Đề thi HK1 Sinh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 75172

    Biến dị tổ hợp là: 

    • A.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P
    • B.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P
    • C.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P 
    • D.Sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 75173

    Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về: 

    • A.Số lượng, trạng thái, cấu trúc
    • B.Số lượng, hình dạng, cấu trúc
    • C.Số lượng, hình dạng, trạng thái 
    • D.Hình dạng, trạng thái, cấu trúc
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 75174

    Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? 

    • A.Kì  trung gian.
    • B.Kì đầu
    • C.Kì giữa 
    • D.Kì sau
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 75175

    Đơn phân của phân tử ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là: 

    • A.A, T, G, X
    • B.A, U, G, X
    • C.A, T, U, X 
    • D.A, T, G, U
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 75176

    Ở đậu Hà Lan, Gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hạt xanh; Gen B quy định tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hạt nhăn. Khi cho lai hai giống đậu hạt vàng, vỏ nhăn với hạt xanh, vỏ trơn thu được F1 đều cho hạt vàng, vỏ trơn.

    Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây: 

    • A.P: AABB x AAbb
    • B. P: AAbb x aaBB
    • C.P: Aa x Aa 
    • D.P: Aabb x aaBB
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 75177

    Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I. Số NST trong tế bào đó là: 

    • A.4
    • B.32
    • C.16
    • D.8
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 75178

    Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử  ADN con tạo thành là: 

    • A.2
    • B.4
    • C.8
    • D.16
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 75179

    Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng? 

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 75180

    Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào? 

    • A.Kiểu gen trong giao tử
    • B.Điều kiện môi trường sống
    • C.Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường  
    • D.Kỹ thuật chăm sóc
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 75181

    Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là: 

    • A.16
    • B.8
    • C.4
    • D.32
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 75182

    Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là: 

    • A.3
    • B.49
    • C.47
    • D.45
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 75183

    Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì? 

    • A.Đột biến gen
    • B.Thường biến
    • C.Đột biến NST 
    • D.Đột biến gen và đột biến NST
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 75184

    Nhân tố di truyền tương ứng với khái niệm của Di truyền học hiện đại là: 

    • A.ADN hay NST
    • B.Tính trạng 
    • C.Tương phản  
    • D.Gen    
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 75185

    Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menden là : 

    • A.Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính
    • B.Phương pháp phân tích các thế hệ lai
    • C.Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
    • D.Cả A và C
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 75186

    Với P thuần chủng, F2 thu được 4 kiểu hình theo số liệu; 315 vàng, trơn : 108 xanh, trơn : 101 vàng, nhăn : 32 xanh, nhăn. Tỉ lệ kiểu hình F2 là. 

    • A.9  : 3: 3 : 1
    • B.3 : 1
    • C. 1 : 1 
    • D.1: 2 : 1
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 75187

    Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai nào? 

    • A.Tự thụ phấn 
    • B.Giao phấn
    • C.Lai phân tích 
    • D.Lai với cơ thể đồng hợp khác
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 75188

    Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình? 

    • A.Cây cà chua
    • B.Ruồi giấm
    • C.Cây Đậu Hà Lan 
    • D.Trên nhiều loài côn trùng
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 75189

    Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là 

    • A.cặp gen tương phản
    • B.cặp tính trạng tương phản
    • C.cặp bố mẹ thuần chủng tương phản 
    • D.hai cặp gen tương phản
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 75190

    Trong phép lai phân tích một cặp tính trạng của Menden, nếu kết quả thu được là 1:1 thì cá thể ban đầu có kiểu gen như thế nào? 

    • A.Kiểu gen đồng hợp
    • B.Kiểu gen dị hợp
    • C.Kiểu gen đồng hợp trội
    • D.Kiểu gen dị hợp hai cặp gen
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 75191

    Thế nào là thể đồng hợp? 

    • A.Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau
    • B.Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau
    • C.Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau 
    • D.Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 75192

    Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là gì? 

    • A. Tính trạng lặn
    • B.Tính trạng tương ứng
    • C.Tính trạng trung gian 
    • D.Tính trạng trội
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 75193

    Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? 

