Đề thi HK1 môn Vật Lý 9 năm 2020 trường THCS Phù Đổng

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 70969

    Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ là 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4mA thì hiệu điện thế là?

    • A.3V
    • B.8V
    • C.5V
    • D.4V
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 70971

    Trên hình 2 là một đồ thị, hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn đúng mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn và hiệu điện thế (U) đặt vào hai đầu dây dẫn đó?

    • A.Hình A
    • B.Hình B
    • C.Hình C
    • D.Hình D
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 70973

    Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

    Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở:

    • A.hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn          
    • B.các nguyên tử cấu tạo nên vật gọi là điện trở của vật dẫn
    • C.dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn
    • D.electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 70974

    Cho 3 điện trở R1 = 3Ω;  R2 = R3 = 6Ω mắc như sau: (R1 nối tiếp R2) // R3. Điện trở tương đương của ba điện trở này là

    • A.7,2Ω
    • B.15Ω
    • C.3,6Ω 
    • D.6Ω
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 70975

    Cho điện trở R1 = 30Ω; R2 = 20Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình vẽ. Điện trở tương đương RAB của đoạn mạch là ?

    • A.RAB = 10 Ω 
    • B.RAB = 12 Ω
    • C.RAB = 50 Ω
    • D.RAB = 600 Ω
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 70976

    Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào hiệu điện thế U = 6(V) thì cường độ dòng điện mạch chính là 2 (A). Biết R2 =2 R1. Giá trị R1 , R2 là:

    • A.R1 = 3Ω;  R2 = 6Ω
    • B.R1 = 3,2Ω;  R2 = 6,4Ω
    • C.R1 = 3,5Ω;  R2 = 7Ω
    • D.R1 = 4,5Ω;  R2 = 9Ω
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 70977

    Hai điện trở R1 = 20 (Ω) chịu được dòng điện 0,5A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện 0,4A. Hỏi có thể mắc song song hai điện trở trên vào hiệu điện thế nào để chúng không bị hỏng?

    • A.16V
    • B.14V
    • C.12V 
    • D.10V
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 70978

    Cần làm một biến trở 20Ω bằng một dây constantan có tiết diện 1mm2 và điện trở suất 0,5.10-6Ω. Chiều dài của dây constantan là

    • A.10m
    • B. 20m
    • C.40m
    • D.60m
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 70979

    Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220V – 40W và bóng 2 loại 220V – 60W. Tổng công suất điện của hai bóng đèn bằng 100W trong trường hợp nào dưới đây?

    • A.mắc nối tiếp hai bóng đèn vào nguồn điện 220V
    • B.mắc song song hai bóng đèn vào nguồn điện 220V
    • C.mắc nối tiếp hai bóng đèn vào nguồn điện 110V
    • D.mắc song song  hai bóng đèn vào nguồn điện 110V
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 70980

    Nếu đồng thời giảm điện trở của đoạn mạch, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua mạch đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ giảm đi là

    • A.2 lần 
    • B.6 lần
    • C.8 lần 
    • D.16 lần
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 70981

    Mắc một bóng đèn có ghi 220V – 100W, vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của dòng điện trong 1 tháng ( 30 ngày) là

    • A.12kWh 
    • B.400kWh
    • C.1440kWh 
    • D.43200kWh
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 70982

    Hãy cho biết việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích nào sau đây?

    • A.tiết kiệm tiền và giảm chi phí chi tiêu trong gia đình
    • B.các dụng cụ và thiết bị sử dụng được lâu bền hơn
    • C.giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện quá tải, đặc biệt trong các giờ cao điểm
    • D.các câu trả lời A, B, C đều đúng
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 70983

    Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm nào dưới đây?

    • A.phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện
    • B.phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ
    • C.phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ
    • D.không phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 70984

    Dụng cụ nào dưới đây được ứng dụng từ những tính chất của nam châm

    • A.chuông xe đạp
    • B.chuông chùa
    • C.chuông gọi cửa
    • D.chuông gió
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 70985

    Làm thế nào để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu?

    • A.dùng búa đập mạnh vào thanh thép
    • B.hơ thanh thép trên ngọn lửa
    • C.đặt thanh vào trong lòng ống dây, rồi cho dòng điện một chiều chạy qua.
    • D.Cả ba ý trên
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 70986

    Theo nguyên tắc bàn tay trái, khi ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều

    • A.dòng điện chạy qua dây dẫn
    • B.từ cực bắc đến cực nam của nam châm
    • C.từ cực nam đến cực bắc của nam châm
    • D.của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 70987

    Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một nam châm ở gần nó đổi hướng (Từ hướng ban đầu sang một hướng ổn định) trong trường hợp nào dưới đây?

    • A.đặt cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn
    • B.nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm
    • C.cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây
    • D.đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 70988

    Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín ?

    • A.khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm
    • B.khi thanh nam câm chuyển động ra xa cuộn dây
    • C.khi thanh nam châm chuyển động ra xa cuộn dây
    • D.cả A,B,C đều đúng
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 70989

    Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?

    • A.Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.
    • B.Để đo hiệu điện thế  hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.
    • C.Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.
    • D.Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 70990

    Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp?

    • A.\(R = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
    • B.\(R = {R_1} + {R_2}\)
    • C.\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
    • D.\(R = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 70991

    Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ 2 có chiều dài 30m. Điện trở  của dây thứ 2 là bao nhiêu?

    • A.4 Ω 
    • B.6 Ω 
    • C.8 Ω
    • D.10 Ω
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 70992

    Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3 . Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?

    • A. R3 > R2 > R1
    • B.R1 > R3 > R2  
    • C.R2 > R1 > R3
    • D.R1 > R2 > R3
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 70993

    Câu phát biểu nào sau đây là đúng nhất ? Công suất điện để chỉ

    • A.điện năng tiêu thụ nhiều hay ít 
    • B.cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu 
    • C.hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé    
    • D.mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 70994

    Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện .Để hai bóng đèn cùng sáng bình thường ta chọn hai bóng đèn như thế nào ?

    • A.Có cùng hiệu điện thế định mức
    • B.Có cùng công suất định mức     
    • C.Có cùng cường độ dòng điện định mức
    • D.Có cùng điện trở
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 70995

    Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R=48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là

    • A. 898011J
    • B.898110J
    • C.898101J 
    • D.890801J
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 70996

    Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất

    • A.P = A.t
    • B.P = A+ t
    • C.A = P.t
    • D.t = P.A
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 70997

    Đơn vị công của dòng điện là:

    • A.ampe (A) 
    • B.jun (J)
    • C.vôn (V) 
    • D.oát (W)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 70998

    Trong số các vật liệu: đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?

    • A.đồng
    • B.nhôm
    • C.sắt 
    • D.nicrom
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 70999

    Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:

    • A.U = 10V
    • B.U = 12,5V
    • C.U = 15V
    • D.U = 20V
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 71000

    Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R là:

    • A.P = R.I 
    • B.P = I2. R
    • C.P = I.R2 
    • D.P = I2. R2

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?