Đề thi HK1 Sinh 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 55740

    Đơn vị chức năng của cơ thể là: 

    • A.Tế bào
    • B.Các nội bào
    • C.Môi trường trong cơ thể 
    • D. Hệ thần kinh
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 55741

    Mô biểu bì có đặc điểm chung là: 

    • A. Xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các cơ quan
    • B.Liên kết các tế bào nằm rải rác trong cơ thể
    • C. Có khả năng co dãn tạo nên sự vận động 
    • D.Tiếp nhận kích thích và xử lý thông tin
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 55742

    Máu được xếp vào loại mô:    

    • A.Biểu bì
    • B.Liên kết
    • C. Cơ 
    • D.Thần kinh
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 55743

    Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khủy tay. Có bao nhiêu khớp thuộc loại khớp động: 

    • A.3
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 55744

    Môi trường trong của cơ thể gồm: 

    • A.Nước mô, các tế bào máu, kháng thể
    • B.Máu, nước mô, bạch huyết
    • C.Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể 
    • D. Máu, nước mô, bạch cầu
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 55745

    Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là: 

    • A.Limpho T
    • B.Limpho B
    • C. Trung tính và mono
    • D.Tất cả các ý trên
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 55746

    Là tế bào không có nhân, lõm 2 mặt giúp cơ thể vận chuyển và trao đổi O2, CO2

    • A. Bạch cầu
    • B.Tiểu cầu
    • C.Sinh tơ 
    • D.Hồng cầu
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 55747

    Máu từ phổi về và tới các cơ quan có màu đỏ tươi là do: 

    • A.Chứa nhiều cacbonic
    • B.Chứa nhiều oxi
    • C.Chứa nhiều axit lactic 
    • D.Chưa nhiều dinh dưỡng
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 55748

    Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp là: 

    • A.Sự thở, trao đổi khí ở phổi
    • B.Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
    • C.Quá trình hít vào và thở ra 
    • D. Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 55749

    Ở miệng, dạ dày và ruột non hoạt động biến đổi thức ăn chủ yếu lần lượt là: 

    • A.Vật lý, Vật lý, Hóa học
    • B.Vật lý, Hóa học, Hóa học
    • C. Vật lý, Vật lý, Vật lý
    • D.Hóa học, Hóa học, Hóa học
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 55750

    Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất? 

    • A.Giúp cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các thao tác lao động
    • B.Vận chuyển các chất dinh dưỡng, ôxi và các hoocmôn đến từng tế bào và các chất thải để đưa ra ngoài cơ thể
    • C.Các cơ quan trong một hệ cơ quan, các hệ cơ quan trong một cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, hệ nội tiết
    • D.Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 55751

    Hệ cơ và bộ xương tạo ra những khoảng trống chứa các cơ quan bên trong, đó là những khoang nào?  

    • A. Khoang ngực, khoang bụng
    • B. Khoang sọ, khoang ngực, khoang bụng
    • C. Khoang sọ, khoang bụng 
    • D.Khoang sọ, khoang ngực
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 55752

    Các chất hữu cơ cơ bản cấu tạo nên tế bào gồm có 

    • A.Prôtêin, lipit, nước, muối khoáng và axit nuclêic
    • B.Prôtêin, gluxit, muối khoáng và axit nuclêic
    • C.Prôtêin, lipit, muối khoáng và axit nuclêic 
    • D. Prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 55753

    Các thành phần chủ yếu trong tế bào là 

    • A.Màng tế bào, chất tế bào, các bào quan, nhân
    • B.Màng tế bào, chất tế bào, lưới nội chất, các bào quan, nhân
    • C.Màng tế bào, chất tế bào, lưới nội chất, nhân 
    • D.Màng tế bào, chất tế bào, bộ máy gôngi và nhân
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 55754

    Chức năng của chất tế bào là 

    • A.Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
    • B.Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
    • C.Thực hiện các hoạt động sống cơ bản của tế bào 
    • D.Giữ vai trò quan trọng trong sự di truyền
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 55755

    Chức năng của mô thần kinh là 

    • A. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết
    • B. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan
    • C.Co, dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể 
    • D.Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động của các cơ quan
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 55756

    Các nơron thần kinh thuộc 

    • A.Mô thần kinh
    • B.Mô cơ
    • C.Mô liên kết 
    • D.Mô biểu bì
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 55757

    Chức năng của mô biểu bì là 

    • A. Nuôi dưỡng cơ thể
    • B. Nuôi dưỡng cơ thể, bảo vệ, hấp thu, bài tiết
    • C.Bảo vệ, hấp thu, bài tiết 
    • D.Tham gia chức năng vận động cơ thể
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 55758

    Thí nghiệm 1: Ngâm xương trong dung dịch axit 15 phút; thí nghiệm 2: đốt xương đùi ếch. Mục đích thí nghiệm đó là: 

    • A.Tìm hiểu các nguyên tố hóa học có trong xương
    • B.Tìm hiểu tính chất của xương
    • C.TN1 cho biết xương có thành phần hữu cơ;  TN2 cho biết xương có thành phần muối khoáng 
    • D.TN1 cho biết xương mềm;  TN2 cho biết xương cứng và giòn
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 55759

    Chức năng của sụn đầu xương là 

    • A.Giúp cho xương dài ra
    • B.Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ
    • C.Làm giảm ma sát trong khớp xương 
    • D.Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 55760

    Sự dẫn truyền xung thần kinh theo: 

    • A.1 chiều
    • B.2 chiều
    • C. Nhiều chiều vì noron có nhiều tua xung quanh 
    • D.hai chiều ngược nhau
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 55761

    Có hai vòng tuần hoàn ở người là: 

    • A. Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
    • B.Vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn phụ
    • C.Vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn con 
    • D.Vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn con
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 55762

    Đặc điểm nào không phải của tế bào hồng cầu. 

    • A.Số lượng rất lớn, không nhân
    • B. Kích thước rất nhỏ
    • C.Dễ vỡ khi chạm vào miệng vết thương 
    • D.Hình đĩa, lõm hai mặt
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 55763

    Các biện pháp nào sau đây không nên áp dụng khi ta bị mỏi cơ do vừa chạy bền. 

    • A.Nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng
    • B.Hít thở sâu
    • C.Xoa bóp chân 
    • D.Ngồi xổm xuống ngay
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 55764

    Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì 

    • A.Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng
    • B.Xương có tủy xương và muối khoáng
    • C.Xương có chất hữu cơ và có màng xương 
    • D.Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 55765

    Có 4 bạn nhóm máu khác nhau và có thể truyền máu theo cách sau Oanh cho máu được Bình và An. Công nhận máu được của An. Bình nhận được máu của người nhóm máu B. Nhóm máu của Công, An, Oanh, Bình lần lượt là 

    • A.A, B, AB,O
    • B.O, A,B, AB
    • C.AB, A, O, B  
    • D.B, A, O, AB
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 55766

    “Một ng­ời sờ phải vật nóng nên rụt tay lại, sau đó thấy tay mát dễ chịu hơn”. Hệ thần kinh của ng­ời đó đã thực hiện: 

    • A.một cung phản xạ
    • B.một vòng phản xạ
    • C.một công cơ học
    • D. phát đi một tín hiệu thần kinh
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 55767

    Phản xạ là gì ? Phân tích một ví dụ về phản xạ?

  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 55768

    Chuyển hóa cơ bản là gì? Có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 55769

    Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào ? Vì sao nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt?

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?