Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 71031
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω; R2 = 12Ω mắc song song là
- A.36Ω
- B.15Ω
- C.4Ω
- D.2,4Ω
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 71032
Trên một bóng đèn có nghi 6V-3W, cường độ dòng điện qua bóng khi nó sáng bình thường là bao nhiêu?
- A.0,5A
- B.2A
- C.18A
- D.12A
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 71033
Cho mạch điện như hình vẽ biết A chỉ 1A, V chỉ 12V, R2 = R3 = 2R1. Giá trị các điện trở mạch là:
- A.R1 = 5 Ω; R2 = R3 = 10 Ω
- B.R1 = 4 Ω; R2 = R3 = 8 Ω
- C.R1 = 3 Ω; R2 = R3 = 6 Ω
- D.R1 = 2 Ω; R2 = R3 = 4 Ω
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 71034
Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi
- A.biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện
- B.biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện
- C.biến trở được mắc song song với mạch điện
- D.biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 71035
Điện trở của bếp điện làm bằng nikelin R = 48,5 Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. công suất tiêu thụ của bếp điện gần đúng nhất là:
- A.99,79 W
- B.9,979 W
- C.997,9 W
- D.0,9979 W
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 71036
Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng 720KJ. Công suất của bàn là là bao nhiêu?
- A.P = 800W
- B.P = 800kW
- C.P = 800J
- D.P = 800N
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 71037
Có 4 điện trở R1 = 15Ω ; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc 4 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U=90V. Cường độ dòng điện trong mạch là
- A.I = 2A
- B.I = 1,5A
- C.I = 1A
- D.I = 4,5A
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 71038
Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm với cơ thể người
- A.6V
- B.12V
- C.39V
- D.220V
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 71039
Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào mạch điện, biết R2= R1/3 thì dòng điện qua R1 là I1 = 0,2A. cường độ dòng điện chạy qua mạch là
- A.I = 0,4A
- B.I = 0,6A
- C.I = 0,5A
- D.I = 0,8A
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 71040
Một dòng điện gồm 2 điện trở R1 = 2Ω mắc song song R2 thì cường độ dòng mạch chính là 1,5A và dòng qua R2 là 0,5A. Giá trị điện trở R2 là
- A.R2 = 2Ω
- B.R2 = 3,5Ω
- C.R2 = 2,5Ω
- D.R2 = 4Ω
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 71041
Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài l, đường kính d và có điện trở suất p là gì?
- A.\(R = \frac{{4pl}}{{\pi {d^{^2}}}}\)
- B.\(R = \frac{{4{d^2}l}}{p}\)
- C.\(R = \frac{{4pd}}{{\pi l}}\)
- D.\(R = 4\pi p{d^2}\)
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 71042
Hai dây dẫn nhôm có cùng chiều dài tiết diện , một dây dài l1 có điện trở là 2Ω và có chiều dài là 10m, dây thứ 2 có điện trở R2=17Ω. Chiều dài của dây thứ 2 là
- A.34m
- B.170m
- C.85m
- D.11,76m
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 71043
Cho điện trở R1 = 80Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và R2=60Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 0,4A . Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là
- A.U = 24V
- B.U = 18V
- C.U = 54V
- D.U = 56V
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 71044
Cho mạch điện gồm R1 nối tiếp R2. U=9V, R1=1,5Ω và hiệu điện thế hai đầu điện trở là 6V. Cường độ dòng điện trong mạch là?
- A.10A
- B.6A
- C.4A
- D.2A
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 71045
Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 40Ω chịu được dòng điện có cường độ dòng điện lớn nhất là 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là:
- A.1000V
- B.100V
- C.10V
- D.6,25V
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 71046
Cho vòng dây dẫn kín đặt gần cực của thanh nam châm. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây dẫn trong những trường hợp nào dưới đây ?
Dòng điện có … vì có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.
- A.Vòng dây đứng yên, nam châm dịch qua phải
- B.Vòng dây dịch qua trái, nam châm đứng yên
- C.Vòng dây và nam châm đặt gần nhau và đứng yên
- D.Vòng dây dịch qua phải, nam châm dịch qua trái
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 71047
Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng là?
- A.ngắt dòng điện cho động cơ ngừng làm việc
- B.đóng mạch điện cho động cơ làm việc
- C.ngắt mạch điện cho nam châm điện
- D.đóng mạch điện cho nam châm điện
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 71048
Quy tắc bàn tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của
- A.Nam châm thẳng
- B.Ống dây có dòng điện chạy qua
- C.Một dây dẫn có hình dạng bất kì có dòng điện chạy qua
- D.Dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 71049
Trường hợp nào sau đây là biểu hiện có từ trường ?
- A.Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua
- B.Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất
- C.Cuộn dây có điện quấn quanh lõi sắt, hút được những vật nhỏ bằng sắt
- D.Dòng điện có thể gây co giật hoặc làm chết người
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 71050
Một nam châm điện gồm cuộn dây
- A.không có lõi
- B.có lõi là một thanh sắt
- C.có lõi là một thanh sắt non
- D.có lõi là một thanh nam châm
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 71051
Việc làm nào sau dưới đây là an toàn khi sử dụng điện ?
- A.Mắc nối tiếp cầu trì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
- B.Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
- C.Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.
- D.Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ điện khi thay bóng đèn.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 71052
Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút, hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220V. Cường độ dòng điện qua bếp gần đúng với giá trị nào trong các giá trị sau ?
- A.I = 1,5A
- B.I = 2A
- C.I = 2,5A
- D.I = 1A
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 71053
Một dòng điện có cường độ I = 0,002A chạy qua điện trở R = 3000Ω trong thời gian 600 giây. Nhiệt lượng tỏa ra (Q) là:
- A.7,2J
- B.60J
- C.120J
- D.3600J
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 71054
Cho ba bóng đèn cùng mắc nối tiếp vào nguồn điện.Nhận xét nào sau đây về độ sáng của các đèn là đúng?
- A.Đèn 1 sáng nhất, sau đó đến đèn 3, đèn 3 tối nhất
- B.Các đèn sáng như nhau
- C.Đèn 3 sáng nhất, sau đó đến đèn 3, đèn 1 tối nhất
- D.Đèn 1 và 3 sáng như nhau. Đèn 2 tối hơn.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 71055
Cho ba điện trở R1 = 4Ω, R2 = 8Ω , R3 =16Ω được mắc song song. Điện trở tương đương của mạch là
- A.16/17Ω
- B.16/7Ω
- C.7/16Ω
- D.18/15Ω
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 71056
Ba điện trở R1 = 30Ω, R2 và R3 = 4Ω mắc nối tiếp với nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế hai đầu R3 và hai đầu mạch là:
- A.U3 = 6V và U = 16V
- B.U3 = 4V và U =14V
- C.U3 = 5V và U = 12V
- D.U3 = 8V và U = 18V
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 71057
Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Biến trở là … có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch?
- A.điện kế
- B.biến thế
- C.điện trở
- D.ampe kế
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 71058
Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?
- A.công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.
- B.dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.
- C.thời gian sử dụng điện trong gia đình.
- D.điện năng mà gia đình đã sử dụng.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 71059
Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. khi đó độ sáng của đèn như thế nào?
- A.đèn sáng bình thường
- B.đèn sáng mạnh hơn bình thường
- C.đèn sáng yếu hơn bình thường
- D.đèn sáng lúc mạnh lúc yếu
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 71060
Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R là:
- A.P = R.I
- B. P = I2. R
- C.P = I.R2
- D.P = I2. R2