Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 71181
Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành
- A.cơ năng.
- B.hóa năng.
- C.nhiệt năng.
- D.năng lượng ánh sáng.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 71182
Kim loại giữa được từ tính lâu dài sau khi đã bị nhiễm từ là
- A.sắt.
- B.thép.
- C.sắt non.
- D.đồng.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 71183
Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là
- A.chiều quay của nam châm
- B.chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
- C.chiều của đường sức từ
- D.chiều của dòng điện trong dây dẫn
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 71184
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nam châm?
- A.Nam châm luôn có hai từ cực Bắc và Nam
- B.Nam châm có tính hút được sắt, niken.
- C.Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.
- D.Khi một nam châm bị gãy đôi, ta được hai nam châm mới.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 71185
Khi sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều
- A.xuyên vào lòng bàn tay.
- B.từ cổ tay đến ngón tay.
- C.của ngón tay cái.
- D.của 4 ngón tay.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 71186
Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng
- A.Bắc – Nam.
- B.Đông – Nam.
- C.Tây – Bắc.
- D.Tây – Nam.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 71187
Đường sức từ của các thanh nam châm thẳng là
- A.các đường cong kín giữa hai đầu của các từ cực.
- B.các đường thẳng nối giữa các từ cực của các nam châm khác nhau.
- C.các đường tròn bao quanh đi qua hai đầu cảu từ cực.
- D.các đường tròn bao quanh các từ cực của nam châm.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 71188
Khi nào hai nam châm hút nhau?
- A.Khi hai cực Bắc để gần nhau.
- B.Khi hai cực Nam để gần nhau.
- C.Khi để hai cực khác tên gần nhau.
- D.Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 71189
Biến trở là một dụng cụ dùng để
- A.Thay đổi vật liệu trong vật dẫn.
- B.Điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
- C.Thay đổi khối lượng riêng của dây dẫn.
- D.Điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 71190
Công thức của định luật Jun – Len xơ là:
- A.Q=UI2t
- B.Q=U2It
- C.Q=I2Rt
- D.Q=R2It
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 71191
Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
- A.Vật liệu làm dây dẫn.
- B.Khối lượng của dây dẫn.
- C.Chiều dài của dây dẫn.
- D.Tiết diện của dây dẫn.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 71192
Công thức nào sau đây không áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?
- A.\(R = {R_1} + {R_2}\)
- B.\(I = {I_1} + {I_2}\)
- C.\(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)
- D.\(U = {U_1} = {U_2}\)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 71193
Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?
- A.Ngắt ngay nguồn điện.
- B.Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người.
- C.Gọi người sơ cứu.
- D.Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 71194
Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm khác nhau lại gần nhau thì chúng:
- A.Hút nhau.
- B.Đẩy nhau.
- C.Không hút nhau cũng không đẩy nhau.
- D.Lúc hút, lúc đẩy nhau.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 71195
Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ:
- A.Dưới lên trên.
- B.Trên xuống dưới.
- C.Phải sang trái.
- D.Trái sang phải.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 71196
Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?
- A.La bàn
- B.Loa điện
- C.Rơle điện tử
- D.Đinamô xe đạp.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 71197
Cách sử dụng nào sau đây tiết kiệm điện năng?
- A.Sử dụng các thiết bị đun nấu bằng điện.
- B.Sử dụng đèn bàn học có công suất 100W.
- C.Sử dụng các thiết bị điện để chiếu sáng suốt ngày đêm.
- D.Sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 71198
Công thức nào dưới đây là đúng đối với đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song?
- A.\(I = {I_1} + {I_2}\)
- B.\(I = {I_1} = {I_2}\)
- C.\(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
- D.\(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}}\)
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 71199
Từ trường không tồn tại ở đâu?
- A.Xung quanh Trái Đất.
- B.Xung quanh một nam châm.
- C.Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua.
- D.Xung quanh điện tích đứng yên.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 71200
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về biến trở?
- A.Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.
- B.Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
- C.Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch.
- D.Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 71201
Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện ?
- A.Vôn kế
- B.Ampe kế
- C.Ôm kế
- D.Oát kế
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 71202
Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 60 Ω mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là :
- A.120 Ω
- B.40 Ω
- C.30 Ω
- D.80 Ω
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 71203
Dụng cụ điện khi hoạt động toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng là :
- A.Bóng đèn
- B.Ấm điện
- C.Quạt điện
- D.Máy bơm nước
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 71204
Một bóng đèn có ghi 220V – 1000W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng trong 1 giờ là :
- A.100kWh
- B.220kWh
- C.1kWh
- D.0,1kWh
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 71205
Trong bệnh viện các bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào ?
- A.Dùng kéo
- B.Dùng kìm
- C.Dùng nhiệt kế
- D.Dùng nam châm
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 71206
Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây ?
- A.Sự nhiễm từ của sắt, thép.
- B.Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
- C.Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép.
- D.Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 71207
Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 12Ω , R2 = 6 Ω mắc song song nhau giữa hai điểm có hiệu điện thế U=12V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
- A.4Ω
- B.5Ω
- C.6Ω
- D.7Ω
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 71208
Công thức đúng của định luật Ôm là
- A.U = I / R
- B.I = U / R
- C.U = R / I
- D.I = U . R
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 71209
Đơn vị tính của điện áp là
- A.Ampe ( A)
- B.Oát ( W)
- C.Vôn (V)
- D.Mét (m)
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 71210
Đơn vị đo của cường độ dòng điện là
- A.Ampe (A)
- B.Vôn (V)
- C.Oát (W)
- D.Kilogam (kg)