    • A.P:  AaBb x  Aabb 
    • B.P: AaBb x  aabb
    • C.P: aaBb  x  AABB  
    • D.P: AaBb x  aaBB
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 75194

    Tính đặc thù của  prôtêin do yếu tố nào xác định? 

    • A.Vai trò của prôtêin
    • B.Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin
    • C.Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit
    • D.Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 75195

    Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ : Gen → mARN →Pr → tính trạng  là : 

    • A.Trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN
    • B.Sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân
    • C.Khi Ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng 
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 75196

    Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn thì tổng số nucleotit của phân tử là 

    • A.20
    • B. 100
    • C.200 
    • D.400
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 75197

    Hiện tượng xảy ra trong quá trìnhgiảm phân nhưng không có trong quá trình nguyên phân là 

    • A.Co xoắn và tháo xoắn NST
    • B.Nhân đôi NST
    • C. Phân li NST về hai cực của tế bào
    • D.Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 75198

    Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào? 

    • A.Kì sau
    • B. Kì giữa
    • C.Kì đầu 
    • D.Kì cuối
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 75199

    Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34A­o­­­ gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cap nuclêôtit tương ứng sẽ là 

    • A.1,7A­­­­o­ 
    • B. 340A­­­­o  
    • C.17A­­­­o 
    • D.3,4 Ao
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 75200

    Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là 

    • A. n (kép)
    • B.2n(đơn)
    • C.2n (kép)
    • D.n (đơn)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 75201

    Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 

    • A.nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
    • B.nguyên phân và giảm phân
    • C.giảm phân và thụ tinh 
    • D.nguyên phân và thụ tinh
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 75202

    Biểu hiện dưới đây là của thường biến: 

    • A.Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X
    • B.Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21
    • C.Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người   
    • D.Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 75203

    Người bị bệnh đao thuộc dạng đột biến : 

    • A.số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n – 1 
    • B.số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n+1
    • C.Gen – dạng mất 1 cặp nuclêôtit C 
    • D.Gen – dạng thêm 1 cặp nuclêôtit
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 75204

    Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở: 

    • A.Toàn bộ các cặp NST trong tế bào
    • B.Ở một hay một số cặp NST nào đó trong  tế bào
    • C.Chỉ xảy ra ở NST giới tính 
    • D.Chỉ xảy ra ở NST thường
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 75205

    Đa bội thể là: 

    • A.cơ thể có tế bào  sinh dưỡng chứa số NST là bội số n ( lớn hơn 2n )
    • B.cơ thể phát triển mạnh hơn bình thường
    • C.cơ thể dị hợp có sức sống cao hơn bố mẹ 
    • D.Cả B và C
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 75206

    Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây hậu quả: 

    • A.Bệnh bạch tạng
    • B.Bệnh đao
    • C. Bệnh máu khó đông 
    • D.Ung thư máu
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 75207

    Ở Tinh Tinh có 2n = 48, thể dị bội 2n-1 có số NST trong tế bào sinh dưỡng là 

    • A.48 NST
    • B.47 NST
    • C. 46 NST 
    • D.49 NST
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 75208

    Ở nữ bệnh nhân có các triệu chứng: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con là hậu quả của đột biến 

    • A. thêm một NST số 23
    • B.thêm một NST số 21
    • C.dị bội thể ở cặp NST số 23   
    • D.dị bội thể ở cặp NST số 21
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 75209

    Một giống lúa có năng suất tối đa là 5 tấn/ha. Dựa vào hiểu biết về mức phản ứng, người nông dân tăng năng suất lúa bằng cách nào? 

    • A.Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng
    • B.Cải tạo đất trồng, đánh luống cao
    • C.Thay giống cũ bằng giống mới 
    • D.Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 75210

    Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?

    ABCDEFGH      →→→→→→→             ABCDEFG 

    • A.Mất đoạn nhiễm sắc thể
    • B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
    • C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 
    • D.Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 75211

    Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở 

    • A.hai cặp nuclêôtit
    • B.một cặp nuclêôtit
    • C.một hay một số cặp nuclêôtit 
    • D.toàn bộ cả phân tử ADN

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?