Đề thi HK1 Sinh 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Dương Thùy

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 55816

    Hiện tượng cơ làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn gọi là 

    • A.Co cơ 
    • B.Dãn cơ
    • C.Mỏi cơ     
    • D.Tăng thể tích cơ 
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 55817

    Cấu trúc cơ lớn nhất là 

    • A.Bó cơ
    • B.Tơ cơ       
    • C.Bắp cơ 
    • D.Sợi cơ
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 55818

    Loại chất khoáng nào có nhiều nhất trong thành phần của xương ? 

    • A.Phốt pho
    • B.Sắt  
    • C.Natri  
    • D.Can xi
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 55819

    Kéo một gàu nước nặng 5kg với độ sâu 8 m. Công cơ sinh ra là 

    • A.4 J   
    • B.40 J         
    • C.400 J   
    • D.4000J 
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 55820

    Chức năng của cột sống là? 

    • A.Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ở phía trên khoang bụng
    • B.Giúp cơ thể đứng thẳng; gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực
    • C.Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động 
    • D.Bảo đảm cho cơ thể vận động dễ dàng
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 55821

    Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động? 

    • A.Khớp giữa các đốt sống
    • B.Khớp cổ chân
    • C. Khớp xương sọ 
    • D.Khớp khuỷu tay
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 55822

    Trong cơ thể người, cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là 

    • A.Phổi
    • B.Gan
    • C.Cơ hoành 
    • D.Các cơ liên sườn
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 55823

    Với chu kỳ tim 0,8s, thời gian hoạt động và nghỉ của tâm thất là 

    • A.0,1s và 0,7s
    • B.0,2 s và 0,6s 
    • C. 0,3s và 0,5s  
    • D.0,4s và 0,4s
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 55824

    Chức năng của chất tế bào là 

    • A.Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
    • B.Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
    • C.Thực hiện các hoạt động sống cơ bản của tế bào 
    • D.Giữ vai trò quan trọng trong sự di truyền
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 55825

    Máu thuộc loại mô gì? 

    • A. Mô liên kết
    • B.Mô biểu bì 
    • C.Mô cơ  
    • D.Mô thần kinh
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 55826

    “Một ng­ời sờ phải vật nóng nên rụt tay lại, sau đó thấy tay mát dễ chịu hơn”. Hệ thần kinh của ng­ời đó đã thực hiện: 

    • A.một cung phản xạ
    • B.một vòng phản xạ 
    • C.một công cơ học
    • D.phát đi một tín hiệu thần kinh
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 55827

    Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất? 

    • A.Giúp cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các thao tác lao động
    • B.Vận chuyển các chất dinh dưỡng, ôxi và các hoocmôn đến từng tế bào và các chất thải để đưa ra ngoài cơ thể
    • C.Các cơ quan trong một hệ cơ quan, các hệ cơ quan trong một cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, hệ nội tiết 
    • D.Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 55828

    Đâu không phải là những biện pháp rèn luyện hệ tim mạch đúng? 

    • A.Thường xuyên tập thể dục
    • B.Thường xuyên chơi thể thao phù hợp sức khỏe
    • C.Uống các loại thuốc nhằm là tăng khả năng đẩy máu của tim 
    • D.Xoa bóp ngoài da, hít thở sâu
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 55829

    Xương to ra là nhờ 

    • A.Sự phân chia của tế bào khoang xương
    • B.Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng
    • C.Sự phân chia của tế bào màng xương 
    • D.Sự phân chia của tế bào mô xương cứng
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 55830

    Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ? 

    • A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều
    • B.Do lượng cacbonic quá cao
    • C. Do dinh dưỡng thiếu hụt   
    • D.Lượng oxi trong máu thiếu nên tích tụ axit lactic
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 55831

    Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra dựa vào cơ chế: 

    • A.Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp
    • B.Khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao
    • C.Nhờ lực hút và áp suất khi hít vào hay thở ra 
    • D.Thẩm thấu từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 55832

    Đâu không phải là tác hại của khói thuốc lá: 

    • A.Gây ung thư phổi
    • B.Gây cản trở hô hấp do bám vào phổi
    • C.Gây nghiện 
    • D.Diệt khuẩn
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 55833

    Cơ quan nào dưới đây không thuộc ống tiêu hóa: 

    • A.Thực quản 
    • B.Dạ dày
    • C.Gan  
    • D.Ruột thừa
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 55834

    Trong khoang miệng, ezim amilaza biến đổi: 

    • A.Protein thành axit amin
    • B.Gluxit(tinh bột) thành đường mantozo
    • C. Lipit thành các hạt nhỏ 
    • D.Axit Nucleic thành các thành phần cấu tạo nhỏ
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 55835

    Trong dạ dày, enzim pesin biến đổi: 

    • A.Chuỗi dài nhiều axit amin thành chuỗi ngắn 3- 10 axit amin
    • B.Gluxit(tinh bột) thành đường mantozo
    • C.Lipit thành các hạt nhỏ 
    • D.Axit Nucleic thành các thành phần cấu tạo nhỏ
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 55836

    Hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ sự phối hợp của: 

    • A.Cơ hoành và cơ liên sườn
    • B.Cơ hoành và cơ bụng
    • C.Cơ liên sườn và cơ bụng 
    • D.Cơ liên sườn và cơ họng
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 55837

    Chức năng của sụn tăng trưởng là 

    • A.Làm giảm ma sát trong khớp xương
    • B.Chịu lực, đảm bảo vững chắc
    • C.Giúp cho xương dài ra
    • D.Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 55838

    Chức năng của tủy xương là 

    • A.Nuôi dưỡng xương
    • B.Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn
    • C.Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ 
    • D.Làm giảm ma sát trong khớp xương
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 55839

    Chức năng của mô cơ là: 

    • A.Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết
    • B.Co, dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể
    • C.Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động của các cơ quan 
    • D.Nâng đỡ, liên kết các cơ quan
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 55840

    Một nam sinh lớp 8 khối lượng 45kg có thể tích máu gần đúng nhất  khoảng bao nhiêu lít máu. Biết lượng máu trung bình của người là 75ml/kg cơ thể 

    • A.3,4 lít 
    • B. 3 lit
    • C.4 lít  
    • D.5 lít
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 55841

    Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng tham gia vào trao đổi chất (chức năng dinh dưỡng)? 

    • A.Hệ vận động, hệ thần kinh và các giác quan
    • B. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tiêu hoá
    • C. Hệ bài tiết, hệ sinh dục và hệ nội tiết 
    • D. Hệ vận động, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 55842

    Em hãy giải thích các câu sau: 

    - Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói

    - Rét run cầm cập

  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 55843

    So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?

  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 55844

    Hãy kể tên các chất dinh dưỡng được vận chuyển theo đường máu và các chất dinh dưỡng được vận chuyển theo đường bạch huyết ?

  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 55845

    Tại sao trước khi truyền máu cho người bệnh bác sĩ phải làm xét nghiệm máu của người cho rất cẩn thận ?

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?