 2021 - Trường THCS Võ Thị Sáu

Câu hỏi Trắc nghiệm (32 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 45961

    Giống lợn Đại Bạch là giống được phân loại theo hình thức nào?

    • A.Theo địa lý.
    • B.Theo hình thái, ngoại hình.
    • C.Theo mức độ hoàn thiện của giống.
    • D.Theo hướng sản xuất.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 45964

    Để được công nhận là một giống gia cầm thì số lượng cần phải có khoảng bao nhiêu con?

    • A.40.000 con.
    • B.20.000 con.
    • C.30.000 con.
    • D.10.000 con.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 45967

    Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức:

    • A.Theo địa lý.
    • B.Theo hình thái, ngoại hình.
    • C.Theo mức độ hoàn thiện của giống.
    • D.Theo hướng sản xuất.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 45970

    Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:

    • A.Sự sinh trưởng.
    • B.Sự phát dục.
    • C.Phát dục sau đó sinh trưởng.
    • D.Sinh trưởng sau đó phát dục.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 45974

    Có mấy đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

    • A.6
    • B.5
    • C.4
    • D.3
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 45978

    Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa theo các tiêu chuẩn về sức sản xuất của vật nuôi như:

    • A.Cân nặng
    • B.Sản lượng trứng
    • C.Sản lượng sữa
    • D.Tất cả đều đúng
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 45982

    Phương pháp đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống là loại phương pháp nào?

    • A.Chọn lọc hàng loạt.
    • B.Kiểm tra năng suất.
    • C.Cả A và B đều đúng.
    • D.Cả A và B đều sai.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 45985

    Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm ngoại hình của Gà Ri?

    • A.Da vàng hoặc vàng trắng.
    • B.Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…
    • C.Mào dạng đơn.
    • D.Tất cả đều đúng.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 45989

    Phương pháp nào dưới đây là nhân giống thuần chủng:

    • A.Gà Lơ go x Gà Ri.
    • B.Lợn Móng Cái x Lợn Lan đơ rát.
    • C.Lợn Móng Cái x Lơn Ba Xuyên.
    • D.Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 45993

    Phát biểu không đúng về nhân giống thuần chủng?

    • A.Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.
    • B.Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.
    • C.Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có.
    • D.Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 45997

    Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp nào?

    • A.Chọn phối cùng giống.
    • B.Chọn phối khác giống.
    • C.Chọn phối lai tạp.
    • D.Tất cả đều sai.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 46001

    Đặc điểm của giống gà lai Rốt – Ri?

    • A.Có sức sản xuất cao.
    • B.Thịt ngon, dễ nuôi.
    • C.Cả A và B đều đúng.
    • D.Cả A và B đều sai.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 46005

    Đâu không phải là hỗn hợp thức ăn cho lợn?

    • A.Cám.
    • B.Ngô
    • C.Premic khoáng.
    • D.Bột tôm
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 46009

    Loại thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật?

    • A.Cám.
    • B.Khô dầu đậu tương.
    • C.Premic vitamin.
    • D.Bột cá.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 46013

    Có bao nhiêu nguồn gốc thức ăn từ vật nuôi?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 46017

    Rơm lúa là loại thức ăn cho vật nuôi nào dưới đây?

    • A.Trâu.
    • B.
    • C.Lợn
    • D.Vịt
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 46021

    Điền vào chỗ trống của câu dưới đây các từ còn thiếu: “Nước và protein được cơ thể hấp thụ trực tiếp qua … vào …”

    • A.Ruột – máu.
    • B.Dạ dày – máu.
    • C.Vách ruột – máu.
    • D.Vách ruột – gan.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 46024

    Protein trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ?

    • A.Nước
    • B.Axit amin.
    • C.Đường đơn
    • D.Ion khoáng.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 46028

    Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta làm gì?

    • A.Phơi khô dự trữ đến mùa đông.
    • B.Ủ xanh làm phân bón.
    • C.Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông
    • D.Cả A và C đều đúng.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 46032

    Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ giúp cho vật nuôi?

    • A.Ăn ngon miệng hơn.
    • B.Tiêu hóa tốt hơn.
    • C.Khử bỏ chất độc hại.
    • D.Cả A, B và C đều sai.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 46034

    Trong các câu dưới đây, câu nào không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?

    • A.Chế biến sản phẩm nghề cá.
    • B.Trồng nhiều ngô, khoai, sắn.
    • C.Nuôi giun đất.
    • D. Trồng nhiều cây hộ Đậu.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 46035

    Bột cá Hạ Long có thành phần dinh dưỡng chủ yếu là?

    • A.Chất xơ.
    • B.Protein
    • C.Gluxit.
    • D.Lipid
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 46037

    Hạt ngô (bắp) vàng có chứa 8,9% protein và 69% gluxit. Vậy hạt ngô thuộc loại thức ăn giàu thành phần dinh dưỡng nào?

    • A.Chất xơ.
    • B.Protein.
    • C.Gluxit.
    • D.Lipid
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 46039

    Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Khô dầu lạc (đậu phộng) là?

    • A.Chất xơ.
    • B.Protein.
    • C.Gluxit.
    • D.Lipd
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 46041

    Dựa theo thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, thức ăn được phân loại thành mấy nhóm?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 46043

    Rơm lúa có thành phần dinh dưỡng chủ yếu là gì?

    • A.Protein.
    • B.Chất xơ.
    • C.Gluxit.
    • D.Lipid
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 46046

    Mục đích của dự trũ thức ăn là?

    • A.Làm tăng mùi vị.
    • B.Tăng tính ngon miệng.
    • C.Giữ thức ăn lâu hỏng.
    • D.Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 46048

    Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?

    • A.Làm tăng mùi vị.
    • B.Tăng tính ngon miệng.
    • C.Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.
    • D.Tất cả đều đúng.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 46050

    Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi?

    • A.Ăn ngon miệng hơn.
    • B.Tiêu hóa tốt hơn.
    • C.Khử bỏ chất độc hại.
    • D.Cả A, B và C đều sai.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 46052

    Chất dinh dưỡng nào cơ thể hấp thụ trực tiếp được không cần qua chuyển hóa?

    • A.Protein.
    • B.Muối khoáng.
    • C.Gluxit.
    • D.Vitamin
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 46054

    Nước trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ?

    • A.Nước.
    • B.Axit amin.
    • C.Đường đơn.
    • D.Ion khoáng.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 46055

    Phát biểu không đúng về chọn giống?

    • A.Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
    • B.Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.
    • C.Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước.
    • D.Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?