Đề thi HK1 môn Vật lý 9 năm học 2019-2020 trường THCS Phước Hòa

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 71331

    Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết: 

    • A.Thời gian sử dụng điện của gia đình.   
    • B.Điện năng mà gia đình đã sử dụng.  
    • C.Công suất điện mà gia đình sử dụng.   
    • D.Số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 71332

    Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi: 

    • A.Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.     
    • B.Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
    • C.Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam-Bắc. 
    • D.Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 71333

    Một biến trở con chạy làm bằng dây nikêlin có điện trở suất = 0,40.10-6 m và tiết diện là 0,6mm2 và gồm 1000 vòng quấn quanh lõi sứ hình trụ tròn có bán kính 10cm. Tính điện trở lớn nhất của biến trở này. 

    • A.6,67 Ω     
    • B.666,67 Ω    
    • C.209,33 Ω         
    • D.20,93 Ω
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 71334

    Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn: 

    • A.Tăng gấp 6 lần.         
    • B.Giảm đi 6 lần.
    • C.Tăng gấp 1,5 lần.  
    • D.Giảm đi 1,5 lần.  
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 71335

    Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở bao nhiêu ? 

    • A.0,2Ω     
    • B.44Ω         
    • C.5Ω           
    • D. 5500Ω  
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 71336

    Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật? 

    • A.Ngắt ngay nguồn điện.      
    • B.Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện.
    • C.Gọi người sơ cứu.     
    • D.Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 71337

    Cách làm nào sau đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? 

    • A.Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn. 
    • B.Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
    • C.Đưa một cực của ăc quy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. 
    • D.Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 71338

    Định luật Jun-Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành:   

    • A.Cơ năng.       
    • B.Hoá năng.
    • C.Nhiệt năng.     
    • D.Năng lượng ánh sáng.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 71339

    Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 =  3Ω  và R2 = 6Ω  mắc nối tiếp là 

    • A.9Ω .    
    • B.2Ω .     
    • C.0,5Ω .       
    • D.18Ω .
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 71340

    Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công dòng điện? 

    • A.Jun ( J ).   
    • B.Kilôoat giờ ( kW.h ). 
    • C.Số đếm của công tơ.      
    • D.Oát ( W ).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 71341

    Nếu tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn lên ba lần thì điện trở dây dẫn 

    • A.tăng lên 3 lần.    
    • B.tăng lên 9 lần.       
    • C.giảm đi 3 lần.     
    • D.vẫn không thay đổi.     
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 71342

    Từ trường tồn tại ở đâu? 

    • A.Chỉ có ở xung quanh nam châm.       
    • B.Chỉ có ở xung quanh dòng điện 
    • C.Ở xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện.   
    • D.Chỉ có ở xung quanh Trái đất.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 71343

    Mắc hai đầu dây dẫn có điện trở 12Ω  vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 

    • A.2A.      
    • B.0,5A.          
    • C.72A.     
    • D.3A.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 71344

    Một ấm điện có điện trở là 55Ω  được mắc vào hiệu điện thế 220V trong thời gian 10ph thì nhiệt  lượng ấm tỏa ra là 

    • A.528000 J.       
    • B.132000 J. 
    • C.8800 J.     
    • D.2112000 J.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 71345

    Lực do dòng điện chạy qua một dây dẫn tác dụng lên kim nam châm đặt gần nó gọi là :

    • A.lực điện. 
    • B.lực từ.         
    • C. lực đàn hồi.       
    • D.lực điện từ.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 71346

    Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào? 

    • A.Cùng hướng với dòng điện.  
    • B.Cùng hướng với đường sức từ.       
    • C.Không có lực điện từ.     
    • D.Vuông góc với dây dẫn.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 71347

    Đơn vị của điện trở là đơn vị nào dưới đây? 

    • A.Ampe (A)    
    • B.Ôm (Ω).        
    • C.Vôn (V).      
    • D.Oát (W)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 71348

    Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp là: 

    • A.R = R1 - R2  
    • B.R = R1 + R2         
    • C.R = R1.R2     
    • D.R = R1 = R2
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 71349

    Khi đặt vào hai đầu điện trở R = 5 một hiệu điện thế 3V thì dòng điện chạy qua điện trở cường độ là: 

    • A.0,5A            
    • B.1A    
    • C.0,6A             
    • D.1,5A
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 71350

    Một bóng đèn có ghi 220V - 100W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là: 

    • A.0,1kWh     
    • B.1kWh        
    • C. 220kWh.       
    • D.100kWh.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 71351

    Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 30Ω; R2 = 60Ω mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là: 

    • A.0,05Ω         
    • B.20Ω      
    • C.90Ω.     
    • D.1800Ω
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 71352

    Đoạn dây dẫn có chiều dài ban đầu là 4m, điện trở 2Ω; dây dẫn thứ 2 có điện trở 20Ω. Tìm chiều dài dây dẫn thứ 2? 

    • A.5m.   
    • B.10m.  
    • C.20m.       
    • D.40m.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 71353

    Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là: 

    • A.A = \(\frac{P}{t}\)          
    • B.A = \(U\frac{I}{t}\)                
    • C.A = U.I.R        
    • D.A = U.I.t
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 71354

    Nếu đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn 2 lần thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn sẽ tăng lên: 

    • A.4 lần.     
    • B.8 lần.        
    • C.12 lần.        
    • D.16 lần
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 71355

    Điện năng trong máy sấy tóc biến đổi thành dạng năng lượng nào dưới đây? 

    • A.Nhiệt năng, cơ năng.      
    • B.Nhiệt năng, quang năng.
    • C.Điện năng, nhiệt năng.       
    • D.Không có câu nào đúng
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 71356

    Hai nam châm đặt gần nhau thì: 

    • A.Các cực từ cùng tên thì hút nhau 
    • B.Các cực từ khác tên thì đẩy nhau
    • C.Các cực từ cùng tên thì đẩy nhau, các cực từ khác tên thì hút nhau 
    • D.chúng luôn luôn hút nhau.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 71357

    Người ta sử dụng quy tắc bàn tay trái để: 

    • A.Xác định chiều của lực điện từ trong dây dẫn. 
    • B.Xác định chiều của dòng điện chạy trong dây dẫn
    • C.Xác định chiều của đường sức từ 
    • D.Xác định chiều dòng điện, chiều của lực điện từ chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 71358

    Một nam châm điện gồm có: 

    • A.Cuộn dây không có lõi    
    • B.Cuộn dây có lõi là một thanh sắt non
    • C.Cuộn dây có lõi là một thanh thép          
    • D.Cuộn dây có lõi là một thanh nam châm
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 71359

    Một nam châm điện gồm :

    • A.cuộn dây không có lõi.    
    • B.cuộn dây có lõi là một thanh sắt non.
    • C.cuộn dây có lõi là một thanh thép.  
    • D. cuộn dây có lõi là một thanh nam châm.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 71360

    Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là: 

    • A.cùng cực thì đẩy nhau    
    • B.đẩy nhau và hút nhau  
    • C.khác cực thì đẩy nhau 
    • D.không có hiện tượng gì xảy ra

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?