Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 71091
Hệ thức đúng của định luật Jun-Lenxơ
- A.Q=I2R
- B.Q=I2Rt2
- C.Q=IR2t
- D.Q=IRt
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 71092
Cách sử dụng nào sau đây tiết kiệm điện năng?
- A.Sử dụng các thiết bị đun nấu bằng điện.
- B.Sử dụng đèn bàn học có công suất 100W.
- C.Sử dụng các thiết bị điện để chiếu sáng suốt ngày đêm.
- D.Sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 71093
Công thức nào dưới đây là đúng đối với đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song?
- A.\(I = {I_1} + {I_2}\)
- B.\(I = {I_1} = {I_2}\)
- C.\(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
- D.\(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}}\)
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 71094
Điện trở của một vật không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
- A.Vật liệu làm dây dẫn.
- B.Khối lượng của dây dẫn.
- C.Tiết diện của dây dẫn.
- D.Chiều dài của dây dẫn.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 71095
Từ trường không tồn tại ở đâu?
- A.Xung quanh Trái Đất.
- B.Xung quanh một nam châm.
- C.Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua.
- D.Xung quanh điện tích đứng yên.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 71096
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về biến trở?
- A.Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.
- B.Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
- C.Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch.
- D.Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 71097
Biến trở là một dụng cụ dùng để
- A.Thay đổi vật liệu trong vật dẫn.
- B.Điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
- C.Thay đổi khối lượng riêng của dây dẫn.
- D.Điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 71098
Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?
- A.Ngắt ngay nguồn điện.
- B.Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người.
- C.Gọi người sơ cứu.
- D.Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 71099
Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm khác nhau lại gần nhau thì chúng:
- A.Hút nhau.
- B.Đẩy nhau.
- C.Không hút nhau cũng không đẩy nhau.
- D.Lúc hút, lúc đẩy nhau.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 71100
Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?
- A.La bàn
- B.Loa điện
- C.Rơle điện tử
- D.Đinamô xe đạp
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 71102
Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện ?
- A.Vôn kế
- B.Ampe kế
- C.Ôm kế
- D.Oát kế
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 71104
Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây ?
- A.Sự nhiễm từ của sắt, thép.
- B.Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
- C.Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép.
- D.Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 71107
Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 10 Ω mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là :
- A.120 Ω
- B.40 Ω
- C.30 Ω
- D.80 Ω
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 71109
Trong bệnh viện các bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào ?
- A.Dùng nam châm
- B.Dùng kìm
- C.Dùng nhiệt kế
- D.Dùng kéo
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 71111
Dụng cụ điện khi hoạt động toàn bộ điện năng biến đổi thành quang năng là :
- A.Bóng đèn
- B.Ấm điện
- C.Quạt điện
- D.Máy bơm nước
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 71113
Việc làm nào sau đây là an toàn khi sử dụng điện?
- A.Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
- B.Rút phích cắm đèn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.
- C.Làm thí nghiệm với nguồn điện lớn hơn 40V.
- D.Mắc cầu chì bất kì loại nào cho mỗi dụng cụ điện.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 71115
Một bóng đèn có ghi 220V – 1000W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng trong 1 giờ là :
- A.100kWh
- B.220kWh
- C.1kWh
- D.0,1kWh
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 71117
Một dây dẫn có chiều dài 20m và điện trở 40 Ω . Điện trở dây dẫn khi cắt đi 10m là :
- A.20 Ω
- B.10 Ω
- C.80 Ω
- D.30 Ω
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 71119
Hệ thức của định luật Ôm là
- A.I = U.R
- B.I = U/R
- C.R =U.I
- D.U = I.R
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 71121
Mắc hai điện trở 10Ω và 20Ω nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện trong mạch là.
- A.0,4A
- B.0,3A
- C.0,6A
- D.12A
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 71123
Công thức nào là công thức tính công suất điện của một đoạn mạch.
- A.P = U.R.t
- B.P = U.I
- C.P = U.I.t
- D.P = I.R
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 71125
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở giảm thì cường độ dòng điện qua điện trở đó thay đổi như thế nào? Hãy chọn đáp án trả lời đúng :
- A.Cường độ dòng điện qua điện trở không đổi.
- B.Cường độ dòng điện qua điện trở tăng.
- C.Cường độ dòng điện qua điện trở giảm.
- D.Cường độ dòng điện qua điện trở lúc tăng, lúc giảm.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 71127
Trên một bóng đèn có ghi 220V – 75W. Thông tin nào sau đây là sai?
- A.Điện thế định mức của bóng đèn là 220V.
- B.Công suất định mức của bóng đèn là 75W.
- C.Khi bóng đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cứ trong mỗi giây, dòng điện sản ra một công bằng 75 J.
- D.Khi bóng đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cứ trong mỗi giây, dòng điện sản ra một công bằng 10J
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 71129
Quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
- A.Xác định chiều của lực điện từ do từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đó.
- B.Xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây.
- C.Xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm.
- D.Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 71132
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
- A.J/s
- B.W
- C.kWh
- D.kW
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 71134
Hệ thức thể hiện mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất µ của vật liệu làm dây dẫn
- A.R = ρl/S
- B.R= lS/ρ
- C.R = Sρ/l
- D.R = Slρ
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 71136
Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
- A.Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện.
- B.Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
- C.Biến trở được mắc song song với mạch điện.
- D.Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 71139
Công thức nào sau đây thể hiện hai điện trở mắc song song với nhau?
- A.RAB =R1R2/ (R1+R2)
- B.RAB = R1+ R2
- C.UAB= U1+ U2
- D.I = I1 = I2
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 71141
Định luật Jun-Len- xơ Cho biết điện năng biến đổi thành :
- A.Cơ năng
- B.Năng lượng ánh sáng
- C.Hóa năng
- D.Nhiệt năng
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 71144
Đơn vị của công suất là
- A.Oát (W)
- B.Jun (J)
- C.Ampe (A)
- D.Vôn (V